Tình yêu là một trong những xúc cảm chính ở con người (có người còn cho rằng nó là cảm xúc quan trọng nhất). Tuy nhiên, tình yêu chỉ mới trở thành một chủ đề khoa học trong những năm gần đây.
Theo Sigmund Freud (1910), nghiên cứu về tình yêu trong quá khứ thường bị phó thác cho “… những nhà văn tài ba, họ mô tả cho chúng ta “những điều kiện cần cho tình yêu… Hậu quả, một hiện trạng không thể tránh khỏi là khoa học cũng tìm đến chủ đề này với những tài liệu tương tự, ở đó những hình thức điều trị do các nghệ sĩ vẽ nên đã khiến cho nhân loại hứng khởi trong hàng ngàn năm qua.”
Mặc dù nghiên cứu về chủ đề này đã lớn mạnh hơn rất nhiều trong 20 năm trở lại đây nhưng những khám phá đầu tiên về bản chất và căn nguyên của tình yêu vẫn thu hút rất nhiều các ý kiến trái chiều đáng lưu ý. Trong suốt những năm 1970, thượng nghị sĩ William Proxmire không tiếc lời sỉ vả những nhà khoa học nghiên cứu về tình yêu, ông chế nhạo họ, cho rằng những công trình nghiên cứu này chỉ tốn tiền thuế của dân mà thôi. (Hatfield 2001).
Kể từ thời điểm đó, nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của tình yêu thương trong sự phát triển của trẻ và sức khỏe của người trưởng thành. Nhưng chính xác thì tình yêu là gì? Làm thế nào mà các nhà tâm lý có thể định nghĩa được loại cảm xúc quan trọng này?
Thang đo của Rubin về Yêu và Thích.
Áp dụng phương pháp đo lường tâm lý lên tình yêu, nhà tâm lý học xã hội Zick Rubin đã phát minh ra một thang đo dùng để đánh giá mức độ yêu và thích.
Theo Rubin, tình yêu lãng mạn được hình thành từ 3 yếu tố:
– Gắn bó: Nhu cầu được chăm sóc và ở bên người khác. Sự chấp thuận và tiếp xúc cơ thể cũng là thành tố quan trọng của sự gắn bó.
– Quan tâm: Trân trọng hạnh phúc và nhu cầu của người khác như của mình.
– Thân mật: Chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, và mong muốn của bản thân với người khác.
Dựa trên quan điểm này về tình yêu lãng mạn, Rubin đề ra thang đo Thích và Yêu
Thang đo Thích và Yêu của Rubin giúp hỗ trợ cho học thuyết về tình yêu của ông. Trong một nghiên cứu nhằm xác định xem liệu thang đo có thực sự phân biệt được Thích và Yêu,
Rubin đã hỏi một số tham dự viên điền vào bảng hỏi dựa trên cách họ cảm nhận về một người bạn tình và một người bạn tốt. Kết quả phát hiện ra rằng bạn tốt được chấm điểm cao hơn trong thang Thích, nhưng chỉ một số ít người khác mới có điểm cao cho thang yêu.
Tình yêu – Hiện tượng sinh lý hay văn hóa?
Những quan điểm sinh học về tình yêu xem cảm xúc này là một bản năng của con người. Mặc dù tình yêu thường được xem là một trong những cảm xúc cơ bản của con người như giận dữ hoặc vui vẻ, nhưng một số người lại cho rằng tình yêu là một hiện tượng mang tính văn hóa xuất hiện một phần do bởi áp lực và mong đợi xã hội.
Trong một bài báo trên tờ Time, nhà văn – nhà tâm lý học Lawrence Casler đã nói, “Tôi không tin rằng tình yêu là một phần trong bản năng con người, không hề. Kiểu gì cũng có áp lực giữa những con người với nhau.”
“Nếu tình yêu chỉ là một phát minh văn hóa đơn thuần thì ta có thể suy ra được nó sẽ không thể tồn tại trong một số nền văn hóa. Tuy nhiên các nghiên cứu về nhân chủng học cho rằng tình yêu là một cảm xúc phổ quát, có ở khắp thế giới. Hormone hay các yếu tố
sinh học là rất quan trọng, nhưng cách ta thể hiện và trải nghiệm cảm xúc này bị ảnh hưởng bởi những quan niệm của chính mỗi chúng ta về tình yêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét