Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

Các cựu binh Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam đã bị “Sốc đạn pháo”

 
  ẢNH HƯỞNG CỦA RỐI LOẠN CĂNG THẲNG SAU SANG CHẤN LÊN CỰU BINH MỸ SAU CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Kiến thức của chúng ta về Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) đã có bước phát triển đột phá trong một vài thập kỷ gần đây. Từng được biết đến với cái tên ban đầu là “Sốc đạn pháo”, tác động toàn diện của bệnh lý này đã trở nên rõ ràng hơn rất nhiều qua nhiều thập kỷ sau khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc.

 

Chúng ta đã biết được gì về PTSD và chiến tranh Việt Nam cũng như tác động lâu dài nó để lại? Những cựu binh Mỹ, những người tiếp tục đối mặt với rối loạn này nhiều năm về sau, có thể làm gì, và liệu điều gì khác biệt xảy ra? Nếu một mình PTSD là không đủ thì chúng ta đều biết bệnh lý này có liên hệ cực kỳ mật thiết đến những bệnh lý khác như bệnh tim, thậm chí là cơn đau, những căn bệnh mà nhiều cựu binh Mỹ sau chiến tranh Việt Nam đang trải qua khi họ dần tiến vào những “năm tháng vàng” trong cuộc đời họ bây giờ.

 

Dựa theo biên bản ủy nhiệm từ quốc hội năm 1983, một Nghiên Cứu Quốc Gia về Việc Tái Thích Nghi của Các Cựu Binh Tham Chiến tại Việt Nam (NVVRS) được thực hiện bởi chính phủ Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu rõ hơn sự hình thành và phát triển của PTSD từ chiến tranh Việt Nam, và những vấn đề liên quan khác. Nhiều năm qua, ngày càng có nhiều nghiên cứu đi sâu tìm hiểu tác động của bệnh lý này theo thời gian và đưa đến nhiều phát hiện quan trọng.

 

Sự xuất hiện của PTSD ở những người cựu binh tham gia chiến tranh Việt Nam.

 

Phát hiện từ nghiên cứu do Quốc hội ủy nhiệm năm 1983 dấy lên một hồi chuông báo động. Vào thời điểm nghiên cứu diễn ra (từ giữa đến cuối những năm 1980), trong số những người cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam, có khoảng 15% nam giới và 9% phụ nữ phát hiện đang mắc PTSD. Có khoảng 30% nam giới và 27% nữ giới có mắc PTSD vào một thời điểm nào đó trong đời sau khi trở về từ Việt Nam.

Những phát hiện này, mãi đến khoảng 1 thập kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, mới cho thấy một sự thật rằng, với nhiều cựu binh, PTSD đã trở thành một căn bệnh mãn tính (tức dai dẳng, kéo dài).

 

Để tìm hiểu những tác động lâu dài của căn bệnh mãn tính này, các nhà nghiên cứu tại Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Harvard, Đại học Colombia, Liên đoàn Cựu Chiến Binh Mỹ và  Bệnh viện miền nam Đại học bang New York đã khảo sát 1,377 cựu binh Mỹ, những người đã từng phục vụ tại khu vực Đông Nam Á trong Chiến tranh Việt Nam 14 năm sau cuộc phỏng vấn lịch sử của NĐRS vào năm 1984.

 

Nghiên cứu phát hiện ra rằng gần 3 thập kỷ trôi qua sau Chiến Tranh Việt Nam, nhiều cựu binh vẫn tiếp tục gặp vấn đề với PTSD. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, có khoảng 12% người mắc PTSD. 14 năm sau, tỷ lệ mắc PTSD đã giảm xuống một chút còn khoảng 11%. Những người trước đây đã từng trải qua những trận đánh có tính khốc liệt cao hầu hết đều mắc PTSD trong cả 2 lần phỏng vấn.

 

Cựu binh nào vẫn đang mắc PTSD 14 năm sau cuộc phỏng vấn đầu tiên ghi nhận mình đang gặp phải nhiều vấn đề tâm lý xã hội hơn. Họ cho biết mức độ hài lòng kém với đời sống hôn nhân, đời sống tình dục, và cuộc sống nói chung. Họ cũng chỉ ra nhiều khó khăn khi làm cha mẹ, tỷ lệ ly hôn cao hơn, mức độ hạnh phúc thấp hơn và nhiều phàn nàn hơn về sức khỏe thể chất, như mệt mỏi, đau nhức và cảm lạnh. Cựu binh nào mắc PTSD lâu năm cũng thường hút thuốc lá.

 

Ảnh hưởng lâu dài.

Nghiên cứu tiếp tục phát hiện ra PTSD ở cựu binh Mỹ sau chiến tranh Việt Nam vẫn còn đáng lo ngại. Năm 2012, một nghiên cứu trên các cặp song sinh phát hiện ra rằng 10% người lính “lăn xả ngoài chiến trường” và 4.45% người lính “hậu đài” tiếp tục gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng của PTSD. Trong nhiều trường hợp, PTSD được liệt vào nhóm “khởi phát trễ”. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra những con số tương tự với 22% cho người trực tiếp ra trận và 15.7% người không trực tiếp ra trận tại chiến tranh Việt Nam.

 

Rõ ràng là PTSD tiếp tục ảnh hưởng lên đời sống hiện tại của nhiều cựu binh Mỹ trở về từ chiến tranh Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đã đào sâu hơn vào tác động âm ỉ của PTSD và vai trò của nó trong nhiều bệnh lý sức khỏe khác đang tác động lên các cựu chiến binh Mỹ.

 

 Cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam tuần hành kêu gọi ủng hộ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin của cả Mỹ và Việt Nam (Ảnh: Couragetoresist)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét