Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Tuổi Teen – Một hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh

 

Tuổi Teen – Một hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh

Trên tờ Wall Street Journal, Sue Shellenbarger đã tổng hợp một bản hướng dẫn đã được nghiên cứu để giúp các bậc phụ huynh vượt qua những năm tháng khó khăn khi nuôi dạy một đứa trẻ tuổi dậy thì. Hướng dẫn này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bố mẹ giữ mối dây liên hệ chặt chẽ với các con.

Sau đây là tóm tắt những ý chính của bản hướng dẫn đó:

Độ tuổi 11-12 Từ góc độ phát triển thì đây là giai đoạn mà các kỹ năng lập luận về không gian có xu hướng giảm sút, khiến đứa trẻ có vẻ đãng trí và thường quên mất chuyện mình phải làm. Thay vì cằn nhằn trẻ về những trách nhiệm bị bỏ quên, bố mẹ nên thân thiện và sẵn lòng hỗ trợ trẻ vì điều này đã được chứng minh là mang lại tác động tích cực có một không hai đối với sự phát triển não bộ của trẻ vị thành niên. Bố mẹ có thể giúp đỡ bằng cách dạy cho trẻ biết những kỹ năng sắp xếp cơ bản, và cung cấp cho trẻ những công cụ như ứng dụng quản lý công việc hoặc các mẹo vặt thực tế trong đời sống hằng ngày.

Độ tuổi 13-14 Đây là những năm mà bạn bè và ý kiến của bạn bè là rất quan trọng. Tuy nhiên, trẻ vẫn thiếu kỹ năng xã hội và điều này có thể gây ra nhiều rối rắm trong tình bạn. Đồng thời, việc đối phó với áp lực cũng đặc biệt khó khăn ở giai đoạn này và có thể gây ra những tổn hại đáng kể. Đây là lúc mà bố mẹ cần can thiệp và làm gương về những cách ứng phó với áp lực, vượt qua thử thách và giữ tư duy tích cực trong các cuộc tranh cãi, ngay cả khi đứa trẻ tuổi teen đóng sầm cửa vào mặt họ và hét lên “Hãy để con yên!” Đây cũng là lúc để dạy trẻ về cách kỹ năng bạn bè và khuyến khích trẻ chọn bạn có cùng sở thích chứ không phải trên cơ sở địa vị xã hội. Các nghiên cứu đã cho thấy nhiều thói quen tinh thần mà trẻ có được trong độ tuổi này có thể được duy trì suốt cả đời.

Độ tuổi 15-16 Đặc điểm của độ tuổi này là sự liều lĩnh ở giai đoạn đỉnh điểm, khi mà sự e sợ trước những môi trường nguy hiểm tạm thời bị đè nén. Theo các nhà khoa học, sự thay đổi sinh học này là kết quả của nhu cầu phát triển: muốn rời nhà và khám phá những nơi ở mới. Mối quan hệ gắn bó gần gũi giữa bố mẹ và đứa trẻ tuổi teen sẽ thật sự mang lại hiệu quả ở giai đoạn này, vì đứa trẻ gần gũi với bố mẹ hơn sẽ ít thể hiện hành vi liều lĩnh hơn. Tác động tích cực từ bạn bè cùng trang lứa cũng mang lại hiệu quả tương tự, mà điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy trẻ cách chọn bạn và giữ bạn.

Độ tuổi 17-18 Đây là độ tuổi mà nhiều đứa trẻ có xu hướng phát triển chỉ số IQ lên mức cao hơn. Trong lúc trẻ thành thạo hơn trong việc lưu ý đến cảm xúc của người khác và thể hiện tình yêu thương, kỹ năng xã hội của trẻ cũng tiếp tục phát triển, ít nhất là đến độ tuổi 20. Điều tương tự cũng diễn ra với kỹ năng giải quyết vấn đề và lên kế hoạch của trẻ.

Tác giả Teodora Zareva


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét