ĐỨC PHÁP CHỦ THÍCH PHỔ TUỆ: TRONG CHÙA CÓ TIỀN KHÔNG TỐT, TÔI KHÔNG Ở GẦN TIỀN ĐƯỢC
Lẽ thường, người ở địa vị cao, thì 'dân thường' càng khó với tới, nhưng với Cụ Pháp chủ, nếu ai có nhân duyên gặp, sẽ thấy Ngài rất bình dị, dân dã, không có sự kiêu ngạo, bề trên, khó gần. Mong cầu Cụ được mạnh khỏe, để được nghe Cụ giảng pháp hoặc đơn giản, chỉ là một sự hoan hỷ trong lòng!
Lần đầu tiên đến Chùa Giáng, tôi ôm theo bó hoa. Cụ c cho phép tôi thay hoa trên bàn thờ Phật.
Lúc sau, có mấy người dân làng đợi Cụ. Cụ nghe họ kể những khúc mắc của họ, rồi nói chuyện với từng người rất lâu. Tất cả đều áo nâu, nhìn từ ngoài vào không biết đó là vị Pháp Chủ đang gặp gỡ Phật tử mà cứ ngỡ như người làng đang gặp nhau chuyện vãn. Mà những người dân ấy, chắc họ cũng không nghĩ đang gặp Pháp Chủ. Với họ, đó là cụ sư ở chùa của làng họ.
Không lạ, vì Cụ là người làm ruộng cả đời. Từ khi ít tuổi, xuất gia, Cụ ở chùa này, cày cấy trên những sào đất làng dành cho chùa. Cơm gạo nhà chùa là do người tu tự trồng cấy.
Phật Pháp giản dị nhưng cũng quá sâu xa. Ai cũng hiểu được phần nào đó, nhưng không ai hiểu hết được. Vài chục dòng của Bát Nhã Tâm Kinh mà cả ngàn cuốn sách không diễn giải hết. Hiểu một ý lại thấy mở ra đâu đó muôn ngàn ý khác.
Thường thì ta nghĩ về Phật Giáo nghiêng về phía tâm - Từ Bi Hỷ Xả. Thế cũng đủ cho cuộc sống. Nhưng Phật Giáo đề cao Tuệ. Nhà Phật nói “Hiểu và Thương”. Thiếu Hiểu thì Thương dễ sa vào vô minh. Tà pháp hay bám vào chỗ đó.
Cụ Pháp Chủ nói chuyện đạo, chuyện đời theo cách riêng của Cụ. Ai cũng hiểu. Nhưng người hiểu một phần tốt một phần. Người hiểu ba phần tốt ba phần. Nghe cụ thấy mình hiểu mà cũng thấy mình chưa hiểu hết.
Tôi biết có người xin cúng tiền cho Chùa. Khi biết, Cụ gọi bảo: Trong Chùa có tiền không tốt, tôi không ở gần tiền được.
Những biến tướng lệch lạc ở một số chùa và tăng ni, hiện không ít. Căn nguyên là từ các rắc rối lộn xộn của đời phản ánh vào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét