Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

Suy tư về giáo dục

 

SUY TƯ VỀ GIÁO DỤC

3 câu trong lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 

147.  Tôi tin rằng sự tiến bộ hay suy đồi của nhân loại một phần lớn tùy thuộc vào các người nắm giữ trọng trách giáo dục và các cô giáo và thầy giáo nơi học đường, vì thế sứ mạng của họ thật hết sức năng nề.

 

148.  Nếu bạn là một nhà giáo thì hãy cố gắng không nên chỉ biết truyền lại sự hiểu biết cho học sinh mà còn phải đánh thức sự suy nghĩ của chúng trước các phẩm tính căn bản của con người, chẳng hạn như sự tốt bụng, lòng từ bi, khả năng tha thứtinh thần hợp tác. Không nên xem các thứ ấy như là một truyền thống luân lý từ lâu đời hay là tôn giáo. Hãy giải thích cho chúng hiểu rằng các phẩm tính con người đó (sự tốt bụng, lòng từ bi, khả năng tha thứ, tinh thần hợp tác) cũng chỉ đơn giản là những gì thật cần thiết hầu mang lại hạnh phúcđảm bảo sự tồn vong của thế giới này.

 

149. Hãy tập các em học sinh đối thoại với nhau để giải quyết các sự xung đột bằng phi-bạo-lực, hãy dạy chúng hiểu rằng mỗi khi có sự bất đồng chính kiến thì tức khắc phải tìm hiểu xem người khác nghĩ gì. Hãy tập cho chúng không nên xét đoán mọi sự qua một góc nhìn hạn hẹp. Không nên chỉ biết nghĩ đến mình, xã hội của mình, xứ sở của mình, sắc tộc của mình, mà phải ý thức rằng tất cả mọi người đều có quyền hạn và nhu cầu như nhau. Hãy tập cho chúng ý thức trách nhiệm mình đối với thế giới, giải thích cho chúng hiểu rằng không có bất cứ gì mà mình làm lại không gây ra tác động ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới này.

 


Lời khuyên vàng ngọc tuyệt đỉnh, nhưng quá khó vì chính các thầy cô cũng chưa hội đủ các phẩm tính căn bản đó khi giáo dục ngày càng mang đậm cơ chế thị trường.

Ngay trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục công dân (ở cấp Tiểu học gọi là môn Đạo đức, ở THCS là môn Giáo dục công dân, ở THPT là môn Giáo dục kinh tế và pháp luật)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét