Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Hành trình khổ luyện đưa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam vào Đại học Harvard.

 

Hành trình khổ luyện đưa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam vào Đại học Harvard.
.
Chuyên gia ngôn ngữ Nga - Việt Ngô Như Bình vốn là sinh viên Khoa tiếng Nga của Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Tốt nghiệp đại học với kết quả xuất sắc, Ngô Như Bình đã được giữ lại trường làm giảng viên tại Khoa tiếng Nga.
.
Đến cuối năm 1978, ông rời Hà Nội sang Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Trong quá trình đó, Ngô Như Bình đã tham gia giảng dạy ngôn ngữ học và tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M. V. Lomonosov.
Sau 12 năm làm việc tại Liên Xô, năm 1992, GS Ngô Như Bình chuyển từ Nga sang làm việc cho ĐH Harvard. Ở ngôi trường đại học hàng đầu nước Mỹ này, GS Bình giảng dạy tiếng Việt tại Bộ môn Ngôn ngữ và văn minh Đông Á.
.
GS Ngô Như Bình chia sẻ về cơ duyên đến với Đại học Harvard và hành trình gần 30 năm đưa tiếng Việt, văn hóa Việt vào giảng dạy tại đại học danh giá hàng đầu thế giới. Ông là người đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Đại học Harvard, góp phần đưa tiếng Việt trở thành thứ ngôn ngữ bình đẳng với 3 thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn, một hành trình khổ luyện đưa tiếng Việt và văn hóa Việt Nam vào Đại học Harvard.
.
Tiến sĩ Ngô Như Bình: Tôi vẫn nhớ những kỉ niệm thú vị. Chúng tôi được học Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng trong dòng văn học hiện thực phê phán. Thơ thì chỉ có thơ cách mạng. Dòng văn học thi ca lãng mạn với Tự lực văn đoàn, với Thơ mới, chúng tôi không được đọc, chỉ được nghe bị phê phán kịch liệt ở trên lớp.
.
Đầu năm 1968 tôi đang học lớp 10, trong một lần ở chỗ sơ tán về Hà Nội, tình cờ tôi thấy bà bác tôi có quyển tiểu thuyết Giông tố. Bác tôi bảo tôi im cái mồm, không thì nguy to. Tôi nằn nì xin được đọc trong một đêm vì trưa mai phải quay lại chỗ sơ tán. Cuối cùng, bác tôi xiêu lòng cho tôi mượn. Tôi giữ lời hứa thức suốt đêm đọc xong rồi trả lại bác tôi. Hôm sau tôi trở lại chỗ sơ tán nói riêng với mấy người bạn thân nhất rằng tôi chưa thấy một quyển tiểu thuyết nào hay như Giông tố. Đọc xong, tôi vái Vũ Trọng Phụng vì tài năng xuất chúng của ông.
.
Sang đến Moskva, tôi mới được đọc một số tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng vẫn bị “lọt lưới” trong thư viện Lênin. Năm 1989 tôi từ Moskva về Việt Nam thăm nhà, thấy Thơ mới, Tự lực văn đoàn và Vũ Trọng Phụng được tái bản – thành quả của Đổi mới trong lĩnh vực văn hóa. Tôi mua tuyển tập tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
.
Một hôm, bố tôi bảo: “Mai con mang sách của ông Phụng vào bệnh viện ba có việc”. Tôi không hiểu có việc gì. Hôm sau tôi vào bệnh viện theo đúng hẹn, thấy bố tôi đang khám mắt cho một người phụ nữ đã đứng tuổi (bố tôi là bác sĩ mắt). Bố tôi giới thiệu với bà thằng con ông rất mê Vũ Trọng Phụng, rồi quay sang nói với tôi: “Đây là chị Vũ Mỵ Hằng, con nhà văn Vũ Trọng Phụng, bệnh nhân của ba”. Tôi liền kể lại cho chị Hằng câu chuyện đọc Giông tố cách đấy hơn hai mươi năm rồi xin chữ kí của chị vào trang đầu của tuyển tập tác phẩm của ông cụ thân sinh ra chị.
.
Từ cuối năm thứ ba trở đi trong chương trình tiếng Việt bốn năm của tôi tại Đại học Harvard, tôi dùng văn học Việt Nam khai thác tiếng Việt và các vấn đề xã hội. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn có trong chương trình năm thứ tư của tôi, khi thì trích đoạn Giông tố, khi thì trích đoạn Số đỏ đã được dịch ra tiếng Anh, sinh viên đọc toàn bộ tác phẩm qua bản dịch, học trích đoạn rồi xem phim, khi thì một phóng sự của ông.
.
Vào cuối thập niên 1980, xã hội Liên Xô trở nên cởi mở hơn rất nhiều. Khi ấy, tôi đang giảng dạy tại trường Đại học Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov. Có một số giáo sư Mỹ sang khoa ngữ văn giảng dạy về ngôn ngữ học. Tôi đến nghe các bài giảng của họ bằng tiếng Nga. Một người trong số họ sau khi trao đổi về học thuật với tôi mấy lần gợi ý tôi nộp đơn xin giảng dạy tiếng Việt tại Học viện mùa hè về Đông Nam Á học (Southeast Asian Studies Summer Institute: SEASSI). Tôi nghĩ ở Mỹ có đến cả triệu người Việt, trong đó có những người bằng cấp rất cao, nên thấy hầu như không có cơ hội được tuyển. Nhưng đồng nghiệp (trong đó có các giáo sư người Mỹ), bạn bè động viên tôi. Tôi gửi đơn sang Mỹ.
.
Tôi được tuyển dạy tiếng Việt tại SEASSI. Tôi xin nghỉ học kì hai năm học 1991-1992 tại Đại học Lomonosov để sang Mỹ học tiếng Anh trước khi bắt đầu giảng dạy tại SEASSI.
Trong khi đang dạy tại SEASSI, tôi được tin Đại học Harvard tuyển người dạy tiếng Việt. Thế là tôi nộp đơn, lần này tự tin hơn. Tôi được nhận vào giảng dạy tiếng Việt tại Bộ môn Ngôn ngữ và văn minh Đông Á (Department of East Asian Languages and Civilizations: EALC) năm 1992 và ở đây từ ngày ấy cho đến bây giờ.

Tôi đã xuất bản trên chục đầu sách và giáo trình dạy tiếng Việt cho người bản ngữ tiếng Anh ở cấp đại học và một giáo trình dạy tiếng Anh-Mỹ cho người bản ngữ tiếng Việt.
Sắp tới, tôi sẽ cho ra mắt quyển sách về ngữ pháp và ngữ âm tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh. Sách vừa mang tính lí thuyết, vừa mang tính thực hành, sẽ được xuất bản ở châu Âu trong năm nay.
.
Việc tham dự và đọc tham luận tại các hội thảo chuyên ngành trong nước Mỹ cũng như quốc tế là một yêu cầu khác. Tại cuộc hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học tổ chức tại Đại học Thành Công ở Đài Loan tháng 11 năm 2019, tôi đọc hai báo cáo tham luận và một bài bình luận về báo cáo của một đồng nghiệp về lí thuyết ngữ nghĩa học. Các báo cáo khoa học của tôi trong mấy chục năm vừa rồi đều được công bố.

GS. Ngô Như Bình với vai trò là diễn giả chính tại cuộc Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học tổ chức tại Đại học Thành Công ở Đài Loan tháng 11/2016. (Ảnh: NVCC)

Việc tham dự và đọc tham luận tại các hội thảo chuyên ngành trong nước Mỹ cũng như quốc tế là một yêu cầu khác. Tại cuộc hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học tổ chức tại Đại học Thành Công ở Đài Loan tháng 11 năm 2019, tôi đọc hai báo cáo tham luận và một bài bình luận về báo cáo của một đồng nghiệp về lí thuyết ngữ nghĩa học. Các báo cáo khoa học của tôi trong mấy chục năm vừa rồi đều được công bố.

Theo viettimes.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét