Socrates là 1 triết gia Hy Lạp, ông là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người
Người khôn ngoan là người nhận ra những gì mình chưa hiểu hoặc hiểu sai.
Một người có thể có được kiến thức thông qua việc học tập kiên trì, nhưng nếu bạn muốn trở thành một người lỗi lạc, bạn có thể cần đến loại trí tuệ “kỳ dị” của nhà triết học Socrates: Sự khôn ngoan đến từ việc nhận ra những lỗi sai và tìm ra sự thiếu hiểu biết của mình.
Nhà triết học vĩ đại Hy lạp cổ đại Socrates không chỉ được xem là một nhà hiền triết lỗi lạc, ông còn được xem là bậc thầy về truy vấn. Một nhà tiên tri đã tuyên bố rằng ông là người khôn ngoan nhất trong tất cả mọi người thời đó, và đa phần mọi người đều đồng ý với ý kiến trên. Riêng Socrates cho rằng ông được xem thông thái hơn những người khác chỉ vì ông có thể nhận thấy điều mà ông không biết.
Bức tranh Cuộc tranh luận giữa Socrates và Aspasia. (Ảnh: Wikipedia Common)
Để truyền bá trí tuệ “kỳ dị” này, Socrates giải thích rằng ông có nhiệm vụ “truy vấn”, đặt câu hỏi cho những người “khôn ngoan” và chứng minh “sự khôn ngoan sai lầm” của họ là sự thiếu hiểu biết. Ông định nghĩa bản chất của sự khôn ngoan theo một cách hoàn toàn khác, đó là cho rằng trí tuệ chính là nhận thức về sự thiếu hiểu biết của bản thân mình. Người khôn ngoan không phải là người luôn luôn làm đúng, anh ta là người nhận ra những gì mình chưa hiểu hoặc hiểu sai. Ông nói:
Tôi khôn ngoan hơn người đàn ông này, vì cả hai chúng tôi dường như không biết nhiều điều tuyệt vời và tốt đẹp, nhưng anh ta tưởng tượng anh ta biết một cái gì đó, mặc dù anh ta không biết gì, trong khi tôi, vì tôi không biết gì cả, vì vậy tôi không giả vờ rằng mình biết. Trong trường hợp cụ thể này, tôi có vẻ khôn ngoan hơn anh ta, bởi vì tôi không vui sướng khi biết rằng mình không biết nhiều điều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét