4 VÍ DỤ VỀ KINH TẾ HỌC HÀNH VI TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY
Chúng ta thấy các ví dụ về kinh tế học hành vi nhiều hơn chúng ta nghĩ trong cuộc sống thường ngày. Vậy nó tác động đến chúng ta như thế nào?
Một ngày của chúng ta là vòng xoáy của các hoạt động. Vội vã từ nơi làm việc đến phòng tập thể dục, rồi đến cửa hàng tạp hóa và lấp đầy thời gian của chúng ta với việc vặt, bữa ăn và bất cứ điều gì khác chúng ta cần làm trước khi kết thúc ngày và lại tiếp tục bắt đầu một ngày mới như vậy.
Chúng ta quá chú tâm vào các thói quen của mình nên rất khó để có nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến mình. Với kinh tế học hành vi, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ về những hành vi mình mà trước đây không nghĩ đến.
Trong bài đăng này, hãy cùng MBA Andrews khám phá những câu hỏi sau:
Kinh tế học hành vi là gì? Làm sao mà chúng ta gặp phải hiện tượng tâm lý này hàng ngày mà không nhận ra? Một số ví dụ về kinh tế học hành vi là gì?
Kinh tế học hành vi là gì?
Kinh tế học hành vi là một bộ môn nghiên cứu giao thoa giữa các lý thuyết của tâm lý học và kinh tế học.
Cụ thể hơn, như Investopedia đã nêu, kinh tế học hành vi “liên quan đến các quá trình ra quyết định kinh tế của các cá nhân và tổ chức.”
Các nguyên tắc kinh tế học hành vi ảnh hưởng tới cách chúng ta sống cuộc sống của mình. Bằng cách hiểu tác động của chúng đối với hành vi của mình, chúng ta có thể hành động tích cực để sống tốt hơn.
Ví dụ về kinh tế học hành vi:
Ví dụ số 1: Chơi thể thao
Nguyên tắc: Ảo tưởng bàn tay may mắn
— niềm tin rằng một người trải qua thành công với một sự kiện ngẫu nhiên có xác suất thành công cao hơn trong những lần tiếp theo.
Ví dụ: Khi một vận động viên bóng rổ thực hiện nhiều cú ghi điểm liên tiếp và cảm thấy như thể họ đang có “bàn tay may mắn” và không thể ném trượt.
Liên quan đến kinh tế học hành vi: Nhận thức và phán đoán của con người có thể bị che khuất bởi các tín hiệu sai. Không có chuyện người vận động viên đó có “bàn tay may mắn”. Đấy chỉ đơn giản là sự ngẫu nhiên.
Ví dụ số 2: Làm bài kiểm tra
Nguyên tắc: Tự chấp
— một chiến lược nhận thức mà ở đó mọi người tránh nỗ lực để ngăn chặn sự thất bại tiềm ẩn làm tổn hại đến lòng tự trọng của họ.
Ví dụ: Khi một học sinh bị điểm thấp, cô ấy đã nói với bạn bè rằng mình không chuẩn bị kỹ cho kỳ thi này, mặc dù cô ấy đã học rất nhiều.
Liên quan đến kinh tế học hành vi: Mọi người đặt những trở ngại trên con đường của riêng họ (và tự gây khó khăn hơn cho chính họ) để quản lý những lời giải thích trong tương lai về lý do tại sao họ thành công hay thất bại.
Ví dụ 3: Chơi xèng
Nguyên tắc: Sự tự phụ của con bạc
— một niềm tin sai lầm rằng ai đó có thể dừng một hành động mạo hiểm trong khi vẫn đang tham gia vào nó.
Ví dụ: Khi một người chơi cờ bạc nói “Tôi có thể dừng trò chơi khi tôi thắng” hoặc “Tôi có thể bỏ cuộc khi tôi muốn” tại bàn roulette hoặc máy đánh bạc nhưng không dừng lại.
Liên quan đến kinh tế học hành vi: Người chơi được khuyến khích tiếp tục chơi trong khi chiến thắng để tiếp tục chuỗi trận của họ và tiếp tục chơi trong khi thua để họ có thể giành lại tiền. Người đánh bạc tiếp tục thực hiện hành vi rủi ro chống lại những gì có lợi nhất cho người này.
Ví dụ 4: Lấy vật dụng làm việc
Nguyên tắc: Gian lận được hợp lý hóa — khi các cá nhân hợp lý hóa việc gian lận để họ không nghĩ mình là kẻ gian lận hoặc là người xấu.
Ví dụ: Một người thường mang bút từ nơi làm việc về nhà hơn số tiền tương đương bằng tiền mặt.
Liên quan đến kinh tế học hành vi: Mọi người có xu hướng hợp lý hóa hành vi của mình bằng cách đóng khung hành vi đó là làm một việc gì đó (trong trường hợp này là lấy) hơn là đang thực hiện một hành vi xấu (trong trường hợp này là ăn cắp). Sự sẵn sàng gian lận tăng lên khi mọi người có khoảng cách tâm lý với hành động của họ.
—
Như tiến sĩ Dan Ariely đã nói trong cuốn sách “Phi lý trí có thể đoán trước: Lực lượng tiềm ẩn hình thành quyết định của chúng ta,”: “Chúng ta thường nghĩ mình đang ngồi ở ghế lái xe, có quyền kiểm soát tối cao đối với các quyết định mà chúng ta đưa ra và cách mà cuộc sống của chúng ta đang diễn ra.
Nhưng than ôi, nhận thức này liên quan nhiều hơn đến mong muốn của chúng ta hay cái cách mà chúng ta muốn nhìn nhận bản thân hơn là thực tế.”
Nhận thức về kinh tế học hành vi giúp chúng ta hiểu rõ hành động của mình để có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn và thực sự là người quyết định cuộc sống của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét