Disneyland ngày nay
Chàng họa sĩ nghèo bị số phận không ngừng vùi dập: Trở thành ông chủ của đế chế giải trí lớn nhất thế giới
Walt Disney Đứa đứa trẻ mộng mơ sinh năm 1901 tại thành phố Chicago, bang Illinois (Mỹ) trong một gia đình trung lưu có 5 người con. Vào năm Walt Disney 4 tuổi, gia đình ông chuyển tới Marceline, bang Missouri.
Đây cũng là nơi mà niềm đam mê hội họa của ông được phát hiện và nuôi dưỡng sau một lần được vị bác sĩ địa phương nhờ vẽ con ngựa. Qua nhiều năm, Walt Disney liên tục trau dồi khả năng vẽ qua việc sao chép những trang truyện tranh trên báo, như một cách để quên đi những trận đòn roi thô bạo từ người cha nghiện ngập và cờ bạc. Đến năm 7 tuổi, Walt bắt đầu đem bán những bức vẽ của mình cho hàng xóm và bạn bè để giúp đỡ gia đình.
Walt Disney không mấy mặn mà với trường học. Giáo viên thường bắt gặp cậu đang mơ màng hoặc vẽ vời động vật hay cây cỏ trên trang sách. Khi lớn hơn một chút, cậu thể hiện năng khiếu kể chuyện của mình qua việc kể những câu truyện cổ tích tuyệt vời với những bức vẽ minh họa xuất sắc trên bảng đen.
Walt Disney tiếp tục trau dồi kĩ năng vẽ của mình qua năm tháng, chẳng hạn như tham gia vẽ tranh yêu nước về Thế chiến I cho trường cấp 3 của mình. Đến tối, cậu lại tiếp tục theo học lớp vẽ minh họa tại Học viện Nghệ thuật Chicago. Sau đó, Walt Disney quyết định bỏ học và tìm cách gia nhập quân đội để trải nghiệm tận cùng cuộc sống nhưng bị từ chối, nên Walt xin gia nhập Hội Chữ thập đỏ với giấy khai sinh giả.
Ban ngày Walt phải đối mặt
với máu và khói đạn, ban đêm cậu mơ về những nhân vật hoạt hình mới cho sự nghiệp
họa sĩ tương lai. Trong thời gian này, Walt dành thời gian để vẽ vời bên chiếc
xe cứu thương, và một vài tác phẩm của cậu đã được xuất bản trong tạp chí quân
đội.
Sau khi xuất ngũ ông vẩn theo đuổi ước mơ, Có lúc tưởng chừng như bế tắc, nhưng
vẫn không bỏ cuộc.
Từ chú thỏ Oswald, đến chú chuột Mickey ông tự mình lồng tiếng cho Mickey Mouse. Bộ phim nhanh chóng tạo nên một cơn sốt, khán giả trên khắp thế giới mê mệt với chú chuột Mickey tinh ranh.
Kỷ nguyên vàng của phim hoạt hình chính thức được bắt đầu với sự ra đời của "siêu phẩm" Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn. Không ít người gọi đây là "Sự ngông cuồng của Disney", và cho rằng nó sẽ khiến Disney Studio lụn bại. Dù vậy, Walt Disney vẫn cứng đầu thực hiện ý tưởng của mình, với khoản vay ngân hàng lên tới 1,5 triệu USD để dành 3 năm tiếp theo sản xuất bộ phim hoạt hình này.
Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn đã được công chiếu vào năm 1937, là bộ phim hoạt hình màu có tiếng chiếu rạp đầu tiên và nhanh chóng thành công vang dội. Bộ phim trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất thời điểm đó khi thu về 8 triệu USD, thậm chí sau này đã lên tới con số 418 triệu USD.
Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp phim hoạt hình, và là bước đệm để Walt Disney tiếp tục cho ra đời những dự án khác như Pinocchio, Dumbo,... Tiếp đó, nhiều nhân vật mang tính biểu tượng khác của Disney như vịt Donald, chó Goofy, những nàng công chúa Disney khác liên tục được ra đời, biến Walt Disney trở thành tượng đài trong làng phim hoạt hình.
Nhưng tham vọng của ông không dừng lại ở đó. Quan điểm của Walt Disney rất rõ ràng: “Gia đình là điều quan trọng. Nếu bạn có thể giữ cho gia đình hòa thuận - đó chính là xương sống của toàn bộ việc kinh doanh, chăm sóc mọi gia đình - đó là điều chúng tôi hy vọng sẽ làm được”. Là một con người của công việc nhưng vẫn không đánh mất bản chất mơ mộng, cùng với tuổi thơ không mấy tốt đẹp với cha mình, Walt Disney mơ về một nơi mà phụ huynh và con cái có thể vui đùa cùng nhau. Từ đây, mong muốn xây dựng một công viên giải trí dành cho mọi lứa tuổi bắt đầu được người đàn ông "ngông cuồng" này nung nấu.
Năm 1955, Disneyland ra đời và nhanh chóng trở thành một thế giới cổ tích nhiệm màu mơ ước của bất kỳ đứa trẻ nào. Ngay cả người lớn cũng không cưỡng được sự hấp dẫn của công viên này, với sự xuất hiện "bằng xương bằng thịt" của các nhân vật hoạt hình nổi tiếng và vô vàn trò chơi vui nhộn với quy mô khủng chưa từng có. Với sự thành công vang dội của Disneyland, Walt Disney tiếp tục ấp ủ mong muốn xây dựng nhiều công viên giải trí mới.
Tuy nhiên, mong muốn của Ông tổ nhà Chuột phải chấm dứt khi Walt Disney qua đời vào năm 1966 bởi căn bệnh ung thư phổi quái ác. Dù vậy, anh trai Roy của ông vẫn tiếp tục thực hiện giấc mơ của người em, và công viên giải trí Walt Disney World được khánh thành vào năm 1971. Hiện tại, Disney World đã phát triển ra khắp các châu lục với 12 công viên chủ đề, 2 công viên nước, đón cả trăm triệu lượt du khách mỗi năm và thu về hàng tỉ USD.
Đến nay, dù đã nhiều năm trôi qua khi ông qua đời nhưng Walt Disney vẫn tiếp tục sống mãi như một tượng đài lịch sử trong ngành phim hoạt hình. Có thể danh tiếng của ông ít nhiều bị ảnh hưởng qua thời gian, nhưng ông vẫn được coi là một "quốc bảo" trong lòng dân Mỹ. Walt Disney đã để lại dấu ấn sâu đậm, là một bài học kinh doanh đắt giá cho bất cứ ai - rằng không có lối đi tắt nào tới thành công.
"Mọi chướng ngại vật mà tôi gặp đã khiến tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Có thể bạn sẽ không nhận thấy khi nó xảy ra, nhưng những điều tồi tệ đôi khi lại là thứ tốt nhất mà thế giới dành cho bạn", Walt Disney nói. Trên con đường này, đôi lúc những ước vọng tưởng điên rồ lại là chìa khóa thành công, và sự quyết tâm cống hiến và sẵn sàng hi sinh, không đầu hàng trước thất bại sẽ biến mọi khổ đau thành trái ngọt sau này.
(Theo Goalcast, Biography,
Brainy Quote)
Linh Hân dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét