Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Để chọn ĐÚNG bạn đời

 

ĐỂ CHỌN ĐÚNG BẠN ĐỜI


Điều hiển nhiên, bạn chỉ cách một khoảng là tìm kiếm đúng người bạn đời của mình mà thôi. Nhưng đáng tiếc là lựa chọn bạn đời, lại chính là một quyết định quan trọng mà chúng ta hay quyết định sai nhất. Có một thực tế là nhiều người tốt bụng, thông minh, có tư duy logic, nhưng cuối cùng vẫn chọn nhầm bạn đời và sống trong một cuộc hôn nhân bất hạnh.

Những nguyên nhân thường khiến chúng ta dễ nhầm lẫn trong việc lựa chọn bạn đời để tiến đến hôn nhân.

 

- CON NGƯỜI THƯỜNG KHÔNG BIẾT MÌNH MONG ĐỢI GÌ TỪ MỘT MỐI QUAN HỆ

Hẹn hò cũng là một lĩnh vực mà bạn chỉ nắm rõ khi bạn đã làm nó rất nhiều lần. Điều không may là ít người có cơ hội trải qua một vài mối tình nghiêm túc để có đủ hiểu biết trước khi đưa ra quyết định lớn của mình. Do đó rất khó để một người độc thân biết được họ thực sự cần gì từ một mối quan hệ.

.

- XÃ HỘI HỐI THÚC CHÚNG TA KẾT HÔN

Một nguyên tắc cơ bản được thừa nhận là phải kết hôn trước khi trở nên quá già. Và “quá già” dao động từ 25 đến 35 tùy vào từng nơi. Lẽ ra, nguyên tắc đúng đắn phải là “có thể kết hôn sớm hay muộn, nhưng không được kết hôn nhầm người”. Thế nhưng, trong khi một người độc thân ở độ tuổi 37 có thể bị gọi là “bà cô” hay bóng gió bằng nhiều hình thức cay nghiệt khác, thì một người 37 tuổi đã kết hôn, sống không hạnh phúc lại được xã hội nhìn nhận bằng một con mắt cảm thông hơn nhiều. Điều này rất vô lý, vì rõ ràng một người độc thân có cơ hội đến với hạnh phúc cao hơn nhiều một người đang ở trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

.

SINH LÝ DỄ LÀM HỎNG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN BẠN ĐỜI

Về mặt sinh học, con người đã trải qua quá trình tiến hóa trong một khoảng thời gian rất dài với lối sống bầy đàn. Trong khi đó, những khái niệm về gia đình, hay quan hệ một vợ – một chồng mới chỉ xuất hiện gần đây trong lịch sử phát triển của con người. Vì vậy, cơ thể bạn hoàn toàn không hiểu gì về việc tìm kiếm bạn đời để chung sống trong suốt 50 năm còn lại. Điều duy nhất mà nó làm khi chúng ta gặp ai đó cảm thấy “hợp hợp”, là tạo ra một loạt các hoócmôn được thiết kế để khiến chúng ta cảm thấy muốn hẹn hò, muốn yêu, và sau đó thì gắn bó trong thời gian dài. Không ít người đã chịu thua những đợt dâng trào hoóc môn và kết thúc bằng một cuộc hôn nhân.

 

- TUỔI TÁC LÀ MỘT KẺ THÙ

Với phụ nữ, có một hạn chế rất rõ ràng trong việc tìm kiếm bạn đời. Đó là nếu cô ta muốn sinh con, thì phải tìm kiếm bạn đời trước tuổi 40. Đây là một giới hạn về thời gian, khiến cho việc tìm kiếm bạn đời vốn đã khó khăn, lại càng trở nên căng thẳng hơn.

Sống trong một xã hội liên tục hối thúc phải kết hôn, và với một cơ chế sinh học khuyến khích sự mù quáng trong tình yêu. Và kết quả của bài toán này, do đó rất thường xuyên là những quyết định sai lầm và hậu quả là những cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

 

- “LÃNG MẠN” “SỢ HÃI” “ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG” “HỜI HỢT” “ÍCH KỈ”

Vấn đề của “lãng mạn” Sự lãng mạn là một thứ tuyệt vời, và tình yêu cũng là thành phần chính của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nhưng chỉ đơn thuần tình yêu là không đủ, hôn nhân cần rất nhiều những thứ quan trọng khác.

.

“Sợ hãi” là một trong những kẻ thù hàng đầu trong việc đưa ra quyết định lựa chọn bạn đời. Thật không may, xã hội mà chúng ta đang sống lại vận hành dựa trên sự sơ hãi. Có hàng tá nỗi sợ được xã hội và thậm chí là cha mẹ, bạn bè đưa vào đầu chúng ta: sợ “ế”, sợ cảnh “cha già con cọc”…Những nỗi sợ đó dẫn chúng ta tới hôn nhân một cách vội vã.

Lẽ ra, nỗi sợ duy nhất mà chúng ta nên sợ, là phải dành 2/3 cuộc đời còn lại của mình trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Thế nhưng đáng tiếc là không nhiều người có đủ can đảm để vượt qua nỗi sợ hãi và chờ đợi một người bạn đời xứng đáng.

.

“Đẽo cày giữa đường” là anh/cô ta để những người khác đóng vai trò quá lớn trong quyết định tìm bạn đời của mình. Tìm kiếm bạn đời là công việc mang tính chất cá nhân, phức tạp, khác nhau đối với từng người và gần như không thể hiểu được bởi người ngoài. Nếu đã như vậy, thì hiển nhiên là ý kiến của những người khác không có liên quan gì tới quyết định của bạn.

Và điều buồn nhất là một số người đã chia tay với người bạn đời đích thực của mình, chỉ bởi vì sự phản đối của những người ngoài, hay một nhân tố bên ngoài nào đó (tôn giáo, quê quán…)

 

“Hời hợt” quan tâm tới mô tả trên giấy về người bạn đời của cô ta hơn là nhân cách bên trong. Cô ta có cả một danh sách các tiêu chuẩn: như là chiều cao, triển vọng công việc, mức độ giàu có, thành tựu hoặc một vài tiêu chí kì lạ như phải là người ngoại quốc …

Mặc dù tất cả mọi người đều có những tiêu chí nhất định khi tìm kiếm bạn đời, nhưng một người thuộc tuýp “hời hợt” đặt những tiêu chí này lên trên hết, trên cả tình hình thực tế của sự gắn kết của cô ta với người bạn đời tiềm năng của mình.

 

“Ích kỉ” có 3 dạng Ích kỷ và nhiều biến thể khác từ ba dạng cơ bản này.

- Dạng “theo cách của tôi hoặc biến”

Những người này không bao giờ chấp nhận hi sinh hay thỏa hiệp. Cô ta cho rằng nhu cầu, quan điểm, ý kiến của mình quan trọng hơn người bạn đời của mình. Và điều đó thể hiện trong việc cô ta đòi hỏi toàn bộ quyền lợi của mình phải được bảo đảm trong bất kì trường hợp nào.

Những người thuộc tuýp này chỉ có thể kết hôn với hai dạng người: trường hợp tích cực là một người siêu dễ tính, và trường hợp tệ hơn là một người có lòng tự trọng rất thấp. Anh ta / cô ta từ bỏ hoàn toàn mong muốn có được vai trò cân bằng, và điều đó chắc chắn sẽ giới hạn chất lượng của cuộc hôn nhân.

.

- Dạng “Nhân vật chính”

Vấn đề của kiểu “nhân vật chính” là cô ta quá say mê bản thân mình. Cô ta muốn người bạn đời của mình đóng vai trò như một người hâm mộ vĩ đại. Buổi nói chuyện mỗi tối của cô ta với bạn đời sẽ có đến 90% là nói về cô. Vì dù sao thì cô cũng là “nhân vật chính” của mối quan hệ này mà. Những người thuộc tuýp này chỉ có thể kết hôn với bạn chí cốt và sẽ có cuộc hôn nhất buồn tẻ bởi cô ta chỉ biết nói về chính mình.

.

- Dạng “đòi hỏi”

Ai cũng có những nhu cầu và muốn nhu cầu của mình được áp ứng. Nhưng vấn đề nảy sinh khi việc đáp ứng những nhu cầu như: cô ta sẽ nấu ăn cho tôi, anh ta sẽ là một người cha tốt…trở thành lý do chính để lựa chọn ai đó làm bạn đời. Những thứ kể trên là những điểm cộng rất lớn, nhưng nó chỉ là những điểm cộng. Sau một năm kết hôn, khi người “đòi hỏi” đã quen thuộc với việc các nhu cầu của cô ta được đáp ứng và không còn hào hứng, thì mối quan hệ sẽ dần đi xuống.

.

Vấn đề chính mà 4 tuýp kể trên: “lãng mạn”, “sợ hãi”, “hời hợt” và “ích kỉ” sẽ khó tìm kiếm được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nằm ở chỗ họ chọn kết hôn dựa trên sức ép hoặc sự thúc đẩy của các nhu cầu mà không hề xem xét kĩ tính cách của người bạn đời và những yếu tố khác đóng góp vào một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét