Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

Nghệ thuật yêu (Erich Fromm)

 

NGHỆ THUẬT YÊU (ERICH FROMM)

Cách duy nhất để yêu là yêu một cách tự do, chấp nhận tính cách cá nhân của người khác; tôn trọng khác biệt về ý kiến, sở thích và niềm tin của họ. Không thể có tình yêu nếu muốn khớp người này vào khuôn mẫu của người kia, và nó không phải là vấn đề về tìm sự “hợp nhau” hoàn hảo. Mà nó là:

“Sự hợp nhất với ai đó, với cái gì đó, bên ngoài mình, với điều kiện là vẫn giữ được cái tôi tách biệt và trọn vẹn của mình.”

.

Thế nhưng trong xã hội phương Tây hiện đại, tình yêu đã suy vong

Chúng ta sống trong nền văn hóa tiêu dùng, văn hóa khiến cho tình yêu chỉ như một thứ hàng hóa được bán trên thị trường. Vì vậy chúng ta tiếp cận nó với tư duy thị trường. Khi hai người yêu nhau, họ cảm thấy rằng họ đã tìm được đối tượng tốt nhất có sẵn trên thị trường nhờ vào giá trị trao đổi của họ.

Cuối cùng, chúng ta tiếp tục lẫn lộn giữa các trạng thái của tình yêu. Có phải chúng ta đang yêu hay đang ở trong tình yêu? Giai đoạn đột ngột và tuyệt vời của sự thân mật mà chúng ta thường cảm thấy sau khi rơi vào tình yêu thường là kết quả của sự hấp dẫn tình dục. Tuy nhiên, khi nó biến mất, chúng ta thường cảm thấy tình yêu cũng đã biến mất!

.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại làm cho con người không chỉ cảm thấy xa lạ với bản thân mà còn xa lạ với người khác. Làm thế nào để chúng ta dám mong đợi con người có thể biết cho và nhận tình yêu trong khi họ cảm thấy mình và những người khác như những cỗ máy tự động xa lạ với nhau? Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta coi những mối quan hệ của con người như là một khoản đầu tư để thu được lợi nhuận.

“Nguyên tắc nền tảng của xã hội tư bản và nguyên tắc của tình yêu không hề tương thích với nhau.”

------

* Erich Fromm (1900-1980) là nhà tâm lý học, xã hội học và triết gia nổi tiếng thế giới. Fromm là gương mặt tiêu biểu cho ý tưởng về chủ nghĩa xã hội nhân đạo và dân chủ. Sinh ra ở Frankfurt am Main, Đức, ông là con trai của một gia đình người Do Thái chính thống. Năm 1934, sau khi Đức Quốc xã nắm quyền tại Đức, ông chuyển đến New York và trở thành một công dân Hoa Kỳ. Ông là giáo sư tại một số trường đại học trong đó có Columbia và Yale.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét