Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

Làm sao để duy trì mối quan hệ với mọi người?


LÀM SAO ĐỂ DUY TRÌ MỐI QUAN HỆ VỚI MỌI NGƯỜI?

Nhân loại có bản tính xã hội. Những kết nối ta xây dựng cùng mọi người là cực kỳ quan trọng cho sức khỏe thể chất, cảm xúc và xã hội. Biết cách duy trì những mối quan hệ với mọi người có thể giúp bạn xây dựng hệ thống hỗ trợ đưa đến cho bạn sức mạnh để đối phó với những khó khăn trong cuộc sống.

 

Bạn có thể duy trì những mối quan hệ kết nối hoặc liên minh xã hội giữa ít nhất 2 người. Những mối quan hệ liên nhân đó có thể là giữa bạn và bạn đời, người thân, bạn bè thân thiết, người quen, đồng nghiệp và những người khác góp phần vào những kết nối xã hội trong cuộc đời của bạn.

 

Cách duy trì và gắn kết những mối quan hệ:

 

Mở lòng với mọi người

Để tạo dựng và duy trì những gắn kết vững mạnh với mọi người, cần phải có sự cho đi nhận lại giữa các bên khi chia sẻ thông tin. Mọi người phải cởi mở với bạn, nhưng bạn cũng cần sẵn lòng để mọi người bước vào và chia sẻ với những thông tin về trải nghiệm, cảm xúc và ý kiến của bạn.

Cuối cùng, chính nhờ chia sẻ qua lại này mà các bên sẽ hiểu rõ hơn về nhau. Quá trình này, gọi là tự bộc lộ bản thân, sẽ dần kiến tạo các gắn kết và làm cho mọi người dần thân mật với nhau hơn.

 

Để duy trì những mối quan hệ liên nhân, hãy học cách mở lòng với mọi người trong đời sống của bạn. Cho phép bản thân được tổn thương. Tìm kiếm cơ hội khi bạn có thể để mọi người biết được con người “thật” của bạn.

 

Duy trì ranh giới lành mạnh

Mở lòng không có nghĩa là bạn phải cho người khác cơ hội tiếp cận không giới hạn với những suy nghĩ, cảm xúc và thời gian của bạn. Ranh giới lành mạnh cũng là nền tảng sống còn của bất kỳ một mối quan hệ vững bền nào.

Bạn cũng cần vừa thiết lập ranh giới vừa phải củng cố chúng. Những ranh giới này đại diện cho các giá trị, mong đợi và giới hạn của bạn.

 

Người khác cần tôn trọng ranh giới của bạn, nhưng bạn cũng cần tôn trọng ranh giới của họ. Tôn trọng những ranh giới này cho thấy bạn quan tâm đến những giá trị, mục tiêu, cảm xúc và nhu cầu của đối phương.

 

Biết cách lắng nghe

Giao tiếp hiệu quả là điều cốt lõi trong bất kỳ mối quan hệ nào, nhưng bạn cũng phải nhớ rằng giao tiếp hiệu quả còn là phải biết lắng nghe.

Lắng nghe chủ động là gắn kết với những gì đối phương đang nói. Bạn không chỉ yên lặng và để họ nói xong phần của họ – bạn chiêm nghiệm nhưng lời họ nói, diễn giải lại những gì họ đã nói để thể hiện bạn đang lắng nghe và đặt câu hỏi nếu có.

 

Lắng nghe là cách rất hay để hiểu rõ hơn về đối phương. Nó cũng giúp bạn đưa ra hỗ trợ và công nhận cảm xúc của người kia, thứ vốn có thể đi rất xa trong việc khiến người kia thực sự coi bạn là người bạn và một người đồng hành.

 

Gợi ý giúp lắng nghe chủ động

– Không ngắt lời.

– Tránh nêu ý kiến hoặc phán xét.

– Duy trì tiếp xúc bằng mắt.

– Đặt câu hỏi mở.

– Nói lại theo ý hiểu những gì đối phương nói.

 

Thể hiện sự tôn trọng.

Để duy trì mối quan hệ với mọi người, bạn cũng cần thể hiện sự tôn trọng với họ. Điều này không có nghĩa là bạn phải đồng ý với tất cả những gì họ nói hoặc làm theo những gì họ muốn.

Nói đúng ra là bạn nên thể hiện với họ rằng bạn coi trọng những cảm xúc, ý kiến, thời gian và những điều họ quan tâm.

 

Khi thể hiện sự tôn trọng với người khác, bạn nên:

– Tránh xem thường những thứ họ yêu thích.

– Làm theo những gì bạn đã cam kết với họ.

– Đến đúng giờ.

– Để ý tới cảm xúc của họ.

– Lắng nghe, thậm chí ngay cả khi bạn không đồng ý với họ.

 

Thấu cảm.

Thấu cảm là có thể đặt mình vào vị trí của người kia và cảm nhận những gì họ đang cảm thấy. Có nghĩa là bạn nhìn nhận mọi thứ từ góc nhìn của họ và cảm nhận nỗi đau của họ như thể đó là nỗi đau của chính bạn.

 

Thấu cảm mang đến lợi ích cho những mối quan hệ của bạn với mọi người theo nhiều cách. Khi bạn thể hiện rằng mình cảm nhận được những cảm xúc đối phương đang có, người kia sẽ cảm thấy họ được thuộc về. Nó giúp họ cảm thấy được thấu hiểu, và thấu hiểu đóng vai trò như một nền móng cho sự tin tưởng và gần gũi trong một mối quan hệ.

 

Nghiên cứu cũng cho rằng ngoài giúp tăng cường mối quan hệ, thấu cảm còn có thể thúc đẩy lòng tử tế, hợp tác, những hành động giúp người và cải thiện sức khỏe tinh thần.

 

Tại sao các mối quan hệ lại quan trọng?

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các mối quan hệ với người khác có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số có thể kể đến:

– Giúp đương đầu với sự cô đơn.

– Làm tăng sức bật tinh thần trước căng thẳng.

– Làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm

– Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

– Tăng tuổi thọ.

 

Khi bạn có những quan hệ vững mạnh với mọi người, bạn có thể sẽ có động lực thực hiện những hành vi tốt cho sức khỏe của bản thân.

 

Tại sao mối quan hệ kết thúc?

Không phải tất cả các mối quan hệ đều lành mạnh, và đôi khi bạn sẽ phải bỏ đi một mối quan hệ độ gây đau khổ hoặc độc hại.

Ngoài ra, một số mối quan hệ chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian đơn giản chỉ bởi bản chất của kết nối giữa hai bên – mối quan hệ với đồng nghiệp, chuyên gia y tế hoặc giáo viên chẳng hạn, có thể kết thúc theo những cú chuyển mình trong cuộc sống của bạn.

 

Những mối quan hệ khác có thể kết thúc vì nhiều lý do, bao gồm chia tay, ly hôn, chuyển nhà hoặc qua đời. Hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường khi ta có nhiều cảm xúc đan xen khi một mối quan hệ kết thúc, bao gồm buồn bã, tức giận hoặc đau khổ.

 

Nếu bạn đang vật lộn đối phó với mọi chuyện sau khi một mối quan hệ kết thúc, hãy bình tĩnh cân nhắc trò chuyện với những người bạn có nhiều trãi nghiệm..

 

Kết luận.

Việc có thể duy trì những mối quan hệ vững bền với mọi người đóng một vai trò cốt lõi trong cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Hãy nghĩ về những phẩm chất mà bạn coi trọng trong hầu hết những mối quan hệ của mình – như niềm tin, sự tôn trọng, tình bạn, sự tử tế và chân thành – và cố gắng cho người khác thấy những giá trị tương tự.

 

Một chút thời gian, sự quan tâm và nỗ lực có thể đảm bảo bạn cho mọi người sự hỗ trợ họ cần và bạn cũng nhận được sự ủng hộ tương tự từ họ.

 

Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-to-maintain-interpersonal-relationships

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét