TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA JEAN PIAGET
Jean Piaget (1896 –1980) là một nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em. Lý thuyết về phát triển nhận thức và góc nhìn nhận thức luận của Piaget được gọi chung là “Nhận thức luận di truyền” (genetic epistemology).
Piaget luôn đặt tầm quan trọng lớn đối với giáo dục cho trẻ em. Khi là Giám đốc của Văn phòng Giáo dục Quốc tế, ông từng tuyên bố rằng “chỉ có giáo dục mới có khả năng cứu những xã hội của chúng ta khỏi khả năng sụp đổ, cho dù đó là sự sụp đổ do bạo lực hay sự sụp đổ dần dần”.
Piaget sáng lập Trung tâm Quốc tế cho Nhận thức luận di truyền Geneva năm 1955 và giữ chức giám đốc cho tới năm 1980. Theo Ernst von Glasersfeld, Jean Piaget là “nhà tiên phong vĩ đại cho lý thuyết học tập của chủ nghĩa kiến tạo”.
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KIẾN TẠO JEAN PIAGET
Phương pháp giáo dục là một phương pháp dạy học tích cực, coi trọng vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập.
Học sinh sẽ là những người tự xây dựng hiểu biết cho bản thân, tự kết nối và hoàn thiện những thông tin mà mình tiếp nhận được trong quá trình học tập, từ đó tạo nên những kiến thức mới.
Với phương pháp học tập này, việc học không chỉ là quá trình chuyển thông tin từ giáo viên tới học sinh, giáo viên sẽ đóng vai trò dẫn dắt, truyền cảm hứng, cung cấp cho học
sinh những công cụ và hiểu biết để tự xây dựng hiểu biết cho mình.
“Mục đích của những người làm giáo dục học đường là tạo ra những con người có khả năng làm nên những điều mới mẻ chứ không chỉ lặp lại những gì mà thế hệ khác đã làm.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét