Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

Không sợ thua, mới có cơ hội chiến thắng

 

KHÔNG SỢ THUA, MỚI CÓ CƠ HỘI CHIẾN THẮNG

Không chỉ phải nên dạy cho con cái thắng như thế nào, càng nên dạy cho chúng biết cách thua như thế nào.

Nhưng rất nhiều phụ huynh chỉ mong con cái thắng, “để cho con trẻ thắng ở ngay vạch xuất phát”. Họ tận hết sức lực tiến hành đầu tư trí lực cho con trẻ: nào là trường học giá cả trên trời, nào là những khóa học thêm đắt đỏ, nào là từ bỏ công việc để kèm con trẻ học…

Họ xem con cái là vật phẩm sở hữu riêng và là của để dành của mình, là tương lai và chỗ dựa của mình. Với con cái, “con cái bị tổn hại, thì mình cũng bị tổn hại theo. Con cái được vẻ vang, thì mình cũng vẻ vang theo”.

Con cái thua không nổi, phụ huynh càng thua không nổi

Có một tác gia đã từng nói rằng: “Cuộc sống vốn dĩ không có thắng thua, nhưng một khi bạn đã có cái tâm thắng thua, thế thì bạn chính là kẻ thua vậy”.

Không sợ thua, mới có cơ hội chiến thắng.

Đứa trẻ không sợ thua, mới có cơ hội chiến thắng. Lúc nhỏ không thua được, sau khi lớn lên cũng sẽ thắng không nổi, có những phụ huynh xem “không thua được” của con trẻ là một loại chất kích thích cạnh tranh, tốt cho việc luôn nỗ lực không ngừng của trẻ. Thế nhưng cạnh tranh để vượt người khác, để đứng trên muôn người khác với nỗ lực để hoàn thiện bản thân, để làm được nhiều việc có ích hơn. Sự cạnh tranh là sản phẩm của thuyết sinh tồn với nguồn gốc từ thuyết tiến hóa đầy sơ hở đang bị giới khoa học kêu gọi tẩy chay. Sự hiếu thắng, cạnh tranh chỉ dẫn tới những hệ lụy tiêu cực cho trẻ mà thôi.

Nhà khoa học Stephen Hawking, thời còn đi học, thành tích của ông chưa từng lọt vào 10 vị trí xuất sắc nhất lớp, bài tập cũng không hoàn chỉnh, học lực kém, lại không biết đọc. Một thời khiến thầy cô bó tay không biết làm sao và là đối tượng giễu cợt của các bạn học trong trường. Có bạn học thậm chí còn đánh cược ngay trước mặt ông, nói ông cả một đời này nhất định sẽ chẳng làm nên trò trống gì.

Stephen Hawking không rảnh để ý đến những lời giễu cợt và đả kích của mọi người, một lòng chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học. Câu chuyện sau này thế nào, hẳn mọi người đều đã biết cả rồi, Stephen Hawking từ học sinh yếu kém không hề xuất chúng, chuyển mình một cái thành nhân vật lẫy lừng trong giới vật lý đương đại.

Thiết nghĩ, năm xưa ông chưa lần nào có tên trong danh sách 10 học sinh xuất sắc nhất lớp, nếu khi đó ông không chịu cầu tiến hoặc từ bỏ sinh mệnh, liệu sẽ có nhà khoa học tài giỏi và những phát minh khoa học của ngày hôm nay hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét