Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

Dạy con không dùng hình phạt, phần thưởng

 

DẠY CON KHÔNG DÙNG HÌNH PHẠT, PHẦN THƯỞNG

Hành vi, áp đặt, đe dọa hay phần thưởng là những công cụ phổ biến để cha mẹ kiểm soát hay thay đổi hành vi của trẻ. Tuy nhiên, đây lại không phải là những cách tốt nhất hay trọn vẹn nhất để hình thành hành vi tích cực ở trẻ.

Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng khi chúng ta ngừng tập trung tất cả năng lượng của mình vào hành vi của một đứa trẻ và chỉ bắt đầu phát triển mối quan hệ, những điều kỳ diệu sẽ đến.

Nghiên cứu theo chiều sâu với quy mô lớn trên 90.000 trẻ em được Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ hỗ trợ cho thấy thanh thiếu niên có tương tác và mối quan hệ tốt với cha mẹ hoặc thầy cô ở trường sẽ ít căng thẳng hơn, ít có khả năng nghĩ tới tự tử hơn, ít sử dụng rượu và thuốc lá hơn, ít tham gia các hành vi bạo lực hoặc quan hệ tình dục bừa bãi hơn...

Vậy điều gì làm nên một mối quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp, tác động tích cực tới trẻ?

1. Trẻ em là con người

Trẻ em không phải là một đối tượng để kiểm soát hay để xếp vào đều đặn như xếp trứng vào giỏ. 

Nếu trong tương tác hằng ngày chúng ta không cho phép con thể hiện cá tính và con người thật của mình, chỉ đánh giá con theo những tiêu chí có sẵn nhằm đạt được kết quả mong muốn, chúng ta sẽ mất kết nối và không thể kết nối với con ở mức độ sâu hơn. 

Chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội để khám phá những phẩm chất độc đáo của con cũng như không nhìn thấy những lợi ích to lớn đến từ nó.

Trẻ sẽ cởi mở hơn với hướng dẫn và các đề xuất để thay đổi nếu con có một mối quan hệ tích cực và ấm áp với người lớn.

Tôn trọng và hỗ trợ

Nhiều trẻ bị căng thẳng ở nhà, ở trường trong quá trình tương tác xã hội do những sự kiện hay biến cố lớn, như cha mẹ ly hôn, những rắc rối ở trường học... 

Nếu trẻ cảm thấy được hỗ trợ, trẻ sẽ giải quyết vấn đề tốt hơn, vượt qua khó khăn và thành công trong môi trường của mình.

Khi chúng ta đối xử với trẻ bằng sự tôn trọng, cũng có nghĩa là chúng ta đang mời con đối xử ngược lại với chúng ta theo cùng một cách. Do đó, trẻ sẽ cởi mở với sự hỗ trợ và ảnh hưởng của chúng ta vào những thời điểm chúng gặp khó khăn hay cần phải được điều chỉnh hành vi

Ưu tiên kết nối cảm xúc

Tiến sĩ Daniel Siegel từng có một nghiên cứu về não bộ khá nổi tiếng về việc phải ưu tiên kết nối cảm xúc mạnh mẽ với một đứa trẻ trước, sau đó mới điều chỉnh hành vi của con.

 

 

Bài thơ “Anh đi anh nhớ quê nhà”

 

BÀI THƠ “ANH ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ”

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh
 rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai.”

Đây là bài thơ rất đỗi quen thuộc của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà nho, một nhà thơ đầu thế kỉ XX, nhưng sau này được lưu truyền trong dân gian như ca dao.

Bài thơ "Anh đi anh nhớ quê nhà" là một tác phẩm tiêu biểu, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về tình cảm quê hương và tình yêu.

Qua bốn câu thơ, nhân vật chính thể hiện nỗi nhớ quê hương, nhớ những hương vị giản dị như canh rau muống và cà dầm tương.

Đây là những món ăn mộc mạc nhưng lại gắn liền với ký ức và tình thương, phản ánh cuộc sống bình dị của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ.

Nỗi nhớ quê hương không chỉ là nhớ về cảnh vật mà còn là nhớ về con người, cụ thể là những người gắn bó đêm ngày dãi nắng dầm sương để tạo ra cuộc sống.

Ngoài ra, bài thơ cũng cho thấy nỗi nhớ về tình yêu. Hai câu thơ cuối đã chuyển hướng từ nỗi nhớ quê nhà sang nỗi nhớ một người yêu, gợi lên hình ảnh người con gái tần tảo, chăm chỉ, đã cùng hưởng những gian khó.

Điều này cho thấy sự hòa quyện giữa tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa, bộc lộ rõ nét nỗi nhớ thiêng liêng của người xa nhà

-----------

Về nhà thơ Trần Tuấn Khải

Trần Tuấn Khải (4/11/1895 – 7/3/1983) bút danh Á Nam (thường dùng), Ông người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, xuất thân là nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước.

Năm 1921, ông xuất bản tập thơ thứ nhất Duyên nợ phù sinh, được giới văn học đương thời lưu tâm. Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai hoá tại Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác. Đến khi ông cho xuất bàn Bút quan hoài, gồm nhiều bài bi tráng và được nhiều người hoan nghênh; Pháp ra lệnh cấm lưu hành và tàng trữ tập thơ đó. (Thi nhân tiền chiến, quyển hạ, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1969, tr.10)

Năm 1954 ông vào Nam, làm việc tại Thư viện quốc gia, Viện khảo cổ, chuyên viên Hán học tại Nha văn hoá và các báo Đuốc nhà Nam, Văn hoá nguyệt san, Tin văn… Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất ở 88 tuổi (1983).

 

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

Lợi và hại của Internet trong cuộc sống

 

LỢI VÀ HẠI CỦA INTERNET TRONG CUỘC SỐNG

Internet đã thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách to lớn trong thập kỷ qua, từ cách chúng ta tiếp cận thông tin, giao tiếp, mua sắm, làm việc, và giải trí chỉ thông qua các thiết bị điện tử…

LỢI ÍCH CỦA INTERNET

1. Cung cấp thông tin, kiến thức

Bạn có thể truy cập hàng tỷ trang web chứa thông tin và kiến thức về mọi chủ đề từ khắp nơi trên thế giới chỉ với một cú nhấp chuột, giúp bạn học hỏi và nâng cao kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng.

 

2. Giải trí

Internet cung cấp một thế giới giải trí vô tận, gồm phim ảnh, âm nhạc, trò chơi,... Người dùng có thể giải trí mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có kết nối Internet.

 

3. Kết nối bạn bè, gia đình

Internet giúp mọi người ở xa nhau có thể giữ liên lạc thông qua email, tin nhắn, mạng xã hội Facebook, Instagram,... giúp mọi người cảm thấy gần gũi và gắn bó với nhau hơn.

 

4. Mua sắm trực tuyến

Bạn có thể mua sắm mọi thứ từ quần áo đến đồ gia dụng một cách nhanh chóng và tiện lợi qua Internet để tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng.

 

5. Học tập trực tuyến

Internet cung cấp nhiều khóa học trực tuyến, sách điện tử,... để các bạn có thể học tập mọi lúc mọi nơi, phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.

 

6. Làm việc từ xa

Người dùng có thể tìm kiếm việc làm trực tuyến, làm việc từ xa, quảng bá sản phẩm/dịch vụ và tương tác với khách hàng trên khắp thế giới.

 

7. Kiếm tiền từ Internet

Có nhiều cách để kiếm tiền từ Internet như viết blog, bán hàng trực tuyến, sáng tạo nội dung... giúp bạn có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động khác.

 

TÁC HẠI CỦA INTERNET

1. Nguy cơ an ninh và riêng tư

Internet là một môi trường dễ bị xâm nhập và tấn công, khiến người dùng có thể bị hack, lừa đảo, hoặc rò rỉ thông tin cá nhân.

 

2. Sự lan truyền thông tin sai lệch

Internet là nơi dễ dàng xuất hiện thông tin sai lệch và tin tức giả mạo, gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến quyết định của mọi người.

 

3. Lãng phí thời gian

Sử dụng Internet quá nhiều, đặc biệt là trên các trang web giải trí và mạng xã hội, có thể dẫn đến nghiện làm lãng phí thời gian và giảm năng suất học tập làm việc

 

4. Nhiều nội dung không lành mạnh

Mạng xã hội phát tán nhiều nội dung bạo lực, đồi truỵ và không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của người sử dụng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên.

 

5. Lừa đảo

Có rất nhiều nền tảng có thể dễ dàng đăng tin buôn bán, điều này dẫn đến các TH lừa đảo tài chính, sản phẩm giả mạo, và các chiêu trò gian trá

 

6. Xâm phạm quyền riêng tư

Internet thu thập nhiều thông tin cá nhân về người dùng, khiến họ dễ bị đánh cắp và xâm phạm quyền riêng tư.

 

7. Ảnh hưởng sức khỏe

Sử dụng Internet quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng,.. hay về thị giác.

 

ST