THÓI QUEN ĂN UỐNG NGUY HIỂM CỦA NHIỀU NGƯỜI VIỆT
Người miền Bắc thường thích thú việc thưởng thức các món ăn nóng, đồ uống nóng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, ăn uống đồ quá nóng có thể gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhiệt độ của thức ăn quá cao thì lại gây hại cho thực quản, vòm họng, khoang miệng.
Theo các chuyên gia trên tờ LiveScience, niêm mạc miệng và niêm mạc hệ tiêu hoá vốn rất mỏng nên dễ bị tổn thương. Cà phê, trà nóng hay đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu nóng 100 độ C có thể làm tổn thương khoang miệng, dẫn đến bỏng thực quản, tạo thành sự hao mòn thành thực quản và có thể dẫn đến ung thư.
.
Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra cảnh báo những người uống đồ uống quá nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Vào năm 2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân loại đồ uống nóng vào nhóm "chất có thể gây ung thư cho con người".
.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nếu sử dụng trà, cà phê nóng trong mùa đông thì tốt nhất nên chờ đồ uống nguội bớt trong khoảng 50-60 độ C. Nếu ăn lẩu thì nên gắp thức ăn ra bát, chờ đồ ăn nguội bớt thì mới cho lên miệng. Với các món nóng như bún, phở thì cũng nên chờ vài phút cho nước dùng nguội bớt rồi mới bắt đầu thưởng thức, điều này sẽ giúp bảo vệ thực quản, hơn nữa lúc này thực phẩm cũng trở nên ngon lành hơn.
.
Người miền Nam già trẻ gì đều có thói quen ăn nóng uống lạnh. Dường như bữa ăn nào có một ly đầy nước đá. Thế thì răng miệng, cổ họng nào chịu cho thấu. chưa nói đến hệ tiêu hoá làm việc cật lực cũng không xong. Phải thừa nhận rằng ăn thật nóng rồi uống thật lạnh cho ta cái cảm giác rất sảng khoái”
.
Vừa ăn nóng vừa uống lạnh làm cho enzim trong nước bọt và dạ dày tiết ra bị vô hiệu, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa khiến cho chức năng tiêu hóa suy yếu, thức ăn khó tiêu, ăn xong có cảm giác nặng bụng.
Theo PGS.TS Nhan Trừng Sơn (Chủ tịch Hội Tai, Mũi, Họng Nhi TP.HCM), ăn nóng trên 60 độ C có thể gây ra bỏng cấp độ 1 dẫn đến đỏ rát trong miệng, lưỡi. Điều này khích thích và làm thoái hóa các tế bào. Việc ăn nóng rồi lập tức uống lạnh sẽ tạo ra sự sốc nhiệt. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng nếu duy trì thói quen này trên 10 năm.
.
Người miền Nam bị hỏng răng, mất răng nhiều hơn và sớm hơn người miền Trung và miền Bắc do thói quen ăn uống nóng lạnh này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét