Hiển thị các bài đăng có nhãn Y khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024

“Hệ thần kinh ruột" được ví như bộ não thứ hai của con người

 

“HỆ THẦN KINH RUỘT" ĐƯỢC VÍ NHƯ BỘ NÃO THỨ HAI CỦA CON NGƯỜI

 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hệ thần kinh ruột được ví như bộ não thứ hai của con người.

Khoảng 600 triệu tế bào thần kinh nằm trong hệ thần kinh ruột có khả năng hoạt động một cách độc lập mà không chịu tác động của não bộ, đôi khi còn yêu cầu hệ thần kinh trung ương phục vụ mình.

Thông qua trục ruột não, cùng với hệ nội tiết, hệ thần kinh ruột còn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, sự thèm ăn và trạng thái hành vi của cá nhân.

 

Từ những năm đầu thế kỷ trước, quyển "mBraining" của tác giả Marvin Oka và Grant Soousalu đã mô tả hệ thần kinh ruột là não bộ thứ hai.

Đến 1998, GS. Michael Gershon, Đại học Columbia, Mỹ công bố ấn phẩm có tên “The Second Brain” sau khi thực hiện nhiều thực nghiệm và phát hiện chất truyền dẫn thần kinh serotonin, một loại nội tiết hạnh phúc, xuất hiện tại đường ruột.

 

Và từ đây, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện và chứng minh hiệu quả của hệ thần kinh ruột trong vai trò chủ động không chỉ điều phối tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần cũng như cảm giác thèm ăn, ngon miệng hay khi bụng có vấn đề thì tinh thần bất ổn và ngược lại.

 

Một điều thú vị khác, các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 90% hormone serotonin được tạo ra trong đường ruột.

Hormone serotonin được biết đến trong việc điều tiết tâm trạng, mang lại cảm giác hạnh phúc và nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Ngoài ra, serotonin còn được biết đến là loại nội tiết điều phối vận động ruột, tâm trạng, cảm giác ngon miệng, giấc ngủ và chức năng của não.

 

Tóm lại, khi có một hệ tiêu hóa hay đường ruột khỏe mạnh là yếu tố tiên quyết để chúng ta có một tinh thần thư thái, vui vẻ.

Vậy làm sao để có một đường ruột khỏe mạnh?

 

Theo chuyên gia, TS – BS Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ:

“Hệ vi sinh đường ruột được tối ưu khi tỉ lệ lợi khuẩn được duy trì ở mức 85% so với 15% hại khuẩn”, nhưng thực tế lại cho thấy, hại khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển nếu quá trình ăn uống thiếu hợp lý, không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như các yếu tố khác,

Trong khi lợi khuẩn theo vòng đời cũng già yếu, chết đi và bị đào thải ra bên ngoài theo đường tiêu hóa, do đó tỉ lệ tối ưu 85%-15% này rất khó duy trì, hệ vi sinh bị rối loạn do hại khuẩn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần.

 

Vì vậy để có một đường ruột khoẻ mạnh với hệ vi sinh đạt tỉ lệ tối ưu cần duy trì bổ sung lợi khuẩn đều đặn mỗi ngày, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe từ đó sức khoẻ tinh thần cũng được cải thiện.

 

Một hệ đường ruột khỏe mạnh có khả năng cho chúng ta một trí óc sắc bén, năng lượng dồi dào và tinh thần thư thái.

Nhưng ngược lại, người ta cũng thấy những tổn hại ở hệ đường ruột có liên quan đến chứng đau nửa đầu, mệt mỏi, tự kỷ và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

 

Chúng ta đã không hiểu rằng căn nguyên của trạng thái lo âu hoặc vui buồn thất thường đó có thể là một vấn đề ở dạ dày - ruột.

Quan tâm đến sức khoẻ đường ruột cũng chính là chăm sóc cho sức khoẻ tinh thần của chúng ta.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là các thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải muối, sữa chua, uống men sống,…

Thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn giúp củng cố hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ chống lại các hại khuẩn, từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.

 

ST

 

 

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

Làm thế nào để loại bỏ mỡ nội tạng?

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ MỠ NỘI TẠNG?

Mọi người thường chỉ chú ý tới mỡ máu, mỡ dưới da mà không biết mỡ nội tạng vừa khó loại bỏ lại dễ tạo thành những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, cần biết cách phòng chống nó.

1. Mỡ nội tạng, là chất béo được lưu trữ sâu bên trong bụng, bao bọc xung quanh các cơ quan của bạn, bao gồm cả gan và ruột. Nó chiếm khoảng 1/10 tổng lượng chất béo được lưu trữ trong cơ thể bạn. Trên thực tế, bạn có thể có một vùng bụng khá phẳng mà vẫn có mỡ nội tạng.

 

Chất béo được lưu trữ bên dưới da và được gọi là chất béo dưới da. Đó là chất béo bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được khi véo da. Phần còn lại của chất béo trong cơ thể của bạn được ẩn. Đó là chất béo nội tạng và nó làm cho bụng của bạn nhô ra ngoài hoặc tạo cho bạn hình dạng “quả táo”

.

Chất béo không chỉ “ngồi yên tại chỗ”. Nó tạo ra các hóa chất và kích thích các yếu tố có thể gây độc cho cơ thể. Mỡ ẩn trong cơ thể tạo ra nhiều các chất này hơn chất béo dưới da nên chúng nguy hiểm hơn. Ngay cả ở những người gầy, tỷ lệ mỡ nội tạng lớn cũng mang lại một loạt các nguy cơ sức khỏe.

 

2. Nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng?

Chất béo được lưu trữ khi bạn tiêu thụ quá nhiều calo và hoạt động thể chất quá ít. Một số người có xu hướng tích trữ mỡ quanh bụng hơn là ở hông do gen của họ.

 

Ở phụ nữ, già đi có thể thay đổi nơi cơ thể tích trữ chất béo. Đặc biệt là sau khi mãn kinh, khối lượng cơ của phụ nữ ít đi và chất béo của họ tăng lên. Khi phụ nữ già đi, họ có khả năng phát triển nhiều chất béo nội tạng hơn ở bụng, ngay cả khi họ không tăng cân.

 

Ở nam giới, tuổi tác và di truyền cũng đóng vai trò trong việc phát triển mỡ nội tạng. Uống rượu cũng có thể dẫn đến nhiều mỡ bụng hơn ở giới này.

3. Mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào?

Quá nhiều chất béo trong cơ thể rất có hại cho sức khỏe của bạn, dù là loại chất béo gì. Nhưng so với chất béo nằm ngay dưới da (mỡ dưới da), loại mỡ nội tạng có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn. Bệnh tim, Alzheimer, tiểu đường loại 2, đột quỵ và cholesterol cao có liên quan chặt chẽ đến việc có quá nhiều chất béo trong cơ thể bạn.

 

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng, chất béo nội tạng tạo ra nhiều protein nhất định làm viêm các mô và cơ quan của cơ thể và thu hẹp các mạch máu của bạn. Điều đó có thể làm cho huyết áp của bạn tăng lên và gây ra các vấn đề khác

 

4. Chỉ số mỡ nội tàng được đo như thế nào?

Cách dễ nhất để bạn có được một ước tính sơ bộ. Hãy quấn thước dây quanh eo qua rốn. Ở phụ nữ, 89 cm trở lên là dấu hiệu của mỡ nội tạng. Ở nam giới là 101 cm. Và nếu bạn là người gốc Châu Á, điểm chuẩn cho chất béo nội tạng sẽ giảm xuống 80 cm đối với phụ nữ và 90 cm đối với nam giới.

 

- Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Chỉ số BMI từ 30 trở lên là thừa cân. Đó có thể là dấu hiệu của mỡ nội tạng. Chỉ số BMI từ 23 trở lên có thể đã là một vấn đề đáng lo ngại.

 

- Thân hình

Hãy soi gương để tìm ra manh mối nơi cơ thể bạn tích trữ chất béo. Nếu cơ thể bạn là hình một quả táo thân to và chân thon thì điều đó thường là dấu hiệu bạn có nhiều mỡ nội tạng. Hình dạng cơ thể này phổ biến hơn ở nam giới. Phụ nữ thường có thân hình quả lê với hông và đùi to hơn. Nghiên cứu cho thấy mỡ phần trên cơ thể nguy hiểm hơn đối với sức khỏe của bạn, đó có thể là một lý do tại sao phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới.

 

5. Giảm mỡ nội tạng bằng cách nào?

Bạn không cần phải theo một chế độ ăn kiêng hoặc thực hiện các bài tập đặc biệt để loại bỏ mỡ bụng. Chỉ cần làm theo những phương pháp đơn giản mà vẫn giúp bạn có được một vóc dáng cân đối và sức khỏe tốt.

 

- Tập thể dục có thể giúp bạn loại bỏ cả mỡ nội tạng và mỡ dưới da mà bạn có thể nhìn thấy hoặc sờ được. Nếu bạn đang ăn kiêng để giảm cân, tập thể dục có thể giúp bạn rất nhiều. Bạn không cần phải tập luyện quá nặng, dù chỉ là đi dạo sau bữa tối, đi cầu thang, đạp xe thay vì lái xe cũng đều rất có ích. Hãy cố gắng tập thể dục nhịp điệu vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

 

- Điều quan trọng là giữ gìn và xây dựng cơ bắp của bạn. Tập thể dục với tạ, tập sức bền như chống đẩy, SWAT hoặc tập yoga.

 

- Ăn uống thông minh

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều canxi và vitamin D trong cơ thể của bạn có thể liên quan đến việc bạn có ít chất béo nội tạng hơn. Vì vậy, hãy ăn nhiều rau xanh như cải thìa và rau bina. Đậu phụ và cá mòi và các loại thực phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát và sữa nguyên chất.

 

Tránh ăn các loại thực phẩm có thể làm gia tăng lượng mỡ bụng. Một trong số đó là chất béo chuyển hóa, được tìm thấy trong thịt cũng như trong thực phẩm chiên giòn hoặc chế biến sẵn.

Ngoài ra còn có nước ngọt, kẹo, bánh nướng chế biến và các thực phẩm khác được làm ngọt bằng đường fructose. “dầu hydro hóa một phần” hoặc “xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao.

 

Hãy tuân theo các quy tắc ăn uống lành mạnh với nhiều sản phẩm tươi, ngũ cốc nguyên hạt thịt gà không da, cá, trứng, đậu và sữa ít béo.

 

ST