CHỮ TÂM TRONG TINH THẦN LÃNH ĐẠO
Ngẫm một chút về chữ ‘tâm’ trong tinh thần lãnh đạo “Đắc Nhân Tâm”. Kết hợp từ chữ Đắc (đạt được, có được), “nhân” (con người) và “tâm” (trái tim, tấm lòng, cốt lõi), vậy lãnh đạo Đắc Nhân Tâm có nghĩa là “được lòng người” một cách chân thành để lãnh đạo họ hiệu quả. Vậy thế nào là và làm sao để “được lòng người” một cách chân thành?
Trong một thí nghiệm khoa học do tổ chức Gallup tiến hành từ năm 2011 – 2015, người ta nhận thấy có 5 yếu tố chủ chốt nhất giúp lãnh đạo hiệu quả:
* Biết cách động viên chính mình và cổ động cộng sự cùng phát triển.
* Biết quyết đoán và cương nghị để vượt qua trở ngại và ra những quyết định lớn
* Biết nhận trách nhiệm và tạo điều kiện cho đội ngũ hoạt động dựa trên kết quả
* Biết cách xây dựng mối quan hệ với từng cá nhân riêng lẻ
* Biết ra quyết định, chủ động giải quyết những vấn đề phức tạp (thay vì né tránh chúng) và chịu khó lên kế hoạch từ trước.
Một điều bất
ngờ mà Gallup phát hiện ra là hầu như chỉ khoảng 20% dân số có đủ các kỹ năng
trên, và số lượng người bẩm sinh có thiên hướng này là cực kỳ ít, nhưng có một
tố chất ít được chú ý mà thực ra lại chính là yếu tố giúp các nhà quản lý trở
thành những lãnh đạo giỏi: Họ quan tâm sâu sắc đến người xung quanh!
Ở cuối cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng: Những nhà quản lý có đội ngũ cực kỳ gắn kết chính là những người biết lãnh đạo từ tâm. Nói cách khác, họ “vô tình” áp dụng những quy tắc đắc nhân tâm một cách nhuần nhuyễn và chân thật.
Vậy “được lòng người” một cách chân thành trong lãnh đạo cũng giống như việc lãnh đạo có tâm.
Quan tâm không toan tính
Chuyên gia huấn luyện Trương Minh Tứ tại Dale Carnegie Việt Nam có lần chia sẻ câu chuyện thực tế về một người nông dân đã chăm sóc khách hàng một cách rất ‘bản năng’: anh ta nhắn tin hỏi thăm với những câu chữ đầy lỗi chính tả và ngôn ngữ rất đỗi chân quê, nhưng toát lên sự quan tâm sâu sắc về cá nhân người khách hàng.
Câu chuyện tuy đơn giản nhưng mang lại bài học thật đắt giá. Anh nông dân nọ hẳn đâu biết gì về các khái niệm ‘dịch vụ khách hàng’, về ‘cross sale, up-sale’ và chắc là càng không có kiến thức nào về hệ thống gửi email/message hàng loạt để tạo nhận diện cho khách.
Tất cả những gì anh có là một cái tâm hướng đến khách hàng, như một người quen, người thân, người bạn, chứ không chỉ vì người đó là khách hàng của anh. Và chỉ với yếu tố cốt lõi là chữ tâm đó, anh cũng đã mang lại giá trị không nhỏ cho cả khách hàng lẫn bản thân mình.
Đây quả thật là một bài học lớn về cách quan tâm chân thật, vì ngay cả người nông dân chân lấm tay bùn cũng có thể chăm sóc khách hàng chu đáo đến vậy, thì người làm dịch vụ như chúng ta đâu có lý do nào để không quan tâm đến khách hàng một cách tận tụy, chuyên nghiệp hơn đâu phải không các bạn?
Nhưng có lẽ điều khiến chúng ta cảm kích hơn cả chính là sự chân thật trong cách anh nông dân này quan tâm. Những người nông dân vốn chất phác, hồn hậu, họ thương người một cách tự nhiên không toan tính.
Ở đây muốn nói về tính mục đích. Họ quan tâm đến người khác không phải vì người đó là khách hàng của họ, không phải để bán hàng cho người đó, không phải vì một mục đích nào khác ngoài việc muốn hiểu người đó và muốn người đó được vui, muốn mang lại một giá trị nào đó tốt cho họ.
Chỉ khi có tinh thần quan tâm hướng đối tượng như vậy, người ta mới có thể “được lòng người” một cách chân thành. Mà điều này cũng thật trùng với nghịch lý bán, nghĩa là để “được lòng người” thì cơ bản khoan quan tâm đến việc mình có “được” hay không, mà tập trung vào việc làm sao để mang đến giá trị tốt nhất có thể cho người đó.
Khi thực sự làm được điều này, chúng ta sẽ có những cái “được” vô giá trong cuộc sống.
Vậy là, cả trong khoa học (như thí nghiệm của Gallup), trong trí tuệ dân gian, cho đến trong những chuyện rất đời thường (như câu chuyện người nông dân ở trên), chúng ta đều có thể thấy rằng cốt lõi của nguyên tắc vàng về sự quan tâm chân thành mà Dale Carnegie đề cập hiển hiện ở khắp nơi.
Chữ tâm trong lãnh đạo Đắc Nhân Tâm vì vậy, không gì khác hơn chính là sự chân thành, từ ái và quan tâm sâu sắc từ đáy lòng.
Vậy nên, mỗi khi chúng ta đang quan tâm ai đó, hay đang chăm sóc khách hàng, hãy tự chất vấn bản thân xem mình đã thực sự quan tâm chân thật chưa, đã gạt sang tất cả những mục đích khác ngoài việc thật lòng lắng nghe hay giúp đỡ đối phương chưa
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét