Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người

Kinh Talmud viết: Mọi người phải yêu Thượng Đế với toàn bộ trái tim, cuộc đời và của cải của mình; không ai được phép dùng tài sản của mình để làm hại kẻ khác và không ai được trộm cắp tài sản người khác; tài sản của một người nhưng không phải chỉ là của người đó mà phải dùng nó để giúp kẻ khác…

Có thể hiểu “Yêu Thượng Đế với toàn bộ tài sản của mình” nghĩa là phải sử dụng tài sản riêng của mình theo lệnh Thượng Đế, nghĩa là phải chia bớt cho người nghèo THÔNG QUA LAO ĐỘNG, TỨC PHẢI MỞ RA CÁI GÌ ĐÓ SẢN XUẤT VÀ NHẬN NGƯỜI NGHÈO VÀO LÀM, TRẢ LƯƠNG CHO HỌ. Từ đó ta dễ hiểu vì sao cộng đồng Do Thái ở đâu cũng giúp đỡ nhau để tất cả cùng giàu lên, không có ai nghèo khổ.

Đạo Do Thái coi làm giàu là bổn phận nặng nề của con người; nói “nặng nề” vì người giàu có trách nhiệm to lớn đối với xã hội: họ phải chia một phần tài sản của mình để làm từ thiện BẮT BUỘC. Những người Do Thái giàu có luôn sống rất giản dị, tiết kiệm và năng làm từ thiện. Không một nhà giàu Do Thái nào không có quỹ từ thiện của mình.

Người Do Thái luôn nghĩ rằng Thượng Đế giao cho họ nghĩa vụ và quyền làm giàu. Đây là động lực chủ yếu khiến họ ở đâu cũng lo làm giàu, không bao giờ chịu nghèo khổ. Hai nghìn năm qua, dù sống lưu vong ăn nhờ ở đợ các quốc gia khác và ở đâu cũng bị làm khó nhưng dân tộc này vẫn nghĩ ra nhiều cách để làm giàu.


Kinh Talmud viết: ai nói

- Ai nói “Của tôi là của tôi, của anh là của anh” (mine is mine and yours is yours) thì là người bình thường (average);

- Ai nói “Của tôi là của anh và của anh là của anh” thì là ngoan đạo (godly);

- Ai nói “Của anh là của tôi và của tôi là của tôi” là kẻ xấu (evil).

Văn hoá Do Thái không thừa nhận quyền sở hữu tài sản tuyệt đối và vô hạn, cho rằng tất cả của cải đều không thuộc về cá nhân mà thuộc về Thượng Đế, mọi người đều chỉ là kẻ quản lý hoặc kẻ được ủy thác của cải đó. Tài nguyên thiên nhiên do Thượng Đế tạo ra là để ban cho tất cả mọi người, không ai có quyền coi là của riêng mình. Ai lấy tài sản chung vào túi riêng thì sẽ mang trọng tội với trời đất. Ai mà lấy vào, không cho đi thì sẽ mất hết vào một lúc nào đó.

Kinh Talmud viết nhiều quy tắc hữu dụng về kinh doanh, ví dụ như:

  • – Vay một quả trứng, hãy biến thành một trại ấp gà;
  • – Mất tiền chỉ là mất nửa đời người, mất lòng tin là mất tất cả;
  • – Nghèo thì đáng sợ hơn 50 loại tai nạn;
  • – Giúp người thì sẽ làm tăng tài sản; ki bo chỉ làm nghèo đi;
  • – Chỉ lấy đi thứ gì đã trả đủ tiền cho người ta;
  • – Biết kiếm tiền thì phải biết tiêu tiền; v.v…”


Năm 1948, Israel lập quốc. Bất cứ một người Israel tài giỏi nào lúc đó đều được khuyến khích “về thị trấn nhỏ, mở xưởng sản xuất. Đi tới nơi hoang vắng, mở nông trại. Trí tuệ này luôn nghĩ ra sản phẩm mới. Không có người Do Thái nào phải thất nghiệp, nếu có là do lỗi của người giỏi không nghĩ ra việc cho họ.

Học giỏi mà không làm ra của cải gì là vô nghĩa, đáng khinh. Không có bằng sáng chế, không có công trình ứng dụng thì không được gọi là giáo sư. Người không làm ra tiền thì không được phép có ý kiến. Không nghe, không đọc, không quan tâm người không có thành tựu nói gì, nghe theo là mình sẽ hỏng như họ….” là những quan điểm của người Israel trong giai đoạn lập quốc.

Liệu người giới trẻ Việt chúng ta trong giai đoạn kiến quốc trí tuệ thông minh ham thích cái hay mới lạ có học hỏi được chút ít văn hoá của người Do Thái chăng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét