HIỆU ỨNG MATTHEW
Kết quả nghiên cứu nổi tiếng của nhà khoa học Keith Stanovich và có thể miêu tả ngắn gọn về Matthew effect (hiệu ứng Matthew), một khái niệm được nhà xã hội học Robert King Merton xây dựng vào năm 1968.
Hiệu ứng Matthew chỉ hiện tượng khi một lợi thế / thành công ban đầu kéo theo một loạt những thành công kế tiếp trong tương lai. Ở chiều ngược lại, những người không có xuất phát điểm lợi thế sẽ có xu hướng tụt lại dần phía sau, làm gia tăng khoảng cách giữa họ và nhóm có lợi thế ban đầu.
Tên gọi của hiệu ứng này xuất phát từ Phúc Âm Matthew trong Tân Ước, trong đó Matthew là một trong mười hai sứ đồ của chúa Jesus. Trong sách có đoạn như sau: “For whosoever hath, to him shall be given, and he shall have more abundance, but whosoever hath not, from him shall be taken away even that he hath.” (Tạm dịch: Ai đã có thì sẽ được cho thêm và sẽ có dư thừa, còn ai chưa có thì ngay cả cái đang có rồi cũng sẽ bị tước mất đi.)
Hiệu ứng Matthew: phương diện giáo dục
Sự phát triển của các học sinh giỏi thường thu hút sự chú ý của giáo viên hơn hết. Đồng thời những người ấy lại gây bất lợi cho sự phát triển của những người khác. Các hiệu ứng này cũng được nhiều cá nhân nhận định là lời tiên tri cho tương lai một người.
Cách trường học phân chia lớp thường, lớp chọn cũng là điều dễ nhận thấy của hiệu ứng Matthew. Lựa chọn những học sinh nổi trội để bồi dưỡng. Đồng thời khiến cho những học sinh còn lại tin rằng chúng tầm thường, khó phát triển trong tương lai. Nhiều cuộc thi cho học sinh giỏi, tài năng không ngừng nối tiếp nhau. Chúng càng khẳng định khoảng cách khác biệt giữa “những người bạn bằng tuổi”. Mọi người thường chú trọng vào những đứa trẻ tài giỏi, bỏ quên những đứa trẻ “tầm thường” còn lại.
Trong những năm đầu được đánh giá là tầm thường. Những đứa trẻ ấy sẽ trở nên tầm thường thật sự theo cách mà chúng bị đối xử, nuôi dạy.
“Cây sồi cao nhất không chỉ bởi nó mọc từ trái sồi cứng cáp nhất mà còn vì chẳng có cây nào che khuất đi ánh sáng mặt trời, mặt đất xung quanh mỡ màu. Không lấy một con thỏ nhai lấy khi nó còn là cây non, và cũng chẳng bị một người tiều phu nào đốn trước khi nó kịp trưởng thành.” – Malcolm Gladwell
Hiệu ứng matthew trong kinh tế
Hiệu ứng Matthew: Những người giàu ngày càng giàu hơn, còn những người nghèo lại ngày càng nghèo đi. Cả thế giới đều đang phát triển theo xu hướng này.
.
Nhà kinh tế học người Pháp Thomas Guletty đã nghiên cứu hiệu ứng Matthew trong suốt 50 năm. Và ông đã phát hiện ra rằng trong 50 năm qua, 50% người Mỹ thuộc những người nghèo nhất đã tăng thu nhập với mức dưới 1%, trong khi 1% số người Mỹ giàu nhất đã tăng thu nhập lên tới tận 300%.
.
Cách đây một thời gian, Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã công bố "Báo cáo tài sản tư nhân Trung Quốc năm 2019", khiến mọi người thấy choáng váng.
Những người có mức lương hàng tháng là 10.000 tệ (tương đương 35 triệu VND), luôn làm việc chăm chỉ, nhưng đến cuối năm tiền lãi vẫn không hơn 4.000 tệ (14 triệu VND), trong khi những doanh nhân giàu có khác, cuối năm chỉ cần nhìn sơ trong thẻ ngân hàng của họ, đã thấy rằng có hơn một triệu tệ (hơn 3 tỷ VND) tiền lãi.
.
Tốc độ "tiền vào" của những người giàu có tăng khủng khiếp như tên lửa, mà người bình thường dù làm suốt 24 tiếng đồng hồ cũng khó mà đuổi kịp.
Bởi vì họ thường bị mắc kẹt trong những khoản chi phí sinh tồn của cuộc sống như: tiền phí sinh hoạt, thế chấp, vay mượn mua ô tô, chi phí đi học cho con cái, chi phí di chuyển,... Thu nhập mà họ kiếm được lại được tiêu xài liên tục theo vòng tuần hoàn vốn có của nó.
.
Những người giàu có kia, họ đã sớm thoát khỏi xiềng xích này từ lâu. Họ có nhiều không gian để phát triển hơn, bởi vì hiện tại họ làm chủ đồng tiền, dùng tiền để đầu tư; chứ không cần lệ thuộc vào tiền, phải suy nghĩ xem cần tiết kiệm bao nhiêu, cần chi bao nhiêu thì mới đủ sống.
.
Trên thực tế, hiệu ứng Matthew được áp dụng trong mọi tầng lớp xã hội. Như ở nơi làm việc, hiệu ứng Matthew còn nghiêm trọng hơn.
.
Trong một công ty làm về sản xuất giày da, ông chủ thông báo cuối năm nay, 5 người đạt được mức lương cao nhất công ty sẽ được thưởng nhiều hơn. Có nhiều người cảm thấy bất bình.
Vì sao họ đã có mức lương cao, lại còn được thưởng?
Bởi vì năng lực xứng với thu nhập, những người có mức lương cao là những người năng lực mạnh mẽ, không thể thay thế được.
.
Nếu họ không làm nữa, thì ông chủ khó mà kiếm được người tài giỏi và có sẵn kinh nghiệm, lại quen thuộc với công ty như họ; hoặc ông chủ phải bỏ một số tiền cao hơn để "đào" nhân tài từ nơi khác về. Vì lo lắng họ sẽ nghỉ việc sang nơi khác tốt hơn, nên tất nhiên ông chủ sẽ ưu tiên tăng lương cho họ trước.
.
Ngược lại, với những nhân viên có mức lương thấp, dù họ có nghỉ việc, ông chủ ra ngoài vẫn dễ kiếm được nhiều nhân viên khác chấp nhận mức lương tương tự và thế vào vị trí của họ.
.
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét