Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

10 quy luật kiếm tiền 1000 năm vẫn đúng của người Do Thái


10 QUY LUẬT KIẾM TIỀN 1000 NĂM VẪN ĐÚNG CỦA NGƯỜI DO THÁI

1. Phục vụ cho phụ nữ

Luật kinh doanh Do Thái cho rằng: Muốn kiếm được nhiều tiền, đối tượng mà hoạt động kinh doanh của mình hướng tới phải bao gồm phụ nữ. Điều này dựa trên một quy luật bất biến: Đàn ông kiếm tiền, phụ nữ tiêu tiền. Sở thích của đàn ông vốn dĩ không nằm ở việc cất giữ và sử dụng tiền bạc (mua sắm vật dụng gia đình), họ tập trung nhiều hơn đến việc kiếm tiền. Còn tiêu những đồng tiền ấy ra sao, đấy chủ yếu là việc của phụ nữ.

Do đó, nhân viên tiếp thị nên nắm bắt theo đặc điểm thích cái đẹp của phụ nữ và tạo ra những hoạt động bán hàng theo trào lưu mà họ quan tâm.

 

2. Không kiếm tiền chỉ ở một chỗ

Đi khắp nơi để kiếm tiền là đặc tính bẩm sinh của người Do Thái. Họ sinh ra đã là thương nhân của thế giới.

Dưới bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bất cứ ai cũng nên "Kinh doanh ở bốn phương, kiếm tiền tám hướng". Hãy luôn luôn tìm kiếm thị trường mới, những cơ hội mới để gia tăng thu nhập.

 

3. Quy luật 78:22

Đàn ông kiếm được 78% tiền của thế giới, trong khi phụ nữ tiêu dùng 78% tiền của thế giới.

Quy luật 78:22 tồn tại phổ biến trong marketing, phát biểu rằng: 22% khách hàng tạo ra 78% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, chiến lược marketing nắm chắc sản phẩm trọng điểm và khách hàng trọng điểm, từ đó nâng cao hiệu suất, hiệu quả bán hàng

 

4. Phục vụ cái miệng

Người Do Thái cho rằng trong quá trình buôn bán nên nhắm vào nhu cầu ăn uống của mọi người. Kinh doanh liên quan đến việc ăn uống là hoạt động đem lại lợi ích lâu dài và bền vững.

Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người tăng, người tiêu dùng ngày càng trở nên khắt khe và dành nhiều thời gian hơn trong việc làm hài lòng cái miệng của mình.

Chính vì vậy, kinh doanh ngành hàng ăn uống không bao giờ lỗi thời, và có không gian phát triển rộng lớn.

 

5. Kiếm tiền bằng trí tuệ

Sự thông minh có thể kiếm ra tiền mới là sự thông minh thật sự. Người Do Thái cho rằng kiếm tiền là đạo lý hiển nhiên và là việc vô cùng tự nhiên, nếu như tiền có thể kiếm được mà không kiếm, điều đó quả là có lỗi với tiền, phải bị thượng đế nghiêm phạt.

Chiến lược đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là chiến lược thoả mãn được những nhu cầu thầm kín của khách hàng.

 

6. Tăng doanh thu quan trọng hơn là tiết kiệm

Của cải chúng ta có được là do chúng ta bỏ mồ hôi công sức để làm ra, chứ không phải là ăn tiêu tiết kiệm tích góp mà có. Đây là niềm tin không thể bị lay động của thương nhân Do Thái.

Trong quá trình hoạt động marketing, cần nhấn mạnh hiệu suất và lợi ích, một mặt phải ngăn chặn lãng phí, mặt khác phải tạo ra "Hệ thống sinh thái marketing" và "Marketing hài hòa".

 

7. Thời gian là vàng bạc

Trong châm ngôn kinh doanh của người Do Thái có câu:"Đừng đánh cắp thời gian". Người Do Thái xem trọng thời gian, ở một tầng ý nghĩa khác là nắm chắc từng phút từng giây mới có thể giành được cơ hội trong kinh doanh.

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, ai chậm chân sẽ mất cơ hội. Do đó, hoạt động marketing cần phải phản ứng lại một cách cấp tốc, giành quyền chủ động cạnh tranh, thay đổi linh hoạt, không ngừng điều chỉnh.

 

8. Giữ chữ tín là việc quan trọng

Trong kinh doanh người Do Thái chú trọng nhất là "khế ước". Thương nhân Do Thái nổi tiếng là người biết trọng chữ tín. Người Do Thái một khi đã ký hợp đồng, bất luận xảy vấn đề gì, cũng đều quyết không nuốt lời.

Tuân thủ quy luật của cuộc chơi, thiết lập mối quan hệ cộng sự hợp tác đáng tin cậy với người đối tác, dùng sự chân thành lay động trái tim khách hàng nếu bạn muốn công việc thuận lợi suôn sẻ.

 

9. Đứng ở trên cao mới có thể nhìn ra xa

Người Do Thái cho rằng trong kinh doanh nên "cố gắng nhìn thêm vài bước", sự phát triển trong tương lai mà bạn có thể nghĩ đến là bao nhiêu, thì thành công của bạn sẽ đến được bấy nhiêu. "Chân không thể chạm đến, thì mắt phải thấy được. Mắt không thể thấy được, thì tim phải cảm nhận được."

Tránh mắc phải "Chứng marketing thiển cận". Bất luận làm gì, bạn cũng đều cần tư duy chiến lược, thực hiện những nước đi phù hợp với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và xu hướng phát triển ngành nghề. Bước trước nửa bước, bạn mới có thể dẫn dắt và tạo ra nhu cầu của thị trường.

 

10. Đàm phán tạo ra giá trị

Trong kinh doanh, không tránh khỏi phải đối mặt với rất nhiều cuộc đàm phán. Lúc này, nên tăng cường giao tiếp, thông qua đó để gây dựng thiện cảm với đối tác, và cùng nhau làm việc để ra được kết quả "đôi bên cùng có lợi".

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét