Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Có nhiều lựa chọn, có thể thiệt hại

 

Mọi người bị ám ảnh với việc có nhiều lựa chọn, kể cả nó có hại cho họ về lâu về dài.

Năm 210 TCN, khi tướng quân Hạng Tịch đã chở đội quân của mình qua sông Trường Giang, ông đem đốt thuyền của mình. Ông làm thế để cho các binh sĩ thấy rằng không còn đường rút lui. Trước việc làm đó, họ chiến đấu dũng mãnh tới mức chiến thắng 9 trận liên tiếp.

Câu chuyện này trở nên nổi tiếng bởi vì cố ý dập đi các lựa chọn đi ngược lại với bản năng tự nhiên của ta. Con người luôn cố gắng để mở càng nhiều lựa chọn càng tốt: trong việc học hay trong chuyện lựa chọn người yêu.

Một số người có thể nói rằng trong một thế giới bất định, mở càng nhiều lối đi càng tốt là điều hợp lý, nhưng các nghiên cứu đã thực sự chỉ ra rằng xu hướng này mạnh mẽ tới mức nó có thể phản tác dụng.

Ví dụ, xem xét một nghiên cứu mà những người tham gia được thưởng tiền thật khi chơi một trò chơi máy tính. Trong trò chơi, họ có thể kiếm tiền nếu loại bớt lựa chọn nhưng mất tiền nếu để giữ các lựa chọn luôn mở. Kết quả đáng ngạc nhiên là ham muốn phi lý trí để mở các lựa chọn tỏ ra không thể cưỡng lại - họ vui vẻ chi tiền cho nó.

Không ra quyết định kéo theo nhiều hậu quả. Một người lưỡng lự giữa hai con đường sự nghiệp, giả dụ giữa kiến trúc sư hay kĩ sư máy tính, có thể không toàn tâm vào theo đuổi cái nào, vì vậy rốt cục lại trở thành một  người tầm thường.

Như câu chuyện của Hạng Tịch cho thấy, đôi khi dập tắt các lựa chọn lại tỏ ra có ích, bởi vì nó sẽ ép chúng ta tập trung. Thay vì tự dối bản thân rằng mình có thể làm mọi thứ, ta cần ra những quyết định khó khăn về điều thực sự quan trọng với mình. Ví dụ, nếu bạn thực sự muốn dành thời gian với con cái của mình, có lẽ đến lúc phải từ bỏ những giấc mơ có thể chiếm nhiều thời gian khác của bạn, như trở thành giám đốc công ty luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét