Tượng Hoàng Thái hậu Ngô Thị
Ngọc Dao trong Đền Thánh Mẫu. Phía trên là bức đại tự với 2 chữ: MẪU NGHI (mẹ của
muôn nhà),
Bậc hiền tài có thể chăm lo cho thiên hạ đều phải là bậc hiếu đức
Cổ nhân có câu: “Tìm người tài nên tìm cửa hiếu môn” (Tìm người có hiếu). Có thể thấy cốt cách của bậc hiền tài có thể chăm lo cho thiên hạ đều phải là bậc hiếu đức...
'Đại Việt Sử Ký Toàn Thư' có chép câu chuyện vua Lê Thánh Tông hiếu thảo với đức Hoàng thái hậu Ngọc Dao nổi tiếng một thời. Tấm bia ở lăng Hoàng Thái Hậu đặt tại Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá có ghi rằng:
Hoàng thái hậu khi sinh ra đã là người đôn hậu, cần kiệm không xa hoa, Giản dị, trang nhã mà lễ độ, kính trọng tông miếu, phụng thờ Thần linh. Bà ở đời sống nơi giàu sang nhưng hay làm việc thiện, vậy nên tuổi tác tuy cao mà tinh thần lại sáng suốt. Khi ngọc thể bất an, nằm nơi giường bệnh hơn một tháng nhưng không kêu than.
Vua Lê Thánh Tông nhờ ơn bà sinh thành, dưỡng dục mà trở thành một vị vua lỗi lạc, đức hạnh, nắm giữ triều chính khi mới 19 tuổi. Suốt thời gian Hoàng thái hậu Ngọc Dao bị ốm, vua Lê Thánh Tông cùng Hoàng thái tử ngày đêm chăm sóc, không lúc nào rời bên. Khi dâng thuốc hay đồ ăn, vua nhất định tự mình thử trước; trong thì kêu với tổ tiên, ngoài thì cầu khẩn không thiếu nơi nào.
Khi bà sắp ra đi, vua kêu gào tên mình mà gọi. Hoàng thái hậu nhếch mép một chút, muốn nói lời từ giã. Từ việc mặc áo, khâm liệm, đến việc bỏ gạo vào miệng người chết vua đều tự mình làm để tỏ lòng đau xót. Khi chịu tang bà, người trong cung bỏ trang sức, mặc đồ tang, ăn cơm rau, cài trâm gỗ... không khác gì thường dân.
Đền Thánh Mẫu thờ Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao ở Đồng Phang (Định Hòa, Yên Định, Thanh Hóa)
Tấm lòng hiếu thảo của vua Lê Thánh Tông là tấm gương sáng cho con cháu đời sau noi theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét