Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2024

Câu chuyện rau sắng Chùa Hương và nhà thơ Tản Đà

 

ảnh: cô gái leo trên cây đang hái rau sắng

CÂU CHUYỆN RAU SẮNG CHÙA HƯƠNG VÀ NHÀ THƠ TẢN ĐÀ

Chùa Hương có một loại rau sắng ngon đặc biệt, Tản Đà rất thích ăn và từng ca ngợi trong thơ của mình.

Vào dịp Lễ Hội Chùa Hương năm 1922, ông không đi dự Lễ được nên ngồi ở Hà Nội nhớ Hội Chùa và rau sắng, cảm hứng làm 1 bài thơ đăng lên báo :

Muốn ăn rau sắng Chùa Hương

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa

Mình đi ta ở lại nhà,

Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.

Cuối tháng 3 năm ấy (Hội Chùa vào ngày 18 tháng 3 ). Tản Đà nhận được một bưu kiện, mở ra thì thấy một bó rau sắng Chùa Hương còn tươi, với một mảnh giấy kèm theo, ghi bốn câu thơ hoạ, ký tên là Đỗ trạng Nữ:

Kính dâng rau sắng Chùa Hương

Tiền đò đỡ tốn , con đường đỡ xa

Không đi thì gửi lại nhà,

Thay cho dưa khú cùng là cà thâm.

Nhà thơ rất cảm động, muốn cám ơn nhưng không biết tên và địa chỉ của người gửi . Với đầu óc lãng mạn, ông hình dung người cho quà là "người tình nhân không quen biết " và làm ngay một bài thơ đăng lên báo:

Mấy lời cảm tạ tri âm

Đồng bang là nghĩa, đồng tâm là tình.

Đường xa rau vẫn còn xanh,

Tấm lòng thơm thảo, bát canh ngọt ngào.

Yêu nhau xa cách càng yêu,

Dẫu rằng xuông nhạt còn nhiều chứa chan.

Nước non khuất nẻo ngư nhàn,

Tạ lòng xin mượn "thế gian " đưa tình.

ST

 

Hẹn hò với người hướng nội.

 

HẸN HÒ VỚI NGƯỜI HƯỚNG NỘI

 

Hãy nhớ rằng, hướng nội tồn tại theo một phổ rộng. Vậy nên, không có hai người nào giống nhau – ngay cả hai người hướng nội cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau.

Vì lẽ đó, bạn cần tránh hình thành góc nhìn rập khuôn về tính hướng nội của nửa kia, vì nếu làm vậy thì bạn sẽ bỏ lỡ hết những sắc thái làm nên điểm riêng của đối phương.

 

Thay vào đó, hãy thiết lập nhưng thói quen giao tiếp tốt trong mối quan hệ, trân trọng những điều khác biệt, tôn trọng nhu cầu và nỗ lực dung hòa, bạn sẽ có được một mối quan hệ hẹn hò thành công và lành mạnh hơn.

 

Người hướng nội có thể gặp một số khó khăn khác nhau trong hẹn hò. Đầu tiên, gặp người mới có thể là một thử thách vì người hướng nội không thích đặt để bản thân vào những tình huống xã hội nơi họ phải làm quen với người lạ.

Họ cũng cần nhiều thời gian hơn để tin tưởng, có nghĩa là mối quan hệ của họ sẽ tiến triển chậm.

 

Người hướng nội thích tìm hiểu mọi người trong tương tác một – một. Họ thường hẹn hò bằng cách gặp gỡ đối phương trong những bối cảnh quen thuốc, trò chuyện có ý nghĩa, và dành thời gian để thực sự hiểu nhau.

 

Người hướng nội hẹn hò cũng như người hướng ngoại, họ chỉ có nhu cầu và sở thích khác mà thôi.

Trong thực tế, vì họ thích vun đắp những mối quan hệ sâu sắc, có ý nghĩa nên họ có thể tạo dựng được kết nối dài lâu, hơn là những cuộc hẹn hò “suông” mà chẳng bao giờ bước sang giai đoạn cam kết trong một mối quan hệ.

 

Tham khảo.

Dossey L. Introverts: a defense. EXPLORE. 2016;12(3):151-160. doi:10.1016/j.explore.2016.02.007

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2024

Con người ta dành cả đời đi tìm cái chân ái

 

CON NGƯỜI TA DÀNH CẢ ĐỜI ĐI TÌM CÁI CHÂN ÁI

Chúng ta ý thức được cái thứ gọi là "tình thương" từ khi mới lọt lòng. Tình thương khi ấy, chính là cái tình thương gia đình, cái thứ tình thương đơn giản, đôi khi vô điều kiện.

Có nhiều người thiếu đi nó, và họ dành cả đời để đi tìm một chút hơi ấm gia đình. Những người đủ đầy thì lại vô tâm, tàn nhẫn trên cái thứ tình thương ấy, đôi lúc họ còn ước gì họ chưa từng được có nó.

Đến những năm ngồi trên ghế nhà trường, ta lại được cảm nhận thứ tình thương từ những người cùng lứa, ở đây là bạn bè. Trong suốt mười hai năm đi học, dù có chối bỏ hay cố tìm một thứ khác để thay thế, nhưng tình bạn vẫn là điều đẹp đẽ nhất, đem lại cho mình những kỷ niệm đẹp.

Vào một ngày đẹp trời bỗng dưng bạn thấy cô bạn, cậu bạn cùng lớp, ngồi kế bên hay cùng trường của mình xinh hơn mọi ngày. Rồi mọi chuyện cứ từ đó tiếp diễn, trái tim bé nhỏ của bạn đập mạnh hơn khi đối diện với những rung động trong sáng đầu đời, rồi đến lúc bạn thổ lộ ra cho người ấy nghe cái tâm tư của mình.

Tuổi học trò nên yêu. Yêu để cảm nhận được hết cái vị ngọt thanh xuân, yêu để làm tròn đầy cái tuổi trẻ, yêu cho tâm hồn thêm tươi mới, hãy cứ yêu đi... để thời đi học đủ ngọt bùi đắng cay. Vì mai sau lớn lên, ta chẳng còn được cảm nhận cái thứ tình cảm ngọt ngào mà trong sáng ấy nữa. Như một viên kẹo đường, tan nhanh trong miệng nhưng hương vị thì mãi đọng lại trong tâm trí.

Bao năm tháng bạn càng già đi, con người càng chạy theo đồng tiền, nỗi lo cơm áo gạo tiền lớn dần khiến áp lực bủa vây. Không còn ngọt ngào như những ngày tháng tuổi trẻ. Chúng ta mỗi người sẽ đi theo một ngả khác nhau, người thì làm quần quật, người thì đi chậm rãi, người thì cân bằng, nói chung là đủ loại. Nhưng mục tiêu của tất cả thì chỉ có một, đó là đồng tiền. trong cuộc sống thực.

Rồi ta quên đi những thứ mình hằng ao ước, cái giấc mơ hồi cấp ba, quên đi cả việc tìm cho mình một tình yêu.

Rồi khi về già, ta lại thấy bản thân mình cả đời chạy đi tìm cái chân ái. Người ta đau lòng cũng vì thế. Ta có nhà xe, có vợ con, nhưng liệu đó có phải là chân ái hay chưa?

Trong tình yêu luôn tồn tại những trạng thái đôi nghịch nhau, vì thế nó không chỉ đem đến cho bạn hạnh phúc mà còn là cả đau khổ, thất vọng. Lúc này, từ “chân ái” đã ra đời để ám chỉ những người đem đến cho bạn những cảm giác hạnh phúc, hân hoan nhất trong tình yêu.

 

Theo từ điển tiếng Nhật, “chân ái” có nghĩa là tình cảm chân thật mà người này dành cho người khác. Ngoài ra, chân ái còn ám chỉ người “định mệnh” của cuộc đời bạn, là món quà vô giá mà Chúa đã ban tặng để đem đến cho bạn những cảm xúc tuyệt vời.

Qua đó, bạn có thể tận hưởng một cách trọn vẹn nhất những say đắm, ngọt ngào của tình yêu.

 

 

Tản Đà một nhà thơ yêu nước

 

TẢN ĐÀ MỘT NHÀ THƠ YÊU NƯỚC

Có một lần ông tâm sự với nhà văn Nguyễn công Hoan :kể lể lý do tại sao trong "Giấc mộng con " ông đặt bài hát cho Chiêu Quân đánh đàn, Dương quý Phi say rượu múa, Tây Thi hát , đó là vì "Cả ba mỹ nhân với mình , đều là dân vong quốc cả ".

Những bài thơ bày tỏ lòng yêu nước sâu sắc nhất của Tản Đà, vẫn là bài thơ "Thề non nước".

Đây là bài thơ đem lại nhiều tranh luận và khó bình giảng nhất, giữa hai khuynh hướng cho rằng "Tản Đà yêu nước " và Tản Đà thuần tuý tả cảnh, tả tình ".

Ở đây, chúng ta nghiêng về ý kiến cho rằng Tản Đà là nhà thơ yêu nước để nhìn bài thơ như một tấm lòng đằm thắm thuỷ chung của một người đối với non sông, như sự gắn bó keo sơn của non và nước.

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non

Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại non còn đứng trông.

Khi dùng hình ảnh non nước như vật chứng nghìn năm của sự thề nguyền,Tản Đà làm cho người đọc nghĩ ngay đến đất nước nghìn năm. Có lẽ từ núi Tản sông Đà hùng tráng, nhà thơ đã liên tưởng tới hình ảnh mong ngóng của hai người yêu nhau, để rồi đi xa ơn một bước, ông đã gửi gắm tâm sự của mình : một tâm sự yêu nước thiết tha, đích thực:

Non cao những ngóng cùng trông

Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mai một mái đã dầy tuyết sương.

Và ông kết bài thơ với sự khẳng định tấm lòng sắt đá của mình dành cho tổ quốc:

Nước kia dù hãy còn đi ,

Ngàn dâu xanh tốt, non thì cứ vui .

Nghìn năm giao ước kết đôi ,

Non non, nước nước không nguôi lời thề