Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021

Cuộc sống bền vững khi có được chữ Tín

 

Cuộc sống bền vững khi có được chữ Tín

Trong đời sống xã hội ngày nay, dễ nhận thấy, có những người không xem trọng chữ tín vẫn sống một cách thoải mái. Chẳng nhẽ, đạo thành tín không còn phù hợp với cuộc sống chúng ta ngày nay? Con người ngày nay có còn cần đến đạo thành tín nữa không?

Khổng tử từng nói: “Người không có chữ tín, chẳng biết sẽ làm được việc gì. Giống như cỗ xe không có chốt hãm thì làm sao chạy an toàn được?”. Chữ tín là điều cơ bản nhất để con người bước vào đời. Ngay từ khi còn bé, ông bà, bố mẹ và ngay cả những bậc làm cha mẹ như chúng ta đã dạy cho con cái chữ tín và lòng trung thực.

Nghĩa là, chỉ khi nào dựa vào lòng thành tín bạn mới điều khiển được cỗ xe của cuộc đời mình. Chỉ có lòng thành tín mới có thể giúp bạn vượt qua khó khăn, phong ba bão táp trên đời. Con người ta cần phải dựa vào sự chính trực để sống. Nếu ai đó chỉ dựa vào cơ hội, bất chấp thủ đoạn và không giữ chữ tín thì dù họ có sống cũng chỉ là may mắn thoát khỏi tai họa mà thôi.

Trong xã hội ngày nay, việc giữ chữ tín tạo nên tấm thẻ thông hành vô hình cần thiết cho mỗi con người. Chữ tín không được ghi trong sơ yếu lý lịch của bạn, nhưng nó thể hiện sự đánh giá của mọi người đối với bạn. Làm việc ra sao, phẩm hạnh thế nào, tất cả đều ở chữ TÍN.

* Người có đạo đức sẽ không bao giờ bị cô độc. Cho dù là chịu thiệt trong xã hội kim tiền ngày nay. Nhưng hãy bắt đầu từ sự chân thành trong trái tim mỗi người để cố gắng xây dựng và kiên trì với đạo đức thành tín. Nếu mỗi người đều làm được như vậy, sẽ tạo nên một xã hội luôn lấy đạo đức và chữ TÍN làm đầu.

KHI XÃ HỘI KHÔNG CÒN CHỮ TÍN

 

Khổng Tử nói "nếu không được người dân tín nhiệm thì không thể đứng vững"; và "Người không có chữ Tín thì không tạo lập được chỗ đứng trong xã hội". Còn người hiện nay thì sự bất tín quá nhiều rồi: bán hàng nói thách, thịt lợn bơm nước, rau quả phun thuốc kích thích, quần áo dùng chất liệu kém…

Có phóng viên đến vùng trồng dưa hấu thấy trong ruộng dưa có những quả dưa được buộc một sợi chỉ đỏ. Người trồng dưa cho biết đó là những quả dưa để người nhà ăn. Những trái khác được phun chất kích thích, cuống dưa lại chấm thêm một chất kích thích nữa, do đó dưa lớn rất nhanh.

Người nhà họ không ăn quả dưa to, chỉ ăn những quả buộc chỉ đỏ. Quả dưa hấu bình thường, sau khi hái có thể để được 10 ngày, còn trái dưa kích thích chỉ để được 3 ngày, dưa lại nhạt nhẽo.

Tại sao lại có những sự việc như vậy? Chính là vì tiền. Các vật nuôi, cây trồng, rau trái cây, các sản phẩm thực phẩm đều dùng chất kích thích tăng trưởng và chất bảo quản, đều là những hóa chất có hại cho sức khỏe, thậm chí cả sinh mạng con người. Đó đều là những 'hàng giả'. Lại có những quan chức trong các bộ máy công quyền, cảnh sát, tòa án, tư pháp, giáo dục cũng bị phát hiện sử dụng bằng giả. Đó là chưa kể đến những công chức đang sử dụng 'bằng thật học giả', tức là có học 'tại chức', 'hàm thụ', 'từ xa', nhưng thi cử, luận văn là đều dùng tiền mua, hoặc nhờ người làm giúp. Học xong, tốt nghiệp, có bằng thật nhưng quá trình học hành, thì cử là giả, là gian lận.

Con người này nay cũng vậy, có những điều nói ra cũng là lời giả. Thậm chí nếu có người nói thật thì lại bị người ta nghi ngờ là giả dối. Vậy nên, để giải quyết được những vấn nạn xã hội lan tràn hàng hóa độc hại, hàng giả, kém chất lượng như hiện nay thì toàn xã hội phải được xây dựng trên nền tảng chữ tín.

Đại Tín không cần cam kết

Có hiện tượng lạ là người tàn tật thường không muốn làm giấy chứng nhận tàn tật. Ví dụ họ bị mắt kém, nếu họ làm giấy chứng nhận thì sẽ khó tìm được việc làm tốt, người ta không muốn nhận người tàn tật. Do đó có những người tàn tật lại không muốn làm giấy chứng nhận tàn tật.

Nhưng lại có những người không tàn tật lại muốn có được giấy chứng nhận tàn tật. Ví dụ họ mở công ty, cần làm giấy chứng nhận tàn tật để được những ưu đãi. Sự tình rất buồn cười, khi không còn chữ tín nữa thì thực sự đáng sợ.

Thời xưa không có ai nói mượn tiền phải viết giấy mượn. Còn ngày nay, giữa những người bạn với nhau khi mượn tiền cũng phải viết giấy mượn. Ngày nay người ta nói: "Anh em ruột, ghi rõ ràng", nếu không người ta không hoàn trả thì làm sao? Thế nên mảnh giấy chính là sự đảm bảo, là cam kết.

Khi chữ tín không còn thì phải thêm tờ giấy vay mượn, tăng thêm bản hợp đồng. Hiện nay vì không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, hai bên dẫn nhau ra tòa cũng khá nhiều. Do đó Đại Tín thì không cần cam kết. Người xưa truy cầu Đại Tín chứ không truy cầu cam kết trên bề mặt.

Đại tín bất ước - người có đại tín thì không cần thề thốt, không cần cam kết mà mọi người vẫn tin tưởng. Đại tín là lòng thành tín xuất phát từ nội tâm, nó có sức mạnh cảm phục lòng người.

Theo Đồng Hân - zhengjian.org

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét