“HỆ THẦN KINH RUỘT" ĐƯỢC VÍ NHƯ BỘ NÃO THỨ HAI CỦA CON NGƯỜI
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hệ thần kinh ruột được ví như bộ não thứ hai của con người.
Khoảng 600 triệu tế bào thần kinh nằm trong hệ thần kinh ruột có khả năng hoạt động một cách độc lập mà không chịu tác động của não bộ, đôi khi còn yêu cầu hệ thần kinh trung ương phục vụ mình.
Thông qua trục ruột não, cùng với hệ nội tiết, hệ thần kinh ruột còn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, sự thèm ăn và trạng thái hành vi của cá nhân.
Từ những năm đầu thế kỷ trước, quyển "mBraining" của tác giả Marvin Oka và Grant Soousalu đã mô tả hệ thần kinh ruột là não bộ thứ hai.
Đến 1998, GS. Michael Gershon, Đại học Columbia, Mỹ công bố ấn phẩm có tên “The Second Brain” sau khi thực hiện nhiều thực nghiệm và phát hiện chất truyền dẫn thần kinh serotonin, một loại nội tiết hạnh phúc, xuất hiện tại đường ruột.
Và từ đây, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện và chứng minh hiệu quả của hệ thần kinh ruột trong vai trò chủ động không chỉ điều phối tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần cũng như cảm giác thèm ăn, ngon miệng hay khi bụng có vấn đề thì tinh thần bất ổn và ngược lại.
Một điều thú vị khác, các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 90% hormone serotonin được tạo ra trong đường ruột.
Hormone serotonin được biết đến trong việc điều tiết tâm trạng, mang lại cảm giác hạnh phúc và nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Ngoài ra, serotonin còn được biết đến là loại nội tiết điều phối vận động ruột, tâm trạng, cảm giác ngon miệng, giấc ngủ và chức năng của não.
Tóm lại, khi có một hệ tiêu hóa hay đường ruột khỏe mạnh là yếu tố tiên quyết để chúng ta có một tinh thần thư thái, vui vẻ.
Vậy làm sao để có một đường ruột khỏe mạnh?
Theo chuyên gia, TS – BS Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ:
“Hệ vi sinh đường ruột được tối ưu khi tỉ lệ lợi khuẩn được duy trì ở mức 85% so với 15% hại khuẩn”, nhưng thực tế lại cho thấy, hại khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển nếu quá trình ăn uống thiếu hợp lý, không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như các yếu tố khác,
Trong khi lợi khuẩn theo vòng đời cũng già yếu, chết đi và bị đào thải ra bên ngoài theo đường tiêu hóa, do đó tỉ lệ tối ưu 85%-15% này rất khó duy trì, hệ vi sinh bị rối loạn do hại khuẩn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần.
Vì vậy để có một đường ruột khoẻ mạnh với hệ vi sinh đạt tỉ lệ tối ưu cần duy trì bổ sung lợi khuẩn đều đặn mỗi ngày, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe từ đó sức khoẻ tinh thần cũng được cải thiện.
Một hệ đường ruột khỏe mạnh có khả năng cho chúng ta một trí óc sắc bén, năng lượng dồi dào và tinh thần thư thái.
Nhưng ngược lại, người ta cũng thấy những tổn hại ở hệ đường ruột có liên quan đến chứng đau nửa đầu, mệt mỏi, tự kỷ và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Chúng ta đã không hiểu rằng căn nguyên của trạng thái lo âu hoặc vui buồn thất thường đó có thể là một vấn đề ở dạ dày - ruột.
Quan tâm đến sức khoẻ đường ruột cũng chính là chăm sóc cho sức khoẻ tinh thần của chúng ta.
Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là các thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải muối, sữa chua, uống men sống,…
Thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn giúp củng cố hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ chống lại các hại khuẩn, từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét