CÓ KHÔN THÌ CÓ DẠI
Thiên hạ vẫn khen nhau khôn, chê nhau dại trong mọi hoạt động, hành vi ứng xử của con người.
Nói đến khôn – dại, tức là nói đến khả năng, hành vi của con người, có nghĩa là ở đâu có con người thì ở đó sẽ có khôn và dại. Cụ Trần Tế Xương từng có thơ: Thế sự đua nhau nói dại khôn/ Biết ai là dại biết ai khôn?
Nói đến khôn - dại thì nói không xiết chuyện, có những chuyện nổi đình nổi đám như một số quan to, chức lớn cũng chẳng tránh khỏi cái vòng dại – khôn, có ông phấn đấu cả đời để vênh mày, mở mặt với thiên hạ… ấy vậy mà chẳng hiểu ma xui, quỷ khiến thế nào mà dại thế, không những mất hết chức tước mà còn mắc lao lý vì đủ thứ tội lỗi.
Có người cho rằng “dân mình dại lắm”, đụng tí là đưa tiền hối lộ cho cán bộ quan chức, như thế là làm hư cán bộ, Vậy ai khôn ở đây nhỉ? không nhẽ cán bộ quan chức khôn?
Mấy câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về khôn dại:
“Ở đời có dại mới lên khôn
Chớ dại ngu si, chớ quá khôn
Khôn được ích mình, đừng để dại
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành, ấy dại khôn”
Thiên hạ thường nói khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.
Cuộc đời không đơn giản, cái biết chẳng phải chỉ có một mà có vô lượng, vô biên, nhưng nói chung, “biết người” để mà sống quả là đúng vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét