Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

9 câu danh ngôn bất hủ của Tôn Tử

 

9 CÂU DANH NGÔN BẤT HỦ CỦA TÔN TỬ

Xuất hiện lần đầu vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, những nội dung của binh pháp Tôn Tử cho đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi ở cả phương Đông và phương Tây – không chỉ trong quân sự, mà còn cả lĩnh vực kinh doanh, chính trị, luật pháp, thể thao và thậm chí đời sống thường nhật.

1. “Đánh nhau phải lừa nhau. Đánh được phải giả vờ không đánh nổi, hành quân phải giả vờ như bất động, gần phải giả vờ xa, xa phải giả vờ gần.”

2. “Chiến tranh cần phải giải quyết thật nhanh chóng, sớm ngày nào hay ngày ấy. Kéo dài ra chỉ làm hao binh, tổn tướng, mất nhuệ khí chiến đấu, làm tài nguyên quốc gia kiệt quệ, nhân dân điêu đứng.”

3. “Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút lui, tránh giao tranh với địch.”

4. “Đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện để thắng, sau mới giao tranh. Đội quân chiến bại thường giao tranh trước, sau mới tìm chiến thắng bằng cầu may.”

5. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Biết ta mà không biết địch, trận thắng trận bại. Không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại.”

6. “Dụng binh bao giờ cũng đánh chỗ yếu mà tránh chỗ mạnh của quân địch.”

7. “Các bậc vua sáng tướng tài, sở dĩ dấy binh thắng địch, thành công hơn người, đó là nhờ biết trước vậy.”

8. “Địch rút về nước thì không nên chặn đường, bao vây quân địch nên chừa một lối thoát cho chúng, địch cùng khốn thì không nên quá bức bách chúng.”

9. “Đối xử với sĩ tốt như con em, họ sẽ cùng ta xông pha vào những nơi hung hiểm. Coi sĩ tốt như con yêu quý, họ sẽ cùng sống chết bên ta.”

Tuy đã có chiều dài lịch sử hơn 2000 năm, binh pháp Tôn Tử vẫn được đánh giá là “kim chỉ nam” quan trọng, đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống hiện đại. Những lời dạy của Tôn Tử chứa đựng trong đó vô số bài học quý giá mà bất kỳ chiến lược gia hiện đại nào cũng cần nắm rõ – đặc biệt trong bối cảnh thế giới VUCA (đa cực) hiện nay – để có thể thích ứng với tình hình biến động khó lường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét