Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

Cuộc sống của người cầu toàn

CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CẦU TOÀN

 

Cầu toàn (Perfectionism) có thể được hiểu là một tính cách khá phổ biến của con người mà khi đó họ sẽ luôn luôn đặt ra cho bản thân và mọi người những tiêu chuẩn, đòi hỏi khắt khe hơn so với những người bình thường.

Đối với một người có tính cầu toàn, ngay từ việc nhỏ nhất của bản thân họ cũng sẽ có nhưng yêu cầu hoàn hảo tuyệt đối.

 

Sở hữu tính cầu toàn quá mức sẽ khiến con người luôn không hài lòng với cuộc sống, đem lại cảm giác lo lắng, thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm, gây rối loạn ăn uống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.

Bên cạnh đó, tính cầu toàn ảnh hưởng tới bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào, ngay cả trẻ em. Biểu hiện khi chúng chịu sự tác động bởi những yêu cầu khắt khe của cha mẹ đối với học tập và nhiều hoạt động xã hội khác. Hậu quả có thể dẫn tới hình thành những nỗi ám ảnh, cản trở sự phát triển của trẻ.

 

Có những loại cầu toàn nào?

Có hai loại cầu toàn mà bạn cần chú ý:

1. Loại cầu toàn thông thường – hay còn gọi là Normal Perfectionists: người có tính cầu toàn này thường sẽ đưa ra rất nhiều những tiêu chuẩn cao cho chính bản thân. Nếu như gặp phải khó khăn gì thì có thể sẽ thực hiện điều chỉnh những tiêu chuẩn đó sao cho nó phù hợp và có thể thực hiện được.

Những người thuộc nhóm có tính cầu toàn này thường sẽ dễ dàng đạt được những kết quả tốt đẹp và có thành tích trong cuộc sống, ví dụ như: Diễn viên, Nghệ sĩ,…

2. Loại cầu toàn thứ hai là cầu toàn do ảnh hưởng tâm lí – hay còn gọi là Neurotic Perfectionists: là những người có xu hướng cứng đầu, không bao giờ chấp nhận những việc mà họ đã làm.

Họ luôn luôn có mong muốn, những tham vọng lớn lao hơn nữa; họ thường sẽ chỉ trích bản thân và đặt yêu cầu bản thân phải hoàn hảo quá mức. Họ có nguy cơ mắc về rối loạn tâm lý & thể chất như: ám ảnh lo âu, trầm cảm, rối loạn cơ thể,…

Biểu hiện trong các mối quan hệ của người cầu toàn

* Trong công việc

Người cầu toàn luôn lo ngại những lỗi lầm

Có thể dễ dàng nhìn thấy được, so với nhiều người bình thường khác, người có tính cầu toàn sẽ luôn tỏ ra khó chịu về những sai lầm không đáng có của mình. Họ luôn trong trạng thái lo sợ những cái nhìn của người khác sẽ đánh giá tiêu cực về họ.

Hệ quả là họ có xu hướng giấu giếm những sai lầm của bản thân, không chủ động tìm kiếm và cũng không nhận sự giúp đỡ từ người khác để khắc phục sai lầm đó.

 

Việc luôn lo nghĩ quá nhiều về những khuyết điểm khiến người có tính cầu toàn dễ hình thành ám ảnh nặng và có thể bị rối loạn tâm lý.

Cả hai nhóm người cầu toàn được trình bày ở trên đều sở hữu chung đặc điểm là thiết lập tiêu chuẩn cho cá nhân quá cao; không dừng lại ở đó, họ còn ép buộc bản thân phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe này. 

Việc tự gây ra những áp lực đối với bản thân như vậy gây ra nhiều bệnh lý như rối loạn, chán ăn, tâm thần. Ngoài ra, những người có tính cầu toàn còn có nguy cơ mắc các loại bệnh rối loạn khác như bệnh ám ảnh cưỡng chế (OCD).

 

* Với bạn bè

Người cầu toàn luôn nghi ngờ bản thân

Một đặc tính cơ bản hình thành ở người cầu toàn là luôn cảm thấy không chắc chắn khi kết thúc mọi việc. Tiêu chuẩn của họ luôn quá cao và họ khó đo lường được hiệu suất công việc, chính vì vậy họ luôn trong tình trạng nghi ngờ những kết quả mà mình làm ra. Khi có ai đó đến và nói “đừng làm nữa” thì họ mới dừng lại. Sự nghi ngờ còn khiến con người bị mất dần đi sự quyết đoán.

Người cầu toàn thường rất kén chọn và luôn có những đòi hỏi khắt khe về những điều họ làm; mọi thứ trông thật phải gọn gàng và ngăn nắp.

 

* Với gia đình

Đặc điểm thường thấy ở lứa tuổi học sinh, luôn cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để đáp ứng những kỳ vọng của bố mẹ. Nhiều khả năng được cho là nguyên nhân có thể là họ được nuôi dưỡng trong gia đình có bố mẹ chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương dành cho con cái khi con cái phải đáp ứng được mong đợi, thành tích của mình đặt ra.

Vì thế, con cái hình thành tính cầu toàn; luôn nỗ lực cố gắng thực hiện tốt mọi việc một cách hoàn hảo nhất để không bị chính bố mẹ mình thất vọng.

Đi kèm với sự luôn cố gắng đạt được kỳ vọng của bố mẹ chính là nỗi lo sợ bị bố mẹ mình chỉ trích. Nỗi lo sợ hình thành khi năng lực bản thân chênh lệch khá lớn so với tiêu chuẩn đặt ra. 

 

Nếu bạn luôn luôn có mong muốn tất cả những thứ về bản thân đều phải đạt được sự hoàn hảo; tình trạng này đã diễn ra liên tục, đang lặp đi lặp lại nhiều lần, điều đó đã có thể chứng minh bạn là người cầu toàn.

Người cầu toàn luôn nhạy cảm trong nhiều tình huống, nhiều hoàn cảnh; điều này có thể khiến người khác đánh giá không tổt về bạn.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Chuyện tình xuyên thế kỷ

Ảnh: ông Uyên và bà Thu thời trẻ

CHUYỆN TÌNH XUYÊN THẾ KỶ

 

Giữa cuộc sống hối hả khi con người có rất nhiều điều phải bận tâm thì tình yêu cũng vì đó mà gấp gáp, vội vàng. nhưng ở đâu đó giữa dòng đời vội vã, ta bất chợt ấm lòng khi thấy cái siết tay thật chặt của những đôi vợ chồng già. và đó chính là lý do mà pv kể cho độc giả về chuyện tình xuyên thế kỷ.

 

Yêu nhau trong thời kỳ đất nước còn khó khăn, sau khi kết hôn, ông Nguyễn Như Uyên và cô Đỗ Thị Thu không có nhiều thời gian bên nhau. những tháng năm dài đằng đẵng kẻ hậu phương-người tiền tuyến, họ đã nhắn gửi lời yêu thương qua nhiều cánh thư tay viết vội...

 

Ghé thăm gia đình ông Nguyễn Như Uyên vào một buổi chiều cuối tháng chín, chúng tôi cảm nhận được không khí ấm áp, cũng như sự hiếu khách của vợ chồng ông. dù đã ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông như uyên còn rất nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào, nụ cười tươi luôn hiện trên môi. khi pv ngỏ ý muốn được lắng nghe câu chuyện tình yêu của ông bà thời trẻ, bà nhìn ông ngượng ngùng: “chuyện tình của ông bà đơn giản lắm”.

 

“năm 1959, chúng tôi đang học cấp 3, thời kỳ cả nước chiến đấu chống quân xâm lược, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, chúng tôi cũng hăm hở gia nhập đội thanh niên xung phong đi làm đường chiến lược.

Có thời điểm Mỹ ném bom miền bắc rất ác liệt, người dân thành phố phải đi sơ tán ở lại chỉ còn đội ngũ thanh niên xung phong, những người lính và lực lượng y tế.

ngày ấy, tôi làm nhiệm vụ ở hải phòng, khi Mỹ ném bom ác liệt, tôi và các đồng đội phải vào hầm trú ẩn của lực lượng y tế.

Tại đây, tôi gặp Thu – vợ tôi bây giờ. hình ảnh cô y tá hiền lành, ngây thơ trong sáng đã khiến tôi muốn làm quen ngay từ cái nhìn đầu tiên”.

 

Sau lần đầu ấn tượng đó, ông Uyên và bà Thu có nhiều cơ hội gặp nhau, trao đổi công việc. cứ thế, tình cảm giữa họ dần phát triển thành tình yêu và được gia đình hai bên ủng hộ. gia đình ông uyên còn thúc giục hai người nhanh chóng kết hôn, vì khi đó, ông đã 37 tuổi, còn bà Thu bước sang tuổi 27.

 

“năm 1974, chúng tôi kết hôn, đám cưới chỉ có chút bánh kẹo, bao thuốc lá để mời anh em, bạn bè”, ông uyên nhớ lại.

“kết hôn xong, chúng tôi rơi vào hoàn cảnh không có chỗ ở. thấy thương đôi vợ chồng trẻ, tập thể đã nhường cho vợ chồng tôi một gian nhà kho chừng 4m2 ở tạm. dù chật chội nhưng lại ấm áp vô cùng bởi được ở bên người mình yêu thương”.

 

khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, ông Uyên được cử sang Nga học tập từ năm 1975 đến năm 1980. ông Uyên đành xa người vợ hiền để lên đường học tập. hành trang ông mang theo nhiều nhất có lẽ là tình thương và nỗi nhớ.

bà Thu trải lòng: “ngày chồng đi học chúng tôi vẫn chưa có con. khi chồng được nghỉ phép thì tôi mới có tin vui. thời gian thai nghén, không có chồng bên cạnh đôi lúc tôi cảm thấy rất tủi thân, dù thế, tôi tự nhủ phải cố vượt qua tất cả để chồng yên tâm học tập,”.

 

Thời ấy, phương tiện liên lạc không đa dạng như bây giờ. để giữ lửa yêu thương, ông bà thường xuyên trò chuyện với nhau bằng những lá thư.

Những câu từ chất chứa tình cảm, yêu thương và nỗi nhớ thấm đẫm trong những cánh thư chính là động lực giúp tình yêu của ông bà vượt qua được rào cản về khoảng cách địa lý.

“thời đó, nếu không viết thư thì chúng tôi không có gì để liên lạc với nhau cả. khi nhận được lá thư của vợ tôi vui lắm và bà ấy cũng vậy. chính những lời yêu thương, động viên giúp chúng tôi có niềm tin tuyệt đối vào nhau”, ông Uyên nói thêm.

 

Sau khi hoàn thành khóa học, ông Uyên trở về nước và công tác tại Hà Nội, ngày được gặp vợ và con trai đầu lòng, ông vỡ òa cảm xúc:

“ngày tôi đi con còn trong bụng mẹ mà khi về con đã biết nói, biết cười. nghĩ đến khoảng thời gian con thiếu vắng cha mà lòng tôi thắt lại. may mắn thay, vợ tôi thường kể cho con nghe về bố, nên khi gặp con không bỡ ngỡ, hay tỏ ra lạ lẫm”. 

 

Rồi các con của vợ chồng ông lần lượt ra đời. nhắc về chuyện nuôi dạy con cái, ông Uyên bộc bạch: “trong gia đình, cả tôi và vợ đều đảm nhiệm việc nuôi dạy con, vợ tôi khi ấy là bác sĩ, cả hai vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định, thế nhưng tôi không nuông chiều con, mà ngược lại luôn nói với con rằng, bố mẹ đi làm rất vất vả mới kiếm được đồng tiền, vì thế những đứa con của chúng tôi rất ngoan, biết thương bố mẹ, hiếu thảo, cô con gái út hiện đang học thạc sĩ tại Úc”.

 

Công viên Cầu Giấy (Hà Nội) đã quen với hình ảnh chiều chiều có đôi vợ chồng già cùng nhau đi dạo. ông dìu bà, bà níu chặt tay ông, họ cùng nhau nhắc lại những kỷ niệm đẹp một thời.

 


Alexander Grothendieck và nền toán học Việt Nam

Ảnh: GS Alexander Grothendieck- áo trắng hàng thứ 2 tại khu sơ tán của Truòng

ALEXANDER GROTHENDIECK VÀ NỀN TOÁN HỌC VIỆT NAM

Tháng 11 năm 1967 nhà toán học Alexander Grothendieck sang miền Bắc Việt Nam, giảng bài cho Đại học Tổng hợp Hà Nội đang sơ tán trong rừng. Ông thực hiện chuyến đi của mình đến Việt Nam trong thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh.

Ở khu sơ tán, có một hình ảnh về ông mà không bao giờ tôi quên. Đó là có một lần, tôi thấy ông cởi trần ngồi đọc sách, cái áo ướt màu “phòng không” vắt trên bụi sim.

Hỏi ra mới biết, ông giành toàn bộ va li của mình để mang theo sách vở sang tặng các nhà toán học Việt Nam, và chỉ có bộ quần áo duy nhất mặc trên người!

Vậy nên mỗi lần giặt, ông phải chờ quần áo khô để mặc lại chứ không có quần áo để thay! Trong thời gian ông ở Việt Nam, mỗi tuần ông đều nhịn ăn vào ngày thứ sáu.

Khi các nhà toán học Pháp biết chuyện, họ đều rất ngạc nhiên vì không thấy ông có thói quen đó khi ở Pháp. Và người ta cho rằng chỉ có thể có một cách giải thích: ông muốn tiết kiệm một phần lương thực cho Việt Nam!

Đó là một con người với thiên tài kì lạ, cá tính kì lạ, và cũng có tấm lòng ưu ái kì lạ với Việt Nam.

Sau khi từ Việt Nam trở về, tháng 11 năm 1967, Grothendieck đã viết một bài về chuyến đi của mình, kết thúc bằng câu: "Tôi đã chứng minh một trong những định lí quan trọng nhất của mình, đó là: Tồn tại một nền toán học Việt Nam”.

Bài viết đó nhanh chóng trở thành nổi tiếng trong thế giới toán học, bởi vì bất cứ điều gì mà Grothendieck viết ra đều là điều mà mọi người làm toán quan tâm.

Phải nói rằng, không phải Grothendieck chỉ “chứng minh” sự tồn tại của nền toán học Việt Nam, mà chính ông đã góp phần vào “sự tồn tại” đó.

Tôi hiểu điều này một cách rõ ràng khi, rất nhiều năm sau chuyến đi của Grothendieck, nhiều đồng nghiệp nước ngoài nói với tôi rằng, họ biết đến nền toán học Việt Nam từ sau khi đọc bài viết của Grothendieck.

Và cũng nhiều lần, tôi phải kể lại tường tận những gì tôi đã được chứng kiến, những gì Grothendieck đã làm trong chuyến đi thăm Việt Nam.

Bản thân sự kiện Grothendieck đến Việt Nam đã là điều đáng ngạc nhiên. Ông, người được trao giải thưởng Fields (là giải thưởng cao nhất về toán, tương tự như giải Nobel đối với các ngành khoa học khác, được tặng 4 năm một lần cho 1-4 nhà toán học xuất sắc nhất thế giới), người mà bất kì một trường đại học lớn nào cũng lấy làm vinh dự khi ông đến thăm, lại đi đến Việt Nam đang dưới bom đạn ác liệt?

Nhưng, để có thể hình dung tại sao những điều Grothendieck viết ra lại có ảnh hưởng to lớn như vậy trong thế giới toán học.

Grothendieck đã làm một cuộc cách mạng thực sự trong toán học. Có thể nói, ông để lại dấu ấn của mình trong mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Người ta có thể nhận ra ảnh hưỏng của Grothendieck ngay cả khi không thấy trích dẫn định lí cụ thể nào của ông. Điều này cũng giống như ảnh hưởng của Picasso đến thẩm mĩ của thời đại chúng ta: ta nhận ra Picasso không chỉ qua các bức họa của ông, mà thấy Picasso ngay trong hình dáng của những vật dụng hằng ngày.

Khi ông đến Việt Nam (năm 1967), tôi vừa học xong năm thứ tư Khoa toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Tuy đã tốt nghiệp nhưng chưa nhận công tác nên tôi được “tự do” rời khu sơ tán về Hà Nội và đi nghe các bài giảng của ông. Thường thì Giáo sư Tạ Quang Bửu hoặc Giáo sư Đoàn Quỳnh phiên dịch cho ông. Tôi thật sự kinh ngạc vì sự bình tĩnh của ông: các bài giảng của ông thường bị ngắt quãng vì những lần máy bay Mỹ bắn phá thành phố.

Vậy mà ông, người đến từ một đất nước đã từ lâu không có chiến tranh, không hề tỏ ra mảy may lo sợ. Nhưng rồi thì các bài giảng của ông cũng phải chuyển lên khu sơ tán, vì không thể nào giảng bài khi mà buổi học bị ngắt quãng hàng chục lần vì máy bay.

Theo lời ông nói, chuyến đi Việt Nam đã làm ông thật sự ngạc nhiên: ở một đất nước ngày đêm phải đối đầu với cuộc chiến tranh ác liệt bậc nhất trong lịch sử, người ta vẫn dạy toán, học toán, và biết đến những thành tựu hiện đại nhất của toán học! Từ sự ngạc nhiên đó, ông đã công bố định lí của mình: “Tồn tại một nền toán học Việt Nam”.

Chuyến đi của Grothendieck đã mở đầu cho một loạt chuyến đi thăm và giảng bài của nhiều nhà toán học lớn đến Việt Nam, trong đó nhiều nhất vẫn là các nhà toán học Pháp: L. Schwartz, A. Martineau, P. Cartier, Y. Amic,...

Có thể nói chuyến đi của Grothendieck là một cột mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác khoa học giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học Pháp.

Theo GS Hà Huy Khoái