Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

Đừng bán rẻ bản thân vì sự chú ý và hào quang ảo

 

ĐỪNG BÁN RẺ BẢN THÂN VÌ SỰ CHÚ Ý VÀ HÀO QUANG ẢO


Tại sao phải cố trở nên đặc biệt khi sống cuộc đời của chính mình mới là tuyệt nhất!  Có một nghịch lý mà các nhà tâm lý học không khỏi băn khoăn: Trong hơn 50 năm qua, dù mức sống của con người ngày càng được nâng cao, chỉ số hạnh phúc vẫn vậy, nhưng những tỷ lệ người mắc các bệnh lý về tâm lý như rối loạn lo âu, ái kỷ và trầm cảm lại đang tăng lên nhanh chóng.

.

Với bất cứ ai đã học ngành tiếp thị, điều đầu tiên họ được dạy ắt hẳn là khả năng kiếm tiền dựa trên nỗi sợ của con người. Nếu bạn khiến một người cảm thấy thiếu thốn hoặc thấp kém, họ sẽ tự ái và mua những thứ khiến họ cảm thấy tốt hơn.

Hệ thống thị trường tư bản luôn hoạt động không ngừng, do đó, nó góp phần hình thành một xã hội nơi con người luôn cảm thấy thiếu thốn và thấp kém. 

Đối với những người theo chủ nghĩa siêu-cá nhân ở phương Tây, đặc biệt là nhóm người sẵn sàng tăng ca thâu đêm để kiếm một đống tiền, việc kiếm nhiều tiền là cách giúp họ trở nên "hạnh phúc hơn" và có được lối sống "lành mạnh hơn". Nhưng tới khi đạt tới trạng thái cực kỳ giàu có, đó lại là thứ chúng ta vô cùng muốn loại bỏ.

.

Qua nhiều thế kỷ, con người tự nhận thức được vị trí của mình trong xã hội: "Con vua thì lại làm vua. Con sải ở chùa lại quét lá đa". Nếu không có thay đổi, hay cơ hội, thì sẽ không có áp lực thúc ép bạn tiến về phía trước, nên bạn chấp nhận nó và cứ thế mà sống.

Nhưng trong một xã hội trọng dụng nhân tài, nhiều thứ đã thay đổi. Ở đây, nếu bạn nghèo, hay thành công nhưng lại đánh mất tất cả, đó không phải là do định mệnh hay vận rủi gì đâu. Đó là lỗi của bạn. Bạn là người thất bại. Bạn đánh mất mọi thứ. Và điều này khiến mọi người bị "xiềng xích" trong nỗi sợ liên tục; tất cả sự hối hả, xô bồ của thế giới này đều xuất phát từ nỗi sợ về địa vị xã hội.

.

De Botton không nói rằng xã hội phong kiến hay cộng đồng nghèo khó sẽ tốt hơn. Ông chỉ đơn giản làm rõ rằng khi một xã hội đi từ phong kiến và nghèo khó lên thịnh vượng và đề cao nhân tài, cái giá mà người dân phải trả là căng thẳng và lo âu tăng cũng tăng lên theo mức sống.

Ngày nay, chúng ta tiếp cận được với nhiều thông tin hơn bất kì thời đại nào trong lịch sử loài người. Nhưng khi kết hợp hệ thống tư bản với dòng chảy thông tin vô tận, tác dụng phụ của những thứ này sẽ khiến chúng ta nghĩ rằng không gì trên đời này là đủ.

"Keeping up with the Joneses" (Luôn muốn theo kịp người khác, có được những thứ họ có, thành công như họ) là một câu nói khá nổi tiếng hồi đầu thế kỷ 20. Nó mô tả ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa tiêu thụ. Hàng xóm vừa mua xe thì mình cũng phải mua xe.

"Keeping up with the Joneses" vẫn là căn bệnh cố hữu trong tất cả chúng ta. Loài người chúng ta liên tục vô thức đánh giá bản thân với người khác. Thật không may, điều này lại chiếm một phần rất lớn trong cách chúng ta định nghĩa bản thân, dù chúng ta có muốn hay không.

.

Trong thế giới ngày nay, con người lúc nào cũng phải liên tục nhắc nhở bản thân rằng người khác, nơi khác đang có những thứ tuyệt vời, hay ho hơn mình biết bao.

Thật đáng ngưỡng mộ nếu ai đó tìm được sự hài lòng từ những việc nhỏ nhặt, từ mọi thú vui trong cuộc sống, nhưng có vẻ việc này ngày càng khó thực hiện.

Nếu bạn không tìm được niềm vui từ những thứ giản đơn ở trên trần đời, thì dù có đi đâu chăng nữa cũng vô dụng thôi. Đừng bán rẻ bản thân vì sự chú ý và hào quang ảo. Dù những thứ đó không hề sai, nhưng chúng không phải là động lực thúc đẩy cuộc sống của bạn.

.

Thay vào đó, hãy chú tâm vào những điều giản dị xung quanh mình, vào các sắc thái khác nhau của cuộc đời. Sống chậm lại. Hít thở sâu. Và cười. Bạn không cần phải chứng minh với bất cứ ai bất cứ điều gì. Tự suy ngẫm trong vài phút, để tư tưởng này thấm nhuần vào tâm trí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét