Mùa xuân chín - bức tranh xuân của đời người
...chỉ với Mùa Xuân chín, Hàn Mặc Tử đã luôn là một nỗi nhớ khôn nguôi của người yêu thơ, yêu cái đẹp khi xuân về.
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
“Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
Cảnh quê đấy, vừa dung dị gần gũi, lại như sương khói mờ ảo, ẩn hiện long lanh như ở miền cổ tích. Có lẽ đó là những câu thơ viết giữa những cơn đau bệnh. Đoán chừng như có một hôm, khi bệnh tật đã chán hành hạ và tạm buông tha cho người thơ, khiến người hơi hồi tỉnh một chút để rời khỏi cái xó nhà hôi hám và ẩm thấp; người chống gậy lần ra trước hiên nhà, bắt gặp cảnh xuân đang đến và họa lại nó không chỉ bằng một hồn thơ tinh mỹ mà còn bằng những nét vẽ bậc thầy.
Có một chàng thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh 16 tuổi, chàng đã làm bài thơ đầu tiên. Chàng đã sống, đã đi, đã yêu tha thiết và đã đau đớn cùng cực. Rồi khi ra đi ở tuổi 28, di sản chàng để lại không chỉ đơn thuần là các tập thơ, kịch thơ và văn xuôi... Chàng thi sĩ ấy có bút danh là Hàn Mặc Tử. Nhưng Mùa xuân chín lại là một thi phẩm hoàn toàn khác với cái chất “điên”, chất “cuồng”, chất “đắng” của Hàn Mặc Tử… nó đẹp bình dị, như mơ như thực, khiến đa phần chúng ta có thể cảm được, hiểu được, yêu được.
Theo lời nhà văn, nhà phê bình Trần Thanh Mại, thì: “Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi Thơ Điên”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét