Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

cách để ngủ nhanh đơn giản và hiệu quả

 CÁCH ĐỂ NGỦ NHANH ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

1. Áp dụng cách ngủ nhanh của quân đội Mỹ

Môi trường quân đội Mỹ luôn thường trực nguy hiểm và đòi hỏi áp lực rất cao, mọi hoạt động đều phải đảm bảo sự tỉnh táo, minh mẫn và tập trung nhất định. Giấc ngủ luôn có liên quan mật thiết đến chất lượng hoạt động của cả một ngày dài. Vì vậy, các thành viên của quân đội Mỹ luôn có một “bí kíp bỏ túi” để giúp họ có được giấc ngủ nhanh chóng và chất lượng chỉ trong 1 – 2 phút.

Bí kíp này đã được áp dụng từ trước khi bước vào Thế chiến thứ II bởi lực lượng hải quân và phi công Mỹ. Đến nay, 96% người áp dụng phương pháp này đều có thể ngủ trong vòng 120 giây, nếu kiên trì luyện tập trong vòng 6 tuần.

Bí kíp đi vào giấc ngủ trong 1 – 2 phút của lính Mỹ

Cách để ngủ nhanh theo quân đội Mỹ như sau:

·        Thả lỏng tất cả các cơ trên khuôn mặt, bao gồm: lưỡi, hàm, mắt, miệng.

·        Buông lỏng lần lượt 2 vai, cổ, cánh tay và cẳng tay từng bên một cách thoải mái nhất có thể. 

·        Hít thở đầy hơi vào trong lồng ngực. Sau đó tiếp tục thả lỏng 2 chân, thư giãn toàn bộ cơ thể.

·        Xóa bỏ những suy nghĩ trong đầu chỉ trong 10 giây bằng cách: Tưởng tượng mình đang nằm ở một chiếc thuyền trôi nhẹ nhàng trên mặt hồ yên tĩnh, dưới bầu trời trong xanh. Hoặc lặp đi lặp lại 2 từ “đừng nghĩ” liên tục trong đầu suốt 10 giây

2. Cách ngủ nhanh và sâu nhờ bấm huyệt đạo

Các huyệt đạo tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, các vị trí huyệt đạo sau đây sẽ giúp tâm trí thư giãn và ngủ ngon hơn:

Ấn huyệt thần môn (huyệt trên cổ tay, ở phía dưới ngón tay út): Động tác này sẽ kích thích lên hệ thần kinh, làm dịu tâm trí, giúp bạn thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

 

Ấn huyệt nội quan (huyệt nằm giữa hai gân tay ở mặt trong của cổ tay): Thực hiện ấn đúng cách đối với huyệt này không chỉ giúp bạn ngủ ngon mà còn chữa trị các cơn đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn… hiệu quả.


Ấn huyệt phong trì (huyệt nằm giữa 2 vùng rãnh cơ cổ phía sau gáy): Việc tác động vào huyệt sau gáy sẽ hạn chế các triệu chứng của bệnh hô hấp phát tác làm gián đoạn giấc ngủ như: ho, khó thở…


Ấn huyệt dũng tuyền (huyệt nằm dưới lòng bàn chân): Ấn huyệt này đều đặn trước khi đi ngủ giúp bạn giải phóng năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. 

 

3. Bài tập yoga theo tư thế “em bé” – cách đi vào giấc ngủ nhanh hơn

Yoga vốn là một bộ môn vận động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tinh thần phấn chấn, tích cực, ổn định tâm trạng và cảm xúc, rất tốt cho những người thường xuyên bị mất ngủ. Bài tập tư thế “em bé” trong yoga là một trong những phương pháp nổi tiếng chữa trị mất ngủ và chăm sóc hệ thần kinh hiệu quả. 

 

Bài tập yoga chữa mất ngủ hiệu quả theo tư thế em bé:

·        Quỳ 2 gối trên sàn (hoặc thảm yoga để tránh trơn trượt), đưa mông đặt vào sau 2 gót chân.

·        Từ từ vươn thân trên lên phía trước và duỗi thẳng 2 tay dọc theo thân trên áp xuống sàn.

·        Tách 2 đầu gối rộng bằng hông và thẳng với 2 bàn chân, sau đó từ từ đưa 2 chân lại gần nhau sao cho 2 ngón chân cái chạm vào nhau.

·        Tiếp tục tách 2 đầu gối sang hai bên thật chậm rãi. Sau đó thở ra nhẹ nhàng, hạ thân người xuống chạm vào 2 đùi, phần mông chạm vào 2 bàn chân phía sau, 2 tay để dọc theo thân và hướng lòng bàn tay lên trên. ·

4. Ngâm chân trước khi đi ngủ với gừng tươi giúp dễ ngủ

2 bàn chân được ví như “trái tim thứ 2 của cơ thể”, chứa đến hơn 60 huyệt đạo quan trọng, liên kết với rất nhiều đầu dây thần kinh, tác động đến hệ thần kinh. Chuẩn bị: 100g gừng đã rửa sạch, giập nát, muối trắng và 2 lít nước. 

·        Cho gừng và một thìa muối trắng vào trong nước đun sôi khoảng 5 – 7 phút.

·        Ngâm chân khoảng 15 – 20 phút/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Cách ngủ sớm bằng cách uống trà thảo dược 

Tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, cơ thể thường cảm thấy uể oải, không có sức lực… Các thảo dược trong trà giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, thanh tâm giáng hỏa, giải tỏa chứng rối loạn lo âu, giúp cơ thể thư giãn dễ dàng chìm vào giấc ngủ. 

Một số loại trà mất ngủ phổ biến nhất như sau: Trà hoa cúc, trà tâm sen, trà hoa vàng, trà tam thất…

6. Cách ngủ nhanh trong 1 phút bằng phương pháp thư giãn cơ bắp

Phương pháp này thực hiện dựa trên nguyên tắc là luân phiên làm căng và thư giãn toàn bộ các cơ và bộ phận trên cơ thể, giúp cơ thể thoải mái, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi. Hướng dẫn cách ngủ nhanh nhờ thư giãn cơ bắp như sau: 

·        - Nhướng phần chân mày của bạn lên mức cao nhất có thể trong vòng 5 giây để cơ trán được căng ra.

·        - Mở rộng miệng cười trong vòng 5 giây cho 2 má căng lên. Rồi tạm dừng 10 giây

·        Nheo mắt lại, để mắt nhắm hờ, giữ yên trong 5 giây. Tiếp tục tạm dừng 10 giây.

·        - Nghiêng đầu ra sau và vươn cổ nhìn lên trần nhà trong vòng 5 giây rồi để cổ thư giãn tại gối tiếp 10 giây.

·        - Tiếp tục làm căng các phần cơ bắp của cơ thể: ngực, đùi, 2 bắp chân, bắp tay sau rồi thả lỏng để cơ thể thư giãn.

Sau khi thực hiện các động tác này, bạn sẽ cảm thấy toàn thân thư giãn và muốn chìm vào giấc ngủ ngay lập tức.

Những lưu ý quan trọng khi áp dụng các phương pháp ngủ nhanh và sâu

·        - Tránh xa các loại đồ uống có chứa các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê và đồ uống có gas…

·        - Không nên sử dụng các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, máy chơi game… ngay trước khi đi ngủ, khiến bộ não bị sao nhãng, đồng thời ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng ngăn cản hóc môn Melatonin (giúp cơ thể dễ ngủ) bị hình thành.

·        - Chú trọng sắp xếp không gian phòng ngủ: sắp xếp đồ đạc gọn gàng; nơi ngủ thoáng mát; chăn màn sạch sẽ; tắt điện khi đi ngủ…

·        - Nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất từ 2 – 3 tiếng.

·        - Xây dựng lối sống khoa học: ăn uống lành mạnh kết hợp với các bài tập thể thao vận động đều đặn hàng ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh và có nhịp sinh học ổn định.

·        - Suy nghĩ lạc quan, tích cực, không để đầu óc bị căng thẳng, stress quá độ dễ dẫn đến chứng rối loạn âu lo gây khó ngủ, mất ngủ. 

*Lưu ý: Các cách giúp ngủ nhanh kể trên chỉ có tác dụng giúp dễ ngủ hơn trong trường hợp bị khó ngủ, mất ngủ nhẹ. Nếu bị mất ngủ kéo dài, mất ngủ kinh niên, người bệnh cần có phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn để đạt được hiệu quả mong muốn.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét