Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Mối hiểm họa từ chế độ ăn uống hiện đại


MỐI HIỂM HỌA TỪ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HIỆN ĐẠI

Hầu hết chúng ta đều ý thức được tầm quan trọng của việc ăn uống sao cho mạnh khỏe, nhưng ít ai hiểu rõ thế nào là một chế độ dinh dưỡng tốt.
Có nhiều ý kiến trái ngược về giá trị của một loại thực phẩm hoặc chế độ ăn uống: thứ nào tốt, thứ nào xấu. 

Bạn không thể hoàn toàn tin tưởng những người gọi là chuyên gia, bởi vì chính họ còn mâu thuẫn với nhau. Một số nói rằng chất béo no, cholestorol, và thịt đỏ thì xấu, trong khi những người khác lại nói là tốt; chính đường và ngũ cốc chế biến mới là xấu, v.v…Bạn tin ai bây giờ? Thưa, vẫn còn một câu trả lời.

Người ta có thể nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng và đưa ra những luận thuyết về các chế độ dinh dưỡng, nhưng kiểm chứng thực sẽ là chế độ nào hiệu nghiệm trên thực tế. Lý thuyết nghe hay, nhưng nếu nó không hiệu nghiệm lúc áp dụng, thì cũng chẳng ích gì. Một chế độ ăn uống tốt là một chế độ giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật, và duy trì sức khỏe cho tới tuổi già – hết cả cuộc đời.

Chế độ ăn uống hiện thời, mệnh danh là Phương Tây (Western diet) rất tiếc, lại thiếu sót điều này. Mặc dù nó giúp giảm cholesterol, giảm chất béo no, và vài thứ khác, nhưng những căn bệnh trầm kha lại gia tăng mỗi ngày một nhiều, và ngày càng có thêm nhiều căn bệnh mới. Những bệnh trước đây chỉ gặp ở tuổi già, nhưng lại xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn, như tiểu đường, viêm khớp. Chế độ ăn uống theo kiểu đó thực sự là một tai họa. Thế tìm đâu ra câu trả lời?

Chìa khóa để tìm ra chế độ dinh dưỡng lý tưởng là nhìn vào tỉ lệ dân số ít bị bệnh nặng kéo dài, kể cả sâu răng và bệnh về lợi. Một nhóm dân số nào đó không thể khỏe mạnh được nếu không có một chế độ tốt. Như vậy một dân số khỏe mạnh cần một chế độ dinh dưỡng tốt. Ngày nay khó có thể kiếm được những người như vậy. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, thức ăn hiện đại của phương tây lúc nào cũng có sẵn trên trên thị trường toàn cầu. Kết quả là các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và những căn bệnh nặng khác hoành hành khắp thế giới.

Tuy nhiên, vào đầu Thế kỷ 20, có những nhóm dân tộc không bị tiếp cận với những thức ăn hiện đại này và không bị ảnh hưởng bởi cái gọi là những căn bệnh của nền văn minh hiện đại. Nhờ có công việc tiên phong của bác sĩ Weston A. Price mà chúng ta có được những tài liệu về những xã hội khỏe mạnh và thực phẩm họ dùng. Bác sĩ đã có những nghiên cứu sâu rộng về những bệnh nhiễm trùng chính trong khoảng thập niên 1920. Những năm sau đó bác sĩ đã tìm ra mối tương quan giữa các căn bệnh trầm trọng kéo dài với chế độ ăn uống.

Trong quá trình hành nghề nha lâu năm của bác sĩ Price, ông đã có dịp quan sát số người ngày càng gia tăng bị mắc bệnh trầm trọng kinh niên, và những vấn đề về răng. Ông nhận thấy càng về sau trong cuộc đời nha sĩ của ông, càng có nhiều vấn đề về răng mà trước đây rất hiếm. Trong suốt phần đầu của thế kỷ 20, việc sản xuất và chế biến thực phẩm đã được cách mạng hóa để đáp ứng đòi hỏi của dân số thế giới ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Khi phương pháp chế biến thức ăn bắt đầu phát triển, và chế độ ăn uống bị thay đổi, một hiện tượng thú vị bắt đầu xuất hiện. Nó tinh tế tới mức ít ai để ý tới, và ngược lại những căn bệnh hiếm có hoặc chưa từng nghe nói tới bắt đầu gia tăng về số lượng. Bệnh động mạch vành (tim) chưa từng nghe đến trước thập niên 20 bùng nổ, và đến những năm 50, thì trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Điều thú vị là ở chỗ, ngày nay mỡ động vật và cholesterol bị cho là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, thế nhưng vào đầu thế kỷ trước đó, khi mà mỡ động vật là nguồn cung cấp chất béo chính yếu trong chế độ ăn uống, và sức tiêu thụ chất béo no và cholesterol cao hơn nhiều so với hiện tại, nhưng bệnh tim mạch lại hiếm.

Bác sĩ Price đã tự đặt ra câu hỏi: Phải chăng sự thay đổi về ăn uống có mối tương quan mật thiết tới sự suy giảm về sức khỏe. Và ông bắt đầu đi tìm câu trả lời. Cách ông làm là thực hiện việc so sánh sức khỏe của những người ăn thức ăn truyền thống với sức khỏe của những người ăn thức ăn chế biến hiện đại. Để tránh những tác nhân khác có ảnh hưởng tới sức khỏe, ông chọn các đối tượng tham gia cuộc nghiên cứu có cùng một cơ sở di truyền, sống cùng một khu vực địa lý. Điểm khác biệt duy nhất là chế độ ăn uống.

Ngày nay khó có thể tìm được một nhóm dân số chỉ dựa vào thức ăn truyền thống. Thức ăn hiện đại có thể tìm thấy hầu như ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng vào thập niên 30, vẫn còn tìm được những dân tộc sống chủ yếu dựa vào thức ăn cổ truyền và không bị ảnh hưởng của thức ăn hiện đại.

Bác sĩ Price đã trải qua một thập kỷ đi khắp thế giới, tìm và nghiên cứu những giống dân này. Ông đi tới những vùng thung lũng xa xôi trong dãy núi Alpes Thụy Sĩ, vùng ngoại vi và nội địa Hebrides ngoài khơi Tô-cách-lan, thăm viếng những ngôi làng người Eskimo ở Alaska, những thổ dân Mỹ tại miền trung và miền bắc Canada và Florida, người Melanesian và người Polynesian ở vô số đảo tại nam Thái Bình Dương, các bộ tộc miền đông và trung Phi, thổ dân Úc, các bộ tộc Malay ở trên các đảo miền bắc nước Úc, giống dân Maori ở Tân-tây-lan, và người da đỏ Nam Mỹ ở Pê-ru và Vùng lòng chảo Amazon.

Khi bác sĩ Price đến một khu vực nào đó, ông thường khám sức khỏe cho dân chúng, đặc biệt là răng, và ghi chú cẩn thận thức ăn họ dùng, phân tích tỉ mỉ chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn. Những mẫu thức ăn được gửi tới phòng thí nghiệm nơi thực hiện những phân tích chi tiết. Chẳng cần nhiều thời gian, ông cũng đã nhận ra sự tương phản về sức khỏe giữa những người ăn thức ăn truyền thống với những người ăn thức ăn hiện đại trong chế độ dinh dưỡng của mình.

Bất cứ nơi nào người ta dùng thức ăn truyền thống, ông ghi nhận rằng cả sức khỏe về răng và toàn thân đều tốt, trong khi những người dùng thức ăn hiện đại , sức khỏe đều bị suy giảm. Khi thiếu sự chăm sóc y tế hiện đại, thì sự suy giảm sức khỏe đó lại càng rõ nét. Những bệnh về răng, cũng như nhiễm trùng và những căn bệnh hiểm nghèo khác như viêm khớp, lao phổi, rất phổ biến trong nhóm người dùng thức ăn phương tây. Thí dụ, có những khác biệt rõ ràng giữa những người sống sâu bên trong các đảo Thái-bình-dương với những người sống bên bờ đảo nơi có những bến cảng với nhiều thức ăn hiện đại. 

Trong một hình minh họa, ông cho thấy một người đàn ông bộ tộc Malay với hàm răng trắng đều và đẹp. Ngược lại, là một phụ nữ Melanesian sống ở một khu vực cảng nơi người ta có thể thoải mái dùng những thức ăn hiện đại. Bà đã đánh mất vẻ đẹp trời cho vì sâu răng.

Nói về những người dân sống sâu trong đảo, bác sĩ ghi nhận: “Có sự phát triển về thể chất, kể cả răng và nguyên hàm răng rất trật tự đều đặn.” Một so sánh giữa những người sống gần hải cảng với những người sống ở các khu vực hẻo lánh cho thấy có tỉ lệ gia tăng rõ rệt đối với các trường hợp sâu răng. Đối với những người sống chủ yếu dựa vào thức ăn địa phương thì tỉ lệ sâu răng chỉ là 0,14%, trong khi đó những người sống bằng thức ăn mua bán trên thị trường thì tỉ lệ là 26%. Ông còn tiếp tục với nhận xét là có những căn bệnh hiểm nghèo đang lần lần phát triển quanh khu hải cảng.

Không cần phải có một thay đổi to lớn trong chế độ ăn uống thì mới phát sinh ra những căn bệnh nguy hiểm, mà chỉ cần thêm vào một vài sản phẩm thương mại là đã đủ, những sản phẩm này đã thế chỗ thức ăn dinh dưỡng. Đó là những thức ăn nhập cảng thông thường như : bột trắng, gạo trắng, đường, và thực phẩm đóng hộp.

Trong những nhóm đối tượng nghiên cứu thì số người dùng thực phẩm truyền thống bị sâu răng chỉ là 0,78% (chưa tới 8 trường hợp trong 100 trường hợp), trong khi những người ăn thực phẩm phương tây bị sâu răng là hơn 33% (333 người trong 1000 trường hợp). Những người ăn thực phẩm hiện đại thì có tới 90-100% bị sâu răng. Những người ăn theo chế độ truyền thống có răng rất tốt, cho dù họ không hề đánh răng hay tơ răng (flossing), họ không hề dùng thuốc tẩy trắng răng, hoặc thuốc súc miệng chuyên dùng, cũng không hề nhận được sự chăm sóc răng chuyên nghiệp. Hàm răng chắc khỏe của họ là kết quả trực tiếp của chế độ ăn uống tốt. Tình trạng răng của họ rõ ràng là phản ánh được sức khỏe thể chất toàn diện của họ.

Trích trong “Oil Pulling Therapy” của bác sĩ Bruce Fife.


Dừa cây của sự sống

DỪA CÂY CỦA SỰ SỐNG

Tên khoa học của dừa là Cocos nucifera. nhà thám hiểm Tây Ban Nha đầu gọi nó là dừa, có nghĩa là "mặt khỉ" bởi vì ba vết lõm (mắt) trên hạt giống lông đầu và mặt của một con khỉ. Nucifera có nghĩa là "hạt mang."
Dừa cung cấp một nguồn dinh dưỡng, cơm dừa, nước trái cây, sữa, dầu đã cho ăn và nuôi dưỡng cư dân trên toàn thế giới trong nhiều thế hệ.Trên nhiều hòn đảo, dừa là loại thực phẩm cung cấp phần lớn cho các bữa ăn. Gần một phần ba dân số thế giới phụ thuộc vào dừa ở mức độ nào đó, nó là thực phẩm và thu nhập kinh tế của họ.
Dừa quả là loại dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin, và khoáng chất. Nó được phân loại như là một "thực phẩm chức năng" bởi vì nó cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài hàm lượng dinh dưỡng của nó. Dầu dừa là đặc biệt quan trọng vì nó có đặc tính chữa bệnh vượt xa so với bất kỳ loại dầu thực vât nào khác và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền trong các quần thể châu Á và Thái Bình Dương.
Chỉ mới gần đây khoa học y tế hiện đại mới vén được những bí mật về khả năng chữa bệnh tuyệt vời của dừa.
Dừa Trong Y học cổ truyền
Các cư dân đến từ nhiều nền văn hóa đa dạng, ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc và rải rác khắp nơi trên thế giới đã coi dừa là một nguồn thực phẩm và y học. Bất cứ nơi nào cọ dừa mọc thì mọi người đã biết được tầm quan trọng của nó như là một loại thuốc có hiệu quả. Trong hàng nghìn năm các sản phẩm dừa đã có vị trí quan trọng trong y học dân gian địa phương.
Trong y học truyền thống xung quanh quả dừa được thế giới sử dụng để điều trị một loạt các bệnh bao gồm: áp xe, suyễn, hói đầu, viêm cuống phổi, vết bầm tím, vết bỏng, cảm lạnh, táo bón, ho, cổ chướng, kiết lỵ, đau tai, sốt, cúm, viêm nướu , bệnh lậu, kinh nguyệt không đều hay đau đớn, vàng da, sỏi thận, chấy rận, thiếu dinh dưỡng, buồn nôn, phát ban, ghẻ, bệnh scobat, viêm da, đau họng, sưng tấy, giang mai, nhức răng, lao, bướu, thương hàn, viêm loét, đau bụng, suy nhược, và vết thương.
Dừa Trong Y học hiện đại
Khoa học y khoa hiện đại đã xác nhận việc sử dụng dừa trong việc điều trị rất nhiều các chứng bệnh. Các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí y khoa cho thấy dừa, ở dạng này hay dạng khác, có thể cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe. Một số trong số đó được tóm tắt dưới đây:
• Diệt virus gây cúm, mụn giộp, bệnh sởi, viêm gan C, SARS, AIDS và các bệnh khác.
• Diệt vi khuẩn gây viêm loét, nhiễm trùng họng, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nướu và sâu răng, viêm phổi, và bệnh lậu, và các bệnh khác.
• Diệt nấm và nấm men gây candida, nấm ngoài da, bàn chân của vận động viên, nấm, phát ban tã, và các nhiễm trùng khác.
• Trục xuất hoặc tiêu diệt sán dây, chí, giardia, và ký sinh trùng khác.
• Cung cấp một nguồn dinh dưỡng năng lượng nhanh chóng.

• Tăng năng lượng và sức chịu đựng, tăng cường hoạt động thể chất và thể thao.
• Cải thiện tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác như vitamin, khoáng chất và acid amin.
• Cải thiện sự tiết insulin và sử dụng đường trong máu.
• Làm giảm căng thẳng trên các hệ thống tuyến tụy và enzyme của cơ thể.
• Giảm các triệu chứng liên quan đến viêm tụy.

• Giúp giảm các triệu chứng và làm giảm nguy cơ sức khỏe liên quan đến bệnh tiểu đường.
• Giảm các vấn đề liên quan đến hội chứng kém hấp thu và xơ nang.
• Cải thiện canxi và magiê hấp thu và hỗ trợ sự phát triển của xương và răng.
• Giúp bảo vệ chống lại bệnh loãng xương.
• Giúp giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh túi mật.

• Làm giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và loét dạ dày.
• Cải thiện tiêu hóa và đường ruột, chức năng.
• Làm giảm đau và khó chịu gây ra bởi bệnh trĩ.
• Giảm viêm.
• Hỗ trợ làm lành mô và sửa chữa.

• Hỗ trợ và hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch.
• Giúp bảo vệ cơ thể khỏi vú, ruột kết và ung thư khác.
• Là trái tim khỏe mạnh; cải thiện tỷ lệ cholesterol giảm nguy cơ bệnh tim.
• Bảo vệ động mạch khỏi bị tổn thương gây ra xơ vữa động mạch và do đó bảo vệ chống lại bệnh tim.
• Giúp ngăn ngừa bệnh nha chu và sâu răng.

• Chức năng như một chất chống oxy hoá bảo vệ.
• Giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại đó thúc đẩy sự lão hóa sớm và bệnh thoái hóa.
• Không làm cạn kiệt nguồn dự trữ chất chống oxy hóa của cơ thể như các loại dầu khác làm.
• Cải thiện việc sử dụng của các axit béo thiết yếu và bảo vệ chúng khỏi quá trình oxy hóa.
Giúp giảm các triệu chứng liên quan với hội chứng mệt mỏi mãn tính.
• Làm giảm các triệu chứng liên quan với tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (tuyến tiền liệt mở rộng). Giảm cơn động kinh.

• Giúp bảo vệ chống lại bệnh thận và nhiễm trùng bàng quang.
• Hòa tan sỏi thận.
• Giúp ngăn ngừa các bệnh về gan.
• Là ít năng lượng hơn so với tất cả các chất béo khác.
• Hỗ trợ chức năng tuyến giáp.

• Khuyến khích giảm trọng lượng dư thừa bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất.
• Được sử dụng bởi cơ thể để sản xuất năng lượng trong ưu đãi để được lưu trữ như là chất béo cơ thể như chất béo chế độ ăn uống khác.
• Giúp ngăn ngừa bệnh béo phì và các vấn đề thừa cân.
• Bôi tại chỗ giúp hình thành một rào cản hóa học trên da để phường nhiễm.
• Giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh vẩy nến, eczema và viêm da.

• Hỗ trợ sự cân bằng hóa tự nhiên của da.
• Làm mềm da và giúp giảm bớt khô và bong tróc.
• Ngăn ngừa nếp nhăn, da chảy xệ, và các đốm đồi mồi.
• Thúc đẩy tóc khỏe mạnh và làn da.
Cung cấp sự bảo vệ khỏi tác động của tia cực tím từ mặt trời gây tổn hại.

• Giúp kiểm soát gàu.
• Không tạo thành những hợp chất có hại như aldehydes và lipid peroxides bằng các sản phẩm khi đun nóng đến nhiệt độ nấu ăn thông thường như các loại dầu thực vật khác.
• Không có tác dụng phụ có hại hoặc discomforting.
• Là hoàn toàn không độc hại cho con người.

Dầu dừa

Trong khi dừa có nhiều lợi ích sức khỏe là do chất xơ và hàm lượng dinh dưỡng, đó là dầu của nó đã là một món ăn và y học thật sự vượt trội.
Có sự nhầm lẫn cho dầu dừa là không lành mạnh bởi vì hàm lượng chất béo bão hòa cao của nó, thì nay đã được biết rằng các chất béo trong dầu dừa là độc đáo và khác với hầu hết tất cả các chất béo khác và đã được công nhận có nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người. 
Dầu dừa đã được mô tả như là "dầu lành mạnh nhất trên trái đất." Đó là một tuyên bố mạnh mẽ. Điều gì làm cho dầu dừa tốt như vậy? Điều gì làm cho nó khác với tất cả các loại dầu khác, đặc biệt là chất béo bão hòa khác?
Sự khác biệt là trong phân tử chất béo. Tất cả các chất béo và các loại dầu được cấu tạo từ các phân tử được gọi là các axit béo. Có hai phương pháp phân loại axit béo. Việc phân loại đầu tiên dựa trên độ bão hòa. 
Chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Một hệ thống phân loại dựa trên kích thước phân tử hoặc chiều dài của chuỗi carbon trong mỗi acid béo. Axít béo chứa các chuỗi dài của các nguyên tử cacbon với các nguyên tử hydro đính kèm.Trong hệ thống này có axit béo chuỗi ngắn (SCFA), acid béo chuỗi trung bình (MCFA), và các acid béo chuỗi dài (LCFA). 
Dầu dừa được cấu tạo chủ yếu của các axit béo chuỗi trung bình (MCFA), cũng được gọi là triglycerides chuỗi trung bình.
Phần lớn các chất béo và các loại dầu trong khẩu phần ăn của chúng ta, cho dù là bão hòa hay không bão hòa hoặc đến từ động vật hoặc thực vật, bao gồm các axit béo chuỗi dài (LCFA). Có đến 98-100% của tất cả các axit béo được tiêu thụ là LCFA.
Kích thước của axit béo là vô cùng quan trọng. Tại sao? Bởi vì cơ thể chúng ta đáp ứng và chuyển hóa mỗi acid béo khác nhau tùy thuộc vào kích thước của nó. Vì vậy, các tác động sinh lý của MCFA trong dầu dừa là rõ ràng khác với LCFA thường được tìm thấy trong thực phẩm của chúng ta. 
Các axit béo bão hòa trong dầu dừa chủ yếu các axit béo chuỗi trung bình. Cả hai chất béo bão hòa và không bão hòa được tìm thấy trong thịt, sữa, trứng, và dầu công nghiệp (bao gồm hầu hết tất cả các loại dầu thực vật) đều là cấu tạo của LCFA.
MCFA là rất khác với LCFA.  không có tác động tiêu cực về cholesterol và giúp bảo vệ và chống lại bệnh tim. MCFA giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. MCFA trong dầu dừa có tác dụng đặc biệt tốt.
Chỉ có một số rất ít nguồn thực phẩm tốt của MCFA. Bởi đến nay các nguồn tốt nhất là từ các loại dầu hạt nhân dừa và cọ.

Nguồn : Coconut oil is the healthiest oil on earth” Bruce Fife, ND





Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Sự thật về thuốc Tân dược

Ảnh của Xuanquy Mai.

Năm 2007, người dân nước Mỹ đã chi 596 tỷ USD để mua thuốc, chiếm trên 30% chi tiêu mua lương thực thực phẩm. Tại Pháp, chi tiêu để mua thuốc Tây hàng năm khoảng 500 euro/người ; người ta đua nhau móc túi đưa tiền cho các đại gia bào chế thuốc Tây. Doanh thu của nhà bào chế hàng đầu thế giới Pfizer đạt mức 54,2 tỷ USD; GlaxoSmithKline 37,4 tỷ USD và của Sanofi-Aventis 29,6 tỷ USD.
Bà Marcia Angell, tác giả cuốn sách “The Truth About the Drug Companies” (Sự thật về các công ty dược phẩm) đã viết :
Vài năm gần đây, thế giới đã nói nhiều đến khủng hoảng lòng tin đối với doanh nghiệp bào chế dược phẩm. Nếu 7 năm trước, trên 50% dân Mỹ đánh giá tích cực những đóng góp của các doanh nghiệp dược phẩm đối với việc bảo vệ sức khỏe, nhưng hiện nay chỉ còn 14%.
Kết quả thăm dò tại Mỹ cho thấy chỉ còn 31% số người Mỹ cho rằng các doanh nghiệp dược phẩm là đáng tin cậy. Sự giảm sút nghiêm trong lòng tin đối với các doanh nghiệp dược phẩm là hậu quả của việc tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng như thuốc Vioxx, được quảng cáo như là thuốc chống Thấp Khớp, song tháng 10/2004 phải đình chỉ lưu hành vì gây ra tai biến não và nhồi máu cơ tim.”
Nhiều người hẳn chưa quên việc các doanh nghiệp quảng cáo cho liệu pháp hormone thay thế với những lời lẽ mùi mẫn rằng, liệu pháp hormone thay thế giúp kéo dài tuổi thanh xuân, bảo vệ họ trước những hậu quả tiêu cực của thời kỳ mãn kinh. Nhưng 2 năm gần đây mới thấy rằng, liệu pháp này không chỉ làm gia tăng nguy cơ ung thư vú mà còn gia tăng nguy cơ tai biến não và các bệnh về tim.
Merck đưa thuốc Vioxx ra thị trường đã làm cho 60 ngàn người Mỹ và 10 ngàn người Anh chết oan do dùng thuốc này.
Một nhóm 6 bác sĩ và các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành khảo cứu 548 loại thuốc mới được FDA (cục quản lý Thực Phẩm & Dược phẩm Mỹ) cho phép lưu hành, đã phát hiện 56 loại không an toàn đối với sức khỏe người dùng; trên 40 loại gây độc cho cơ thể; 16 loại bị cấm lưu hành ! Nhiều loại thuốc nhóm kháng histamine, kháng virus, chống huyết áp cao…..đều có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng người dùng.
Những loại thuốc này chỉ bị cấm sau khi đã bán ê chề nhiều năm, mặc dù đã có nhiều trường hợp tử vong !
Trong cuốn sách của mình xuất bản gần đây có tiêu đề “Lời hứa hão của nền Y học Mỹ” ông John Abramson nói rẳng : Những hậu quả gây hại của dược phẩm đã trở thành 1 trong những nguyên nhân chủ yếu dẩn đến tử vong tại Mỹ…..
Thuốc mới nhất không có nghĩa là thuốc tốt !
Thuốc tốt nhất là những loại thuốc đã được kiểm chứng và lưu hành nhiều năm. Tôi lấy làm khó chịu khi có người coi những thuốc đó là “đồ cổ” – giáo sư Jacek Splawinski thuộc viện thuốc Ba Lan phát biểu.
Loại thuốc tốt nhất điều trị huyết áp cao vẫn là thuốc “đồ cổ” lợi tiểu, vừa rẽ tiền vừa an toàn, nhưng ít được các bác sĩ chỉ định; đa số chỉ định loại thuốc đắt tiền thuộc thế hệ mới, song có biết đâu rằng những loại thuộc thế hệ mới này có bảo đảm an toàn và tốt hơn đồ cũ không ?
“Chúng ta phải thật tình táo trước những trò làm xiếc khoa học của các doanh nghiệp dược phẩm. Họ là những nhà kinh doanh, nên tìm mọi cách dấu diếm những phần nghiên cứu bất lợi của sản phẩm”
Bà Catherine Angelis, tổng biên tập tạp chí “Journal of the American Medical Association” phát biểu tại hội nghị về chuẩn mực đạo đức trong bào chế dược phẩm tại Paris, còn tiến sỉ Richard Smith, cựu chủ nhiệm “British Medical Journal” đã thẳng thừng tố cáo với đài BBC rằng, có rất nhiều tạp chí y học đã trở thành người phát ngôn cho các doanh nghiệp dược phẩm.
Hãy tự cứu lấy mình trước khi dùng thuốc !
Tạp chí Forbes đã công bố bản tuyên ngôn của những người chủ trương triết lý mới về sức khỏe : Họ kêu gọi mọi người hãy thay đổi lối sống để hạn chế dùng thuốc. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về tiêu thụ thuốc Tây, nhưng về tuổi thọ lại đứng thứ 29 ! Chế độ ăn uống không hợp lý, xô bồ, lối sống thiếu vận động, hút thuốc lá cùng với thói quen hể đau là dùng thuốc Tây là nguyên nhân gây nên những căn bệnh nghiêm trọng như : cao áp huyết, tim mạch, tiểu đường, ung thư, sida…..





Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Nguyễn Thị Duệ - Nữ Tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Việt Nam


Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học tại làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương.
Người dân Hải Dương đến nay vẫn kể cho nhau nghe những câu chuyện về tài năng của bà Duệ. Năm 10 tuổi bà đã biết làm văn bài, được bà con trong làng vô cùng kính phục. Là một người hiếu học song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để đèn sách đi thi. Năm Giáp Ngọ (1594) nhà Mạc mở khoa thi Hội, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa, trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa. Vậy là, tròn 20 tuổi bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.
Công trạng để đời
Nguyễn Thị Duệ không chỉ là nữ tiến sĩ duy nhất của khoa bảng phong kiến Việt Nam mà bà còn có nhiều đóng góp cho nền giáo dục đương thời. Bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội, tất cả bài vở đều qua tay bà chấm chọn. Bà thường viện dẫn nghĩa lý kinh sử, sự tích cổ kim rành mạch. Các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa chúa đều nhờ bà khảo duyệt lại.
Nguyễn Thị Duệ được coi là người khởi đầu hình thức đào tạo từ xa của đất nước. Bà soạn ra các bộ đề thi rồi gửi về địa phương để tổ chức thi. Sau khi kết thúc, bài thi sẽ được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương. Bà cũng khuyến khích phong trào học tập, giúp đỡ học trò nghèo hiếu học, đề cao các nhân tài giúp nước. Đó là hình thức khuyến học đầu tiên của nước ta.
Sinh thời, Nguyễn Thị Duệ viết nhiều văn thơ, nhưng trải qua những biến động của lịch sử nên bị thất lạc hết. Về già, bà xuất gia đi tu ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm, lấy hiệu Diệu Huyền. Nguyễn Thị Duệ sống hơn 80 tuổi mới qua đời. Sau khi mất, bà được triều đình ban sắc phong, cho đúc tượng, dựng bảo tháp, khắc bia, người dân địa phương lập đền thờ, tôn bà làm Phúc thần.
Tháp mộ Nguyễn Thị Duệ được đặt trên đỉnh một quả đồi cạnh núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương). Trong Hậu cung Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương, bà được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thần toán Vũ Hữu, nhà giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mạnh và danh y Tuệ Tĩnh.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, ngoài trời và một hoặc nhiều người
Ảnh: Văn miếu Mao Điền Hải Dương- Nơi Nguyễn Thị Duệ được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam


Hai thời đại Lý – Trần là hai thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nước ta

Khả năng giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của hai triều đại Lý – Trần là điều quá sức tưởng tượng.

Các chiến tích của triều Lý – Trần là hai lần chiến thắng quân Tống và ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Những chiến tích đó là minh chứng cho hệ thống “binh hùng tướng mạnh” đoàn kết một lòng từ trên xuống dưới.

Một nước nhỏ như Đại Việt đã thắng nhiều lần đế quốc phương Bắc với đạo quân tinh nhuệ từng đánh sang cả châu Âu. Làm được điều này thì tướng phải thực tài, binh phải thực mạnh người lãnh đạo phải cực kỳ thông minh, khôn khéo mới có thể làm được.

Hai thời đại Lý – Trần là hai thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nước ta. Sự ổn định lãnh thổ và cơ hội tách dần khỏi văn minh người Hán. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo phát triển. Pháp luật hoàn thiện. Chính trị, xã hội ổn định. Quân đội vững mạnh, thiện chiến, đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông – bấy giờ là đế quốc, bá chủ thế giới.

Ảnh : Chùa Yên Tử nơi Trần Nhân Tông lên tu, lập ra trường phái Trúc Lâm, là lúc Phật giáo lên đỉnh cao trong lịch sử đất nước.


Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Thực phẩm với sức khỏe con người và trái đất

"Những thứ chúng ta ăn có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cá nhân và môi trường toàn cầu."
Theo nhiều nghiên cứu, chỉ bằng việc cắt giảm lượng thịt đỏ và tăng thêm lượng rau quả trong chế độ ăn uống hàng ngày, tính đến năm 2050 thế giới có thể ngăn chặn được vài triệu cái chết mỗi năm, giảm thiểu đáng kể lượng khí thải đang làm nóng trái đất, và tiết kiệm được hàng tỉ USD mỗi năm trong chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe và biến đổi khí hậu.
Những chế độ ăn uống không cân bằng là nguyên nhân chính gây ra những áp lực lớn lên sức khỏe con người trên toàn thế giới, đồng thời hệ thống sản xuất thực phẩm hiện nay đang chịu trách nhiệm cho hơn 1/4 lượng khí thải nhà kính toàn cầu, theo Tiến sĩ Marco Springman từ Chương trình Martin Oxford về Tương lai của Thực phẩm tại Đại học Oxford (Anh).
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford đã phân loại tác động của 4 chế độ ăn uống tính đến giữa thế kỷ 21:
- Chế độ 'thông thường'
- Chế độ tuân theo hướng dẫn dinh dưỡng toàn cầu bao gồm đảm bảo lượng rau quả tối thiểu và hạn mức thịt đỏ cho phép, tính toán lượng đường và tổng lượng calories
- chế độ ăn chay bán phần (vegetarian)
- Chế độ ăn thuần chay (vegan).
Việc áp dụng chế độ ăn uống tuân theo những hướng dẫn toàn cầu trên có thể giảm thiểu 5.1 triệu ca tử vong mỗi năm, tính đến năm 2050, trong khi con số đó sẽ giảm được 8.1 triệu người nếu chúng ta sống trong một thế giới thuần chay.
Tuy nhiên để thực hiện điều này là không dễ dàng. Để đạt được một chế độ ăn uống tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo trên đòi hỏi phải tăng thêm 25% lượng rau quả và cắt giảm 56% lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn trên toàn thế giới.
Nhìn chung con người sẽ phải cắt giảm 15% lượng calories tiêu thụ.
"Chúng ta không kỳ vọng cả thế giới sẽ trở thành những người thuần chay", nhưng sự biến đổi khí hậu hiện đang ảnh hưởng tới hệ thống thực phẩm khó mà giải quyết được chỉ với những tiến bộ trong công nghệ. Việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và thân thiện với môi trường hơn có thể sẽ là một bước tiến đúng đắn."

Mọi người sẽ cần phải chuyển sang ăn chay nếu thế giới muốn chinh phục khí hậu thay đổi, theo lời của một cơ quan hàng đầu về hâm nóng toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Thời Đại, Lord Stern tại Brentford nói: “Thịt là một nguồn sử dụng nước đầy lãng phí và gây ra rất nhiều khí nhà kính. Điều đó đặt áp lực rất lớn lên trên tài nguyên của thế giới. Ăn chay tốt hơn.”

Con người vốn không phải là động vật ăn thịt, cấu tạo hệ thống tiêu hóa từ hàm răng, chất dịch vị cho đến bộ ruột đều không phù hợp để ăn thịt cho nên ăn chay là hợp lẽ tự nhiên nhất, sức khỏe sẽ tốt hơn, cuộc sống hài hòa hơn và ít bạo lực hơn.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Linh mục Romano Zago chữa bệnh ung thư

Linh mục Romano Zago rất nổi tiếng đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh ung thư
Linh mục Romano Zago (SN 1932, tại tỉnh Lajeado, Brazil) và được chỉ định làm mục vụ tại Thánh địa Bethalem. Từ nhiều năm nay, Linh mục Romano Zago rất nổi tiếng vì đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh ung thư, mặc dù ông không phải là bác sĩ, cũng không phải là thầy pháp.

Linh mục Romano Zago 
Trong cuốn sách “Ung thư có thể chữa được”. của Linh mục Romano Zago thật đơn giản khó tin, hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngàn người chữa khỏi ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tiền liệt…
Việc nghiên cứu và chữa trị thành công cho bệnh nhân mắc ung thư của Linh mục Romano Zago đã gây ngạc nhiên cho giới y khoa trên thế giới.
Công thức kỳ diệu để điều trị nhiều bệnh ung thư này đã được ông ghi rõ vào cuốn sách “Cancer can be cured” với mong muốn truyền công thức này cho mọi người tên toàn thế giới. Thật kì lạ và khó tin nhưng hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu là nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngàn người chiến đấu thành công với căn bệnh ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tuyền liệt…


Cuốn sách “Cancer can be cured” 
Linh mục Zago nói, ông đã học được của người dân nghèo Brazil cách sử dụng nhiều loại cây cỏ để chữa bệnh. Mật ong là một vị thuốc hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng. Rượu mạnh làm cho mạch máu nở lớn để cho mật ong pha lẫn với xi rô lô hội dẫn tới mọi tế bào trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể, vừa nuôi dưỡng tế bào, vừa chữa lành mọi vết thương và vừa lọc máu.
Bình thường việc chữa bệnh kéo dài khoảng 10 ngày. Uống trên 10 ngày nên đi khám bệnh lại để xem bệnh tình ra sao, và so sánh kết quả trước và sau khi điều trị.
Nếu cần thì uống tiếp thêm 10, 20 hoặc 30 ngày nữa cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh. Bình thường bệnh nhân sẽ cảm thấy khá ngay sau đó. Vì thuốc cây lô hội này trị được tất cả mọi bệnh ung thư như: ung thư da, ung thư cổ họng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư óc, ung thư bao tủ, ung thư ruột và cả ung thư máu nữa…
Linh mục Zago cho biết, lô hội có tất cả trên 300 loại nhưng loại dùng để chữa bệnh tốt nhất là cây lô hội có lá hình thon, vỏ mầu xanh lá cây tươi và có đốm trắng (không nên dùng loại lá có màu xám và đốm trắng), hai bên có gai nhọn nhưng rất mềm, lá dài trung bình từ 30 đến 50cm, chiều cao 60 đến 90cm, bên trong là chất thạch trắng. Lô hội là loại thực vật chứa chất oxy mạnh, có đến 40% chất chống ung thư và hơn 200% các loại dược liệu so với các loại cây khác.
Với công thức đơn giản mà kỳ diệu để đánh bật tế bào ung thư này, Linh mục Romano Zago đã chữa thành công cho rất nhiều bệnh nhân như trường hợp của Thư ký của trường Thánh địa Bethelem bị ung thư cổ họng. Chỉ 2 tháng sau khi dùng xi rô lô hội do Linh mục Zago làm, ông Thư ký đã khỏi bệnh, nói được và làm việc bình thường trở lại.
Hay như trường hợp của chú bé Geraldito người Argentina chỉ mới 5 tuổi đã mắc bệnh ung thư máu. Đây là ca chữa bệnh cảm động nhất mà Linh mục Romano Zago còn nhớ cho tới tận giờ. Sau khi tìm đủ cách chữa trị cho Geraldito mà không hiệu quả, cha mẹ em đưa em sang thăm Thánh địa Bethelem để cầu xin Chúa Giê Xu Cứu Thế, biết đâu hy vọng Chúa sẽ thương xót mà chữa lành bệnh cho đứa con yêu.
Tại đây song thân em tình cờ gặp Linh mục Romano Zago. Linh mục đề nghị cha mẹ của em sử dụng thử phương thuốc chữa bệnh của Linh mục trong vòng hai tháng. Rất may là bé Geraldito hợp tác, ngoan ngoãn uống xi rô lô hội do Linh mục Romano xay cho.
Nhưng vào trước khi tháng thứ hai chấm dứt, các bác sĩ chữa trị cho biết em đã hoàn toàn khỏi bệnh ung thư máu. Chính Linh mục Romano Zago đã kể lại các vụ chữa bệnh công hiệu trên đây cho nguyệt san Thánh Địa để cho mọi người biết rằng có thể chữa khỏi bệnh ung thư với các chất liệu đơn sơ mà tạo hóa đã dựng nên trong thiên nhiên để ban bố cứu giúp con người.
Lá Lô hội
Công thức từ lô hội và mật ong chữa ung thư:
Cách làm:
Công thức đơn giản gồm: Hai lá lớn hoặc ba lá nhỏ cây lô hội tươi (chừng 1kg), nửa cân mật ong thiên nhiên nguyên chất và 3 hay 4 muỗng canh rượu trắng mạnh hoặc rượu vodka hoặc rum, whisky.

– Dùng dao cắt bỏ đi gai hai bên của nha đam, lấy phần thịt cho vào máy xay sinh tố, thêm mật ong và rượu vao. Xay thật nhuyễn 3 thành phần lại với nhau.
Hỗn hợp thu được, đổ vào trong hũ nhựa hoặc thủy tinh có màu tối, bảo quản trong tủ lạnh.
Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trước bữa ăn 30 phút, lắc thật đều trước khi sử dụng. 10 ngày một liệu trình, uống hết nghỉ nơi 5 ngày rồi tiếp tục. Trước khi dùng phải lắc khuấy đều lên,
Trong quá trình uống hỗn hợp trên nên hạn chế ăn các loại thức ăn chứa chất béo, sữa, sản phẩm từ sữa, đồ ăn ngọt…
Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây tươi, gừng, hành tây…vào thực đơn hàng ngày. Người khỏe mạnh và để ngăn ngừa bệnh ung thư, nên uống mỗi năm một lần với một loạt trị liệu 10 ngày như cách chỉ dẫn ở trên.

Trên thực tế, hỗn hợp này tuy chưa được bất cứ tài liệu y khoa nào chứng nhận nhưng nó cũng được cho là vô cùng lành tính, tốt cho sức khỏe đặc biệt là da và phổi.


Bài thuốc bí truyền chữa ung thư của bác Hy Râu

Bài thuốc bí truyền chữa ung thư của bác Hy Râu


Một bệnh nhân bị ung thư thực quản, hy vọng sống rất mong manh dù chấp nhận tốn kém để xạ trị, chỉ bằng một bài thuốc dân gian đơn giản đã tự chữa với kết quả khả quan.
Đó là bác Trần Văn Hy – biệt danh Hy Râu – nhà ở số 188 đường Nguyễn Công Trứ TP Buôn Ma Thuột, người mấy năm qua đã liên tục lui tới các bệnh viện Các chuyên gia đầu ngành hội chẩn, đưa lên bàn nội soi và phát hiện bác bị ung thư thực quản. Những diễn biến này đã được Báo Tiền Phong số 60 ra ngày 24/3/2004 phản ánh qua bài “Vì sao bác Hy Râu rụng râu tóc ?”, chốt lại ở đoạn lãnh đạo bệnh viện ngồi lại cùng bác Hy bàn bạc xem chọn cách nào điều trị cho hiệu quả …
Ở thời điểm đó thể trạng bác Hy đã rất suy kiệt. Các bức ảnh nội soi cho thấy khối u như một con đỉa lớn bám dài và chẹn gần kín thực quản khiến bác không còn ăn uống bình thường, chỉ có thể nuốt từng giọt sữa một cách khó khăn.
Các giáo sư, bác sĩ lãnh đạo BV Y Dược, Chợ Rẫy đều khẳng định với bác Hy : phương pháp tối ưu và duy nhất trong trường hợp này là đặt ống tiếp nhận thực phẩm để nuôi cơ thể, khi sức khỏe ổn định sẽ bắt đầu xạ trị. Bác Hy hỏi dò thì được biết: Điều trị cách này tốn chừng 150 triệu đồng, nhưng “5 sống 5 chết” nhất là ở tuổi cao như bác.
Bác suy nghĩ: Nếu chữa khỏi thì 150 triệu đối với gia đình 1 vợ 13 đứa con đều đã phương trưởng thành đạt của bác không là “vấn đề” gì. Nhưng tới tuổi này mà còn phải nuốt bằng ống, chịu đựng các tia xạ độc hại thật khổ sở! Bác tự hỏi những trường hợp bệnh nhân nghèo, phải tốn kém vậy họ phải bó tay đầu hàng hết sao? bác do dự chưa quyết định được trong khi sức khỏe bác thì ngày càng suy sụp.
Vận may bất ngờ, trong lúc bác buồn chán giở lại tập giấy với các bài thơ cũ ra xem, bất chợt bắt gặp tờ giấy chép mấy bài thuốc chữa nhiều loại bệnh từ 5 năm trước của một người bạn (nay đã qua đời) gửi tặng song lúc khỏe bác chẳng để ý.
Giở bài “Thuốc bí truyền chữa bệnh ung thư” thấy quá đơn giản, mấy dòng chữ giới thiệu cho biết đây là phương thuốc dược thảo thiên nhiên do một tù nhân Trung Hoa hiến lại cho đời trước khi bị xử tử, tuy đơn sơ nhưng “chữa được mọi chứng bệnh nội thương ngoại cảm mà đặc biệt là các loại ung thư.
Một mặt nó giúp ta đề phòng bệnh tật, tăng cường sinh lực, kháng độc, miễn nhiễm. Mặt khác nó có thể trị dứt các chứng bệnh ung thư vú, lở loét nơi dạ dày, ruột gan, dạ con, tử cung, não, phổi. Đối với bệnh ung thư nặng có lở loét sau khi uống nếu đại tiểu tiện có ra máu mủ là dấu hiệu tốt…”.
2 vị thuốc này khá dễ tìm, song ở Buôn Ma Thuột bác Hy mua vừa mắc vừa mốc nên phân công cho cậu út tới các quầy thuốc đường Hải Thượng Lãn Ông, chợ Lớn TP Hồ Chí Minh mua mỗi thang có 8.000đ, gửi lên.
Ngày 17/5/2004, bác xuống BV ĐH Y Dược nội soi dạ dày, phiếu ghi : “Đoạn thực quản giữa cách cung răng 28 cm là 1 khối u cứng nham nhở dễ chảy máu làm hẹp lòng thực quản, không luồn máy qua khối u được”. Ngày 18/5/2004 bác bắt đầu sắc thuốc uống.
Những chén đầu tiên, vì phải nhỏ từng giọt vào cổ, bác uống cả buổi mới hết. Thấy đại tiểu tiện ra máu mủ giống như lời dặn, đến thang thuốc thứ 6 đã nuốt nhanh được, bác mừng, tạm ngưng, xuống BV Chợ Rẫy nội soi lại, phiếu ghi : “Cách cung răng từ 28-33cm có 1 khối u sùi to, bở, dễ chảy máu, làm hẹp lòng gần hoàn toàn. Giữa khối sùi có 1 lỗ giống đường dò”.
Bác uống tiếp. Các kết quả nội soi sau đó cho thấy khối u nhanh chóng teo lại, rồi tiêu biến hết vào cuối năm 2004, chỉ để lại vết sẹo trong thực quản sau khi bác uống hết 40 thang thuốc, tổng cộng có 320.000 đồng. Bác Hy khỏe hẳn, lên cân đều đều nay đã 57 ký, da dẻ hồng hào, tóc râu mọc lại. Và bác lại làm thơ, sáng tác nhạc, tới lui chơi với các “thi sĩ” câu lạc bộ Bốn Mùa…
Bác cẩn thận dặn: Phương thuốc bí truyền đó đối với tôi quả là tuyệt vời hiệu nghiệm. Tôi có phổ biến cho vài người, họ uống thấy cũng hiệu quả lắm. Nhưng thuốc có thể hợp với người này mà không hợp với người nọ, vả chăng bài thuốc chưa được giới chuyên môn kiểm chứng, nên để các nhà khoa học chú ý mà nghiên cứu, hồi âm. Bài thuốc mà được công nhận, phổ biến rộng rãi thì đỡ cho bệnh nhân ung thư, nhất là bệnh nhân nghèo biết bao nhiêu.
Toa chỉ gồm 2 vị:
Bán chỉ liên 1 lạng, Bạch hoa xà thiết thảo 2 lạng.
 
Hướng dẫn: ngâm, rửa sạch đất cát, cho vào siêu nấu cho sôi bùng, đảo thuốc rồi vặn lửa riu riu sao cho trong gần 2 tiếng đồng hồ từ 4 chén nước cạn còn 1 chén. 1 thang sắc 2 lần sáng chiều, uống nguội lúc bụng đói.
Chú thích (người viết):
1. Liều lượng trong đơn thuốc ghi theo đơn vị đo lường cổ, “1 lạng” tương đương 31,25g ngày nay.
2. Do “tam sao thất bản”, tên các vị thuốc đã thay đổi đôi chút so với tên gốc. “Bán chỉ liên” đọc chính xác là “Bán chi liên” (“chi” không có dấu hỏi, có nghĩa là “cành cây”), “Bạch hoa xà thiết thảo” đọc đúng là “Bạch hoa xà thiệt thảo” (“thiệt” có dấu nặng, là “cái lưỡi”, “Bạch hoa xà thiệt thảo” có nghĩa là “cỏ lưỡi rắn hoa trắng”).