Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

Làm sao để hỗ trợ tinh thần cho nửa kia

LÀM SAO ĐỂ HỖ TRỢ TINH THẦN CHO NỬA KIA

 

Có nhiều cách giúp cung cấp hỗ trợ tinh thần một cách lành mạnh cho cả bạn lẫn nửa kia:

 

Lắng nghe

 

Khi nửa kia mở lòng với bạn, bạn cần thực sự lắng nghe và chú ý. “Bạn không được bỏ qua hoặc xem thường những gì họ đang nói hoặc cảm xúc của họ, vì sau cùng thì mỗi người đều có những cảm xúc khác nhau theo nhiều cách khác nhau, và không có cách xử lý nào là đúng hay sai cả,” theo Charlotte Johnson, chuyên gia về tính dục và các mối quan hệ, chia sẻ.

 

Nếu họ chỉ muốn “xả” ra thôi thì có thể họ không cần nhận được hoặc không cần lắm lời khuyên và chỉ đang cảm thấy buồn hoặc không được lắng nghe.

Nghiên cứu cho thấy nam giới đặc biệt dễ muốn “sửa chữa” cái này cái kia cho đối phương hơn là đơn giản chỉ lắng nghe.

 

Gần gũi quan tâm bằng cơ thể.

 

Việc gần gũi quan tâm bằng cơ thể có ích hay phù hợp không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của từng người.

Với một số người, yêu thường bằng cơ thể có thể được chào đón và họ cảm thấy được an ủi khi nhận được hành động này trong quá trình được bạn hỗ trợ tinh thần.

 

Điều này có thể đơn giản chỉ là nắm tay khi họ đang nói chuyện với họ, hoặc ôm họ khi họ đang gặp khó khăn.

Bạn có thể thể hiện sự yêu thương bằng cơ thể chỉ bằng câu hỏi “Anh/em có thể nắm tay em/anh hay xoa lưng em khi em/anh đang nói được không?” hay “Anh/em ôm em/anh một cái nhé?

 

Những điều nên tránh khi nửa kia cần hỗ trợ tinh thần.

 

TS. Elena Touroni, một nhà tâm lý học: “Hỗ trợ tinh thần là một phần sống còn trong bất cứ mối quan hệ có ý nghĩa nào nhưng nó phải là một trải nghiệm mà đôi bên cùng chia sẻ. Không nên chỉ từ một phía.”

 

Nếu bạn thấy mình trao đi quá nhiều chăm sóc và yêu thương đến mức cảm thấy bị kiệt sức, kiệt quệ và bực dọc, thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị kiệt sức tinh thần khi đi quá giới hạn của chính mình. Vào lúc này, bạn cần chăm sóc bản thân và khuyến khích hoặc hỗ trợ người khi tìm kiếm thêm hỗ trợ từ bạn bè, cộng đồng.

 

Làm sao để hỗ trợ tinh thần khi bạn cũng đang cảm thấy nản.

 

Hỗ trợ không có nghĩa là hoàn toàn ngó lơ cảm xúc của chính mình. Bạn không chỉ phải thành thật với cảm xúc của bản thân mà còn phải thành thật thừa nhận điều gì đó vượt quá mức chịu đựng,

 

Nhưng nhìn chung, việc chia sẻ cảm xúc với nửa kia sẽ mang lợi cho bạn. Bạn có thể quyết định luân phiên thảo luận về cảm xúc của mình cho nhau, và bạn có thể nhận ra rằng mình cảm thấy bớt cô đơn hơn nếu người kia cũng cảm thấy tương tự.

Nên nói khi bạn không biết phải nói gì.

 

Ngay cả khi bạn không biết phải nói gì, thì một nụ hôn, một cái ôm hay một cái nắm tay có thể nói lên nhiều thứ hơn ngôn từ.

Việc hỗ trợ tinh thần không có nghĩa là ta nhận lấy vấn đề của người kia, cũng không phải là ta đi xử lý chúng cho họ.

 

Nó có nghĩa là chúng ta cùng ngồi lại với họ, thấu cảm với họ và giúp họ cảm thấy cảm xúc của họ được công nhận. Điều này sẽ góp phần rất lớn giúp thiết lập sự an toàn và cảm giác thoải mái trong bất kỳ mối quan hệ nào.

 

Cố gắng hết sức để tìm hiểu những nhu cầu của đối phương và hỗ trợ tinh thần cho họ trong những thời điểm khó khăn là một hành vi thể hiện tình yêu và sự quan tâm, giúp hỗ trợ chữa lành, mang đến sự an tâm và gần gũi cho mối quan hệ của bạn.

 

ST

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

Trưởng thành là một quá trình đau đớn nhưng ai cũng phải trải qua

 

TRƯỞNG THÀNH LÀ MỘT QUÁ TRÌNH ĐAU ĐỚN NHƯNG AI CŨNG PHẢI TRẢI QUA

 

Chúng ta ai cũng từng trải qua tuổi thanh xuân đầy biến động, như những ấu trùng muốn thoát ra vỏ kén để vươn mình thành cánh bướm chao liệng tự do.

Đó là cả một quá trình dài, buộc chúng ta phải trả giá bằng rất nhiều nỗi đau và nước mắt.

 

Có bao giờ bạn tự hỏi, trong cuộc sống này, liệu có ai trưởng thành mà không một lần cảm thấy đau đớn, tiếc thương?

Bạn hiểu rằng, cuộc sống này luôn gặp những nỗi đau. Và chỉ trong đau khổ, con người mới có thể trưởng thành.

 

Chẳng hạn đau khổ khi tan vỡ mối tình đầu, hoặc chống chọi lại những cô đơn của tuổi trưởng thành như bạn ngày xưa. Lúc đó, bạn mới thấm thía thế nào là nỗi đau thực sự.

Bạn tự hỏi cuộc đời này phải trải qua bao nhiêu nỗi đau, thống khổ nữa mới có thể kết thúc? Qua bao đau khổ nữa bạn mới có thể trưởng thành?

 

Nhưng cũng như thời gian, những nỗi đau rồi sẽ dần trôi qua, dù những vết tích của nó vẫn luôn còn đó, đánh dấu những cột mốc trong cuộc đời của bạn.

Rồi một ngày khi nhìn lại, bạn sẽ tự hỏi rằng mình đã trải qua những điều đó như thế nào? Và bạn đã trưởng thành từ lúc nào?

 

Có phải là từ khi bạn biết cách chịu đựng để không bật khóc thành tiếng khi bạn nhìn thấy người mình thích tay trong tay với người khác? Hay khi bạn cắt phăng đi mái tóc dài và bắt đầu biết yêu thương bản thân hơn khi mối tình đầu tan vỡ?

 

Có phải bạn đã trưởng thành khi bạn có thể chịu đựng ngày càng nhiều những nỗi đau? Có phải càng nhiều nỗi đau thì bạn lại càng trưởng thành?

Lúc này bạn nhận ra, bạn chỉ thực sự trưởng thành khi học được cách chấp nhận. Bạn chấp nhận thua cuộc, chấp nhận mình không phải là người giỏi nhất, không phải là người xinh đẹp nhất.

 

Bạn chấp nhận rằng bố mẹ bạn không còn yêu nhau, bạn chấp nhận những người mới bước vào cuộc sống của bạn, chấp nhận rằng bạn chẳng còn được yêu thương như trước, chấp nhận rằng bạn vĩnh viễn mất đi một ai đó, chấp nhận để họ ra đi.

 

Chấp nhận cả những nỗi đau. Bởi vì nỗi đau là một phần của cuộc sống. Không có những nỗi đau bạn chẳng thể nào biết được thế nào là hạnh phúc thực sự.

Cũng như sau cơn mưa mới có cầu vồng, chỉ khi chấp nhận được những nỗi đau và vượt qua nó, xem đó là một phần cuộc sống, thì bạn mới có được hạnh phúc.

 

Đừng bao giờ sợ hãi hay ngần ngại những cơn gió lớn mà chỉ muốn bé nhỏ như cỏ dại mãi mãi chẳng đơm hoa kết trái.

Hãy vươn xa như những cây cổ thụ. Dù phải chịu đựng nhiều hơn những giông bão nhưng cũng sẽ có được nhiều hơn những tia ánh dương ấm áp.

 

ST

Cách sống khác nhau, kết quả khác nhau

 

CÁCH SỐNG KHÁC NHAU, KẾT QUẢ KHÁC NHAU

 

Nếu cuộc sống của chúng ta lấy tiền làm trung tâm,

thì chúng ta sẽ sống rất khổ cực.

 

Nếu cuộc sống của chúng ta lấy phụ nữ làm trung tâm,

thì chúng ta sẽ sống rất mệt mỏi.

 

Nếu cuộc sống của chúng ta lấy ái tình làm trung tâm,

thì chúng ta sẽ sống rất đau thương.

 

Nếu cuộc sống của chúng ta lấy leo cao làm trung tâm,

thì chúng ta sẽ sống rất phiền muộn.

 

Nếu cuộc sống của chúng ta lấy khoan dung làm trung tâm,

thì chúng ta sẽ sống rất hạnh phúc.

 

Nếu cuộc sống của chúng ta lấy tri túc làm trung tâm,

thì chúng ta sẽ sống rất vui vẻ.

 

Nếu cuộc sống của chúng ta lấy cảm ơn làm trung tâm,

thì chúng ta sẽ sống rất thiện lương.

 

ST