Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

Khoảng tối của nền giáo dục tinh hoa Mỹ

 

KHOẢNG TỐI CỦA NỀN GIÁO DỤC TINH HOA MỸ

Chẳng phải lố bịch khi ta khẳng định rằng những trường đại học như Harvard là những pháo đài kiên cố của đặc quyền,

Sự thật là, nhóm người yếu thế và khó khăn nhất trong xã hội chúng ta là tầng lớp lao động và những nông dân da trắng – những đối tượng gần như chẳng bao giờ xuất hiện ở một trường đại học danh giá của chúng ta.

Hệ thống đang ngày càng làm gia tăng sự bất công, khoảng cách giàu nghèo, làm ì ạch sự dịch chuyển của xã hội, bảo vệ duy trì những đặc quyền, và tạo ra một tầng lớp tinh hoa tách biệt hoàn toàn khỏi cái xã hội mà lẽ ra họ phải lãnh đạo.

Những con số là không thể chối cãi.

Năm 1985, 46% sinh viên năm nhất tại top 250 trường đại học danh giá đến từ một phần tư số dân có thu nhập cao nhất.

Đến năm 2000, con số này là 55%. Vào năm 2006, chỉ có khoảng 15% số sinh viên của những ngôi trường cạnh tranh nhất đến từ nửa nghèo nhất của dân số.

Trường càng danh giá, xu hướng bất bình đẳng giữa các sinh viên được chọn càng cao. Các đại học công lập cũng chẳng khá hơn gì các trường đại học tư là mấy. Như năm 2004, 40% số học sinh được nhận từ các trường công danh giá nhất đến từ những gia đình có thu nhập từ 100,000$ trở lên.

Khi tôi nói về nền giáo dục tinh hoa, tôi đang nói đến những trường đại học danh giá như Harvard, Stanford, Williams hay các trường có tỉ lệ chọi gay gắt khác, nhưng tôi cũng đang nói đến tất cả những thứ đang góp phần tạo nên nó – các trường trung học tư và công. Thị trường không ngừng lớn của các gia sư và dịch vụ tư vấn giáo dục, các khoá học chuẩn bị cho kỳ thi chuẩn hoá; thậm chí là ngay chính bản thân hệ thống tuyển sinh – thứ dậm chân hăm doạ như một con rồng dữ tợn trước ngưỡng cửa trưởng thành.

Những trường đại học cao học và cơ hội việc làm tại các công ty tên tuổi sau khi tốt nghiệp; cha mẹ và cộng đồng, chủ yếu là ở tầng lớp thượng-trung lưu – những người đã và đang tìm mọi cách để đẩy con mình vào toàn bộ hệ thống giáo dục tinh hoa của chúng ta.

Sinh viên được các học viện coi như là “khách hàng” và thường được thoả mãn nhiều hơn là thách thức. Các giáo sư thường được trả thưởng nhờ các công trình nghiên cứu, vậy nên họ luôn cố gắng dành càng ít thời gian trên lớp càng tốt để tập trung cho đề tài nghiên cứu của mình.

Chính sách đãi ngộ giáo viên kiểu này đang chống lại chính công việc giảng dạy, và các trường đại học càng danh giá, khuynh hướng này càng mạnh. Kết quả là những bài làm hiện nay dù chất lượng kém hơn nhưng lại được điểm cao hơn.

Chúng ta đã nhận ra rằng nền giáo dục chất lượng và miễn phí từ tiểu học đến phổ thông là một quyền con người. Chúng ta cũng nên nhận ra – như cách mà chúng ta đã từng và rất nhiều quốc gia khác đang – rằng điều đó cũng đúng với giáo dục đại học.

Chúng ta đã từng có chế độ quý tộc. Chúng ta đã từng có chế độ nhân tài. Giờ là lúc cần có được một nền dân chủ.

Trích từ bài viết của William Deresiewicz

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét