Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Từ cách mời trà của vị hòa thượng, Tô Đông Pha đã viết một câu đối thật thú vị.

Cho dù bạn làm gì, bạn thành công đến đâu đi nữa, vẫn luôn có người cho bạn là sai. Cho dù bạn sống tốt thế nào, vẫn luôn có người phê bình bạn. Vậy "Phải làm gì khi bị người khác coi thường?" Câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ là câu trả lời sáng tỏ nhất.

Chuyện rằng vào năm Hi Ninh thứ 4 (1071), trong một lần cải trang dạo chơi, Tô Thức - nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời Bắc Tống, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, giữ chức thông phán ở Hàn Châu - vào một ngôi chùa để nghỉ chân vì đã khá mệt sau chuyến du ngoạn.

Do không mặc quan phục nên trông ông rất giản dị, bình thường. Thấy vậy, vị phương trượng trong chùa liền tỏ ý xem thường và nói với ông: "Ngồi", đoạn lại quay sang bảo tiểu hòa thượng: "Trà". Tiểu hòa thượng hiểu ngay tâm ý của thầy mình, liền mang cho khách một chén trà cũ đã nguội.

Tuy nhiên, chỉ sau vài câu chuyện, Tô Thức đã cho thấy được khả năng ăn nói lưu loát và phong thái phi phàm của mình. Lúc này, phương trượng cảm nhận được vị khách của mình chẳng phải tầm thường nên đã mời ông vào trong phòng đàm đạo. Sau khi vào phòng, phương trượng khách khí nói: "Mời ngồi!". Lại bảo tiểu hòa thượng: "Kính trà!".

Đến khi biết được vị khách này chính là đại thi nhân tiếng tăm lừng lẫy Tô Đông Pha, phương trượng lại trở nên cung kính hơn và mời ông vào phòng khách, liên tục nói: "Kính mời ngồi!". Rồi lại gọi tiểu hòa thượng: "Kính trà thơm!".

Lúc Tô Đông Pha cáo từ, phương trượng đề nghị: "Tô học sĩ hạ cố đến chơi, mời ngài đề lên mấy chữ làm lưu niệm". Tô Đông Pha mỉm cười múa bút, viết lên một câu đối.
Vế trên là: "Tọa, thỉnh tọa, thỉnh thượng tọa". (Ngồi, mời ngồi, kính mời ngồi).
Vế dưới là: "Trà, kính trà, kính hương trà". (Trà, kính trà, kính trà thơm).
Vị phương trượng lúc đó mới thấy xấu hổ đỏ bừng mặt, không nói được lời nào.

Câu chuyện xưa tuy ngắn vậy thôi nhưng quả thực vô cùng thú vị, ý vị cũng sâu xa. Con người ta bình thường vẫn quen vội vàng đánh giá người khác qua dáng vẻ bề ngoài, rồi dựa theo thân phận mà đối nhân xử thế. Đối với người danh phận tầm thường thì tỏ vẻ coi thường ngạo nghễ, còn với ai có danh phận cao quý tiếng tăm thì mới tỏ vẻ quý phục. Làm một người tu luyện như vị phương trượng kia cũng không tu bỏ được cái tâm phân biệt này.

Đã từng có không ít những câu chuyện chân thực khuyên bảo người ta lưu tâm về phương diện này, câu chuyện thú vị về câu đối của Tô Đông Pha ở trên một lần nữa nhắc nhở chúng ta.

Ở đời cũng vậy, giá trị của một người nào phải chỉ gói gọn trong vài lời nói của người khác mà phải trải qua cả một quá trình nuôi dưỡng, luyện rèn. Khi đã đạt được phong thái điềm tĩnh thanh cao như Tô Thức trong câu chuyện ở trên thì tự khắc bạn sẽ được người khác tôn trọng.

Hãy luôn là chính mình. tự mình làm chủ tâm trạng mình. Chủ động nắm giữ cuộc sống của mình, làm cho chính mình trở nên tốt đẹp hơn là một cách hoàn hảo để đáp trả những người xem thường bạn và cũng để cho mọi người càng yêu mến bạn thêm.

Theo Trí thức trẻ


Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Mặt tối của "Trẻ ngoan"

Các em làm bài tập đúng giờ, chữ viết ngay hàng thẳng lối, phòng ngủ sắp xếp gọn gàng. Các em thường hơi dè dặt, muốn giúp đỡ bố mẹ, việc gì cũng đuọc các em thực hiện đâu vào đó.
Vì các em không thể hiện nhiều vấn đề trực tiếp nên ta hay cho rằng mọi thứ đều ổn với những đứa trẻ ngoan. Các em không nhận được sự quan tâm "đặc biệt" như bọn trẻ quậy phá hay "vẽ bậy" trên tường nhà. Người ta nghĩ rằng trẻ ngoan thì ổn, vì trẻ làm mọi thứ mà người khác kì vọng ở chúng. Và tất nhiên, đó chính là “vấn đề”.
Những nỗi đau khổ thầm kín và khó đoán trong tương lai của một đứa trẻ ngoan bắt nguồn từ nhu cầu bên trong của chúng đối với việc tuân thủ quy tắc quá mức. Đứa trẻ ngoan không ổn vì xu hướng trớ trêu này khiến chúng không thể trở thành bất cứ ai khác. Chúng ngoan ngoãn vì không còn lựa chọn nào khác. Sự ngoan ngoãn này là bắt buộc thay vì một lựa chọn.
Trẻ ngoan trở thành một người nắm giữ quá nhiều bí mật và giao tiếp cực kỳ kém về những chuyện không được ưa thích nhưng quan trọng. Chúng hay nói lời ngọt ngào, giỏi thoả mãn kỳ vọng của người khác nhưng lại chôn giấu suy nghĩ và cảm xúc thật sự của mình. Và rồi gây ra các triệu chứng thần kinh, sự cắn rứt, sự bùng nổ bất chợt, và sự cay đắng.
Căn bệnh của những đứa trẻ ngoan là chúng chưa từng trải nghiệm tình huống người khác chịu đựng được sự hư hỏng của chúng. Chúng bỏ lỡ một đặc quyền quan trọng dành cho những đứa trẻ khỏe mạnh, đó là được thể hiện sự ghen tỵ, tham lam, ích kỷ, và vẫn được yêu thương.
Ở công sở, người tốt cũng có những vấn đề. Khi còn nhỏ, họ tuân thủ các quy tắc, chưa từng gây rắc rối và cẩn thận không làm phiền tới ai. Nhưng việc tuân thủ quy tắc sẽ không đưa bạn đi xa trong thế giới người lớn. Gần như mọi việc thú vị, đáng để làm hoặc quan trọng đều phải đối mặt với sự phản đối nhất định.
Một ý tưởng tuyệt vời sẽ luôn làm một số người khó chịu, nhưng nó rất xứng đáng để theo đuổi. Trẻ ngoan bị gắn với một sự nghiệp tầm thường và thói quen làm hài lòng người khác.
Một người trưởng thành thực sự sẽ có một mối quan hệ thẳng thắn và không lo sợ có những mặt tối, sự phức tạp và tham vọng. Trưởng thành liên quan đến việc hiểu rằng không phải điều gì khiến ta vui cũng làm người khác vui, hay ta sẽ được xã hội xem là "tốt", mà là ta vẫn nên khám phá và trân trọng điều ta thích dù thế nào đi nữa.
Khao khát làm người tốt là một trong những khao khát đáng yêu nhất trên đời, nhưng để có một cuộc sống thật sự tốt, đôi khi ta cũng cần dũng cảm "nổi loạn" một cách tích cực.

ST

Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa

Ảnh : Vượn biến thành người, trò lừa bịp của thuyết Tiến hóa
Lời tiên báo của Soren Lovtrup sẽ trở thành sự thât: “một ngày nào đó, học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như trò lừa gạt vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học”.
Trờ lại thời Darwin, khi cuốn “Về nguồn gốc các loài” của ông được công bố năm 1859, cuộc sống xã hội có vẻ đơn giản hơn nhiều. Nhìn qua những kính hiển vi thô sơ thời đó, tế bào có vẻ như chỉ là một giọt dinh dưỡng hay một chất nguyên sinh không có gì phức tạp. Bây giờ, hơn 150 năm sau, sự quan sát đó đã thay đổi tận gốc khi khoa học khám phá ra một vũ trụ thực sự nằm bên trong tế bào.
Năm 1953, James Watson và Francis Crick đạt được một thành tựu phi thường – khám phá ra cấu trúc di truyền nằm sâu bên trong hạt nhân tế bào. Vật liệu di truyền này được gọi là DNA, viết tắt của cụm từ deoxyribonucleic acid (tiếng Pháp là ADN). Mở đầu cho khoa sinh học phân tử ngày càng phủ nhận thuyết vô thần.
>> Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?
Giáo sư Behe viết: “Trước đây người ta từng trông mong rằng cơ sở của sự sống là hết sức đơn giản. Nhưng sự trông mong này đã bị đổ vỡ. Sự nhìn, sự chuyển động, và các hoạt động sinh học khác đã chứng minh là chúng không kém tinh vi so với những máy quay truyền hình hoặc máy móc xe cộ.
Khoa học đã đạt được những tiến bộ khổng lồ trong sự hiểu biết về hóa học của sự sống hoạt động thế nào, nhưng sự tinh vi và phức tạp của các hệ sinh học ở cấp độ phân tử đã làm tê liệt tham vọng của khoa học muốn giải thích nguồn gốc sự sống”.
Tiến sĩ Meyer coi những khám phá về DNA như cái gót Achilles của thuyết tiến hóa. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xảy ra trong sinh học đang vang lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và những lý thuyết tiến hóa hóa học”.
>>DNA Proves Evolutionary Theory is Wrong!


U23 Việt Nam cho nổ một "quả bom nguyên tử"

Chiến tích của U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á là một kỳ tích. Nhưng hiệu ứng nó tạo ra còn khủng khiếp hơn thế. Chiến công của U23 Việt nam sẽ trở thành niềm cảm hứng cho cả dân tộc. Nó khiến cho cuộc sống bỗng dưng trở nên dễ thương lạ.

HLV Park Hang-seo trong chiến công lừng lẫy này là điều không thể phủ nhận, nhưng khoảng thời gian gần 100 ngày không thể đủ để kiến tạo nên một lứa cầu thủ xuất sắc cả về tư duy chiến thuật lẫn bản lĩnh xuất sắc đến nhường ấy. Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã thổi bùng sự tự tin và trao cơ hội cho những cầu thủ vốn đã có được nền tảng tốt từ thể chất và tinh thần lẫn bản lĩnh thi đấu rất xuất sắc. Họ đã  khiến cho cả châu lục ngả mũ thán phục. 

Phép màu nào đã làm cho U 23 Việt Nam vượt qua mấy trận đấu như vậy? Liệu trong trận đấu chung kết lịch sử này với Uzbekistan phép màu có lặp lại không? Có hay không thì U 23 Việt Nam cũng đã tạo nên một kỳ tích như mơ, hé lộ nên sức mạnh Việt Nam.

 



Cảm ơn U 23 Việt Nam. 





Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Câu chuyện xúc động lòng người về “cậu bé muốn mua Thượng Đế”

Tình người, tình đồng loại chính là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý. Nó có thể vượt qua mọi khoảng cách, mọi mặc cảm thân phận. Lòng bao dung đó thậm chí có thể cứu vớt cả một sinh mệnh. Câu chuyện ý nghĩa sau đây sẽ khiến bạn phải suy ngẫm.

Một ngày nọ, tại một thành phố nhỏ ở phía Tây nước Mỹ, một cậu bé khoảng 10 tuổi cầm trong tay đồng 1 đô la đi đến từng cửa hàng ở ven đường và hỏi rằng: “Xin hỏi, ở đây có bán Thượng Đế không ạ?”. Các chủ cửa hàng hoặc nói không có, hoặc cho là cậu bé phá phách bèn đuổi đi ngay.
Khi trời sắp tối, cậu bévẫn lần lượt đi hết cửa hàng này đến cửa hàng khác. Không ngờ, đến cửa hàng thứ 29 thì cậu cũng được người chủ tiếp đón nhiệt tình.

Ông chủ là một bác khoảng 60 tuổi, tóc đã bạc trắng, nét mặt rất ôn hòa, ông mỉm cười hỏi cậu bé: “Cháu bé này, cháu hãy cho ta biết, cháu muốn mua Thượng Đế để làm gì?”.

Có người trả lời mình nên cậu bé cảm động rơi nước mắt, cậu nói với ông chủ rằng cha mẹ của cậu qua đời từ sớm, bây giờ chú đang nuôi cậu. Người chú làm việc ở công trường xây dựng, vài ngày trước bị ngã từ giàn giáo, đến nay hôn mê chưa tỉnh lại. Bác sĩ nói, chỉ có Thượng Đế mới có thể giúp được ông ấy. Cậu bé nghĩ rằng nhất định Thượng Đế là một thứ gì đó vô cùng kỳ diệu.
“Cháu phải mua Thượng Đế về cho chú của cháu ăn thì vết thương sẽ khỏi”.

Nghe xong những lời cậu bé nói, mắt ông chủ cũng rơm rớm nước, ông hỏi: “Cháu có bao nhiêu tiền?”
“1 đô la ạ!”
“Cháu bé, thật may giá của Thượng Đế cũng vừa vặn 1 đô la”.
Ông chủ nhận lấy đồng xu trong tay cậu bé, lấy một chai nước có dòng chữ “Nụ hôn của Thượng Đế” trên kệ xuống và nói: “Cháu bé, cháu cầm lấy đi này, chú của cháu uống xong bình ‘Thượng Đế’ này thì sẽ khỏe lại thôi”.

Cậu bé vô cùng sung sướng hạnh phúc ôm chặt lấy chai nước trong lòng, vui mừng chạy đến bệnh viện. Khi vào đến phòng bệnh, cậu bé reo lên: “Chú ơi, cháu đã mua Thượng Đế về rồi, chú mau khỏe lại chú nhé!”.

Ngày hôm sau, một nhóm các chuyên gia y học hàng đầu trên thế giới đã bay đến thành phố nhỏ này, đến bệnh viện nơi chú của cậu bé đang nằm và tiến hành hội chẩn. Không bao lâu sau, chú của cậu bé đã được cứu.
Khi chú của cậu bé xuất viện, nhìn thấy hóa đơn tiền viện phí thì suýt chút nữa ngất đi. Thế nhưng, một tin tức từ phương xa đã hóa giải lo lắng của anh, được biết một người có tên là Bondi đã giúp anh trả hết tiền viện phí, nhóm bác sĩ cũng là do ông Bondi gửi đến.

Sau này, người chú mới biết được ông Bondi là một tỷ phú, cửa hàng tạp hóa mà cậu bé đến mua “Thượng Đế” thuộc sở hữu của ông ấy, khi rảnh rỗi ông thường đến đó để giết thời gian.
Chú của cậu bé vô cùng xúc động, anh tập tức cùng cậu bé đến cảm ơn. 
Nhân viên cửa hàng nói với hai chú cháu rằng ông chủ đã đi du lịch rồi, bảo họ không cần bận lòng và trao cho người chú lá thư do chính ông Bondi viết.

Trong thư viết rằng: “Chàng trai, cậu không cần phải cảm ơn tôi, cháu của cậu đã trả hết mọi thứ rồi. Điều tôi muốn nói đó là cậu có được cháu bé quả thật là quá may mắn đấy. Để cứu cậu, cháu bé đã cầm 1 đô la đi khắp nơi để mua Thượng Đế…. Hãy cảm ơn Thượng Đế, chính Người đã cứu cậu. Nhưng nhất định cậu phải luôn ghi nhớ rằng Thượng Đế thật sự chính là tình yêu thương của con người!”.

Câu chuyện chưa kết thúc ở đây. Sau này, khi lớn lên, cậu bé thi vào trường y. Để cảm ơn tỷ phú Bondi từng cứu chú mình cũng như để giúp nhiều người bị thương khác, cậu bé đã phát minh ra băng dán cá nhân và đặt tên là Bondi.

Người xưa nói “Thiện ý một câu ấm ba đông“. Tình yêu thương đã gắn kết những tâm hồn vốn xa lạ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đời người chẳng phải lúc nào cũng đủ đầy, sướng vui. Trong những ngày bão tố, những hố sâu tuyệt vọng, chỉ một câu nói, một hành động yêu thương cũng như ngọn lửa thắp lên giữa đêm đông. Khi lòng tốt được nhân rộng, gieo trồng như thế, khắp thế gian này sẽ chỉ còn là tình yêu. Điều đó chẳng phải quá tuyệt vời ư?

Sưu tầm


Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Sửng sốt về “khả năng đặc biệt” từ tuổi 12 của cậu bé ở Vĩnh Phúc

Trần Văn An, Ngoài khả năng thiên phú về hội họa, cậu bé 12 tuổi với khả năng ngoại cảm rất đáng chú ý. An sinh năm 1999, thôn Đình, Yên Bình, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, nhiều người lớn tuổi còn gọi là “cậu An”
Chúng tôi tìm đường về nhà “cậu An” trong một buổi chiều muộn. Đi qua nhà ông nội của “cậu”, trước mắt chúng tôi là chiếc miếu thờ đơn giản, xây dựng từ lâu. Hàng chục chiếc xe máy đang dựng sẵn ngoài sân. Nhìn qua, tôi thấy đã có khoảng 30 - 40 người đứng ngoài hiên lẫn ngồi trong ngôi nhà mái bằng khang trang, rộng rãi của gia đình đang chờ gặp“cậu”.
Để được “cậu” xem bói cho, nhiều người đã phải gọi điện đặt lịch từ nhiều ngày, có khi từ mấy tháng trước đó. Tiếp đến là phải ghi họ tên, quê quán, năm sinh vào một mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay. Nhìn qua danh sách đến đăng kí cũng phải tới vài trăm người.
Sự chầu chực, van nài của những người lớn đã khiến từ đầu hè, cậu bé mới chỉ 14 tuổi, bữa cơm chỉ ăn được một bát với cà pháo và canh mùng tơi ấy đã phải “trốn” lên Hà Nội hơn 1 tháng để được yên thân. Trần Văn An bắt đầu được đồn đại về những khả năng đặc biệt của mình từ năm 12 tuổi (học lớp 6).
Gia đình em Trần Văn An
Theo lời kể của ông nội An, hè tháng 5, trong buổi giỗ ông ngoại An, cả nhà đang chuẩn bị tất bật thì cậu bé leo lên bàn thờ, sắp xếp lại mọi thứ. An còn nói rằng chính ông ngoại bảo làm thế, ông đang đứng xa xa ngoài cổng kia. Ai cũng nửa tin nửa ngờ, chỉ riêng bà ngoại của An là tin cháu.
Tới hôm ra mộ ông ngoại, An cũng nói cứ ở đó nói chuyện với ông. Ngày nhỏ, ông là người An gắn bó nhất, ông dạy An vẽ tranh, xem tử vi. Ông ngoại mất đi, hễ cứ có việc gì khó khăn là An lại viết tên ông ngoại và cầu xin.
Cô Phạm Thị Nguyệt - mẹ của An kể lại trong niềm tự hào về cậu con trai của mình: Tới Tết năm ấy, bố mẹ An đón cậu từ nhà ngoại về thì An nói vanh vách những gì bố mẹ trải qua ở Hà Nội, về công việc làm ăn và chuyện đời sống, về những gì sắp xảy ra.
Kinh ngạc hơn, trong một lần bà ngoại bị mất bò, An chỉ ở nhà và phán hai con bò đang bị cột ở đống rơm của kẻ ăn trộm. Theo gợi ý của An về địa điểm, mọi người mở cổng ra thì thấy liền. Rồi ở ngoài Bắc mà An nói đúng cho một gia đình ở trong Nam có chú chó mất tích khi nào về. Quả đúng như thế, họ còn gửi đồ chơi ra cho An để hậu tạ.
Tuổi thơ thiệt thòi
An sinh ra trong gia đình có 2 người con. Dưới cậu còn có một cô em gái nhỏ. Từ khi sinh ra, sức khỏe An đã yếu, bố mẹ phải đưa đi viện liên miên. Mà theo lời của mẹ An thì tiền đi viện chất cao hơn người. Thương con nên bố mẹ An phải đi làm ăn xa tận làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội để lo cơm áo và viện phí cho con.
Vì thế, từ bé, An và cô em gái được gửi gắm cho bên ngoại ở xã Kim Xá, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Chủ yếu An sống lủi thủi một mình, hoặc có tiếp xúc thì chỉ với những người lớn tuổi. Phải chăng vì thế mà ánh mắt và phong thái của cậu không giống một đứa trẻ 14 tuổi? Và cũng vì thế mà An sống trầm tính, kiệm lời, nghiêm khắc, nói một là một, hai là hai?
Hồi nhỏ do không có bạn chơi cùng nên chỗ chơi duy nhất và thích nhất của An là ở đền chùa. Cậu thường ra đó lắng nghe những âm thanh kì lạ xung quanh. Năm 11 - 12 tuổi, An có những suy nghĩ về tâm linh, để ý đến khuôn mặt, ánh mắt và thái độ của người khác. Từ đó, cứ thấy người lạ là cậu lại buông vài lời phán xét.
“Cậu vẽ chữ Nho đẹp lắm”, ánh mắt sáng trên gương mặt nhăn nheo nói lên niềm tự hào không kể xiết của ông nội An về đứa cháu của mình. Ông cho biết “cậu An” không học qua lớp chữ Nho nào mà học chủ yếu là học từ ông ngoại. Trong góc học tập của cậu, tranh chữ Nho treo đầy tường. Mỗi người đến xem bói ở đây đều được cậu tặng một bức để lấy làm lộc.
Cũng lời của ông nội An, dạo trước có một anh sinh viên ở Hà Nội về gặp “cậu”. Anh này học tiếng Trung, bán tín bán nghi về khả năng viết chữ Nho của “cậu”. Hàn huyên một lúc lâu, anh chàng này xin luôn ở lại đây 3 ngày để được cùng “cậu An” đàm đạo về chữ Nho.
Hiện An đang nghỉ hè để chuyển từ lớp 8 sang lớp 9, trường THCS Kim Xá, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Trao đổi với cô giáo Trần Thị Bích Loan - hiệu trưởng trường THCS Kim Xá, cô cho biết, năm học vừa qua, kết quả học tập của em Trần Văn An chỉ đạt loại trung bình.
Khi hỏi thêm về khả năng đặc biệt của An, cô khẳng định chưa có một cơ quan chức năng nào giám định điều này và nhà trường cũng hoàn toàn không biết khả năng đó của em. Mọi sinh hoạt trong nhà trường của em đều diễn ra bình thường.
Ông Trần Văn Khánh - chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Bình, huyện Vĩnh Tường bộc lộ rõ quan điểm: “Xã không quan tâm đến những trường hợp của cháu An, chỉ có dân thiên hạ đến đây xem xét chứ quanh khu vực này có ai đến đâu”.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam bày tỏ quan điểm: Trung tâm đã tiếp xúc sơ bộ với trường hợp của cháu Trần Văn An. Cháu An còn quá nhỏ, sức khỏe lại yếu, quá nhiều người tụ tập đến nhà cháu để thỏa mãn mục đích của mình nhất định sẽ ảnh hưởng đến cháu, nhất là sức khỏe về thần kinh.
Nếu không cẩn thận, cháu có thể bị ảnh hưởng nặng về tâm thần. Trung tâm cũng khuyên gia đình không nên gọi cháu bằng “cậu” để thần thánh hóa cháu lên, vì chính bản thân cháu cũng chỉ muốn xưng hô một cách bình thường với mọi người. Quan trọng nhất với An bây giờ là chăm lo cho sức khỏe và học hành mà thôi.

Theo Người đưa tin
Video phỏng vấn Trần Văn An


MỤC LỤC 2017 - 2012


 Xem tại đâyà file:///C:/Users/Mai%20Thanh%20Quy/AppData/

Local/Packages/microsoft.windowscommunicationsapps_8wekyb3d8bbwe/LocalState/Files/S0/13/72giochiataytieuduong-Ebook[2305843009213731553