Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng tám

Kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng tám

Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi ở thủ đô Hà Nội. Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế. Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn.
Như vậy, chỉ trong 12 ngày đêm, chế độ thuộc địa nửa phong kiến sụp đổ. Lần đầu tiên, chính quyền cả nước thật sự thuộc về tay nhân dân ta. Cách mạng tháng Tám thành công.

Một số hình ảnh :

1. Vào ngày 19/8/1945, nhân dân biểu tình giành chính quyền tại Bắc Bộ phủ (Hà Nội).  Dưới sự chỉ huy của Xứ ủy Bắc Kỳ, cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình vũ trang, đánh chiếm các vị trí đầu não quan trọng của Hà Nội, như Phủ Khâm sai, Tòa thị chính, Sở cảnh sát, trại Bảo an binh... Khi Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, Trung ương Đảng thấy đây là một sáng tạo của Xứ ủy Bắc Kỳ nên chỉ thị cho các địa phương nơi nào có điều kiện thì tiến hành khởi nghĩa như cách của Hà Nội. (Ảnh tư liệu TTXVN)


2/16. Tại Hà Nội, sáng sớm 19-8, đường phố ngập sắc cờ đỏ sao vàng. Các nhà máy, công xưởng, chợ búa, trường học đều đóng cửa. Hơn 200.000 nhân dân nội ngoại thành tập trung trước Quảng trường Nhà hát lớn để dự lễ mít tinh ủng hộ cách mạng. . (Ảnh: Tư liệu TTXVN)


3/10. Cuộc mít tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn ngày 19/8/1945. Ảnh tư liệu

 

4/3. Hình ảnh Chi đội Giải phóng quân tiến vào Hà Nội năm 1945. Từ ngày 19-8 đến ngày 22-8 là cao điểm của cuộc tổng khởi nghĩa. Có thêm 17 tỉnh lần lượt giành chính quyền là: Yên Bái, Thái Bình, Phúc Yên, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Sơn Tây, Nam Định, Kiến An, Nghệ An, Ninh Thuận và Hưng Yên. (Ảnh tư liệu TTXVN)


5/4. Đội quân du kích ở các chiến khu về Hà Nội ngày 30/8/1945.


6/7. Người dân Hà Nội tưng bừng đón chào quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật ở phố Tràng Tiền hồi tháng 8/1945.


7/12. 16 giờ ngày 23/8/1945, hàng vạn người dân Thừa Thiên Huế và các đội cứu quốc quân tiến về sân vận động Huế, dưới rừng cờ đỏ sao vàng và hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Nước Việt Nam của người Việt Nam”...


8/14. Tại Sài Gòn, ngày 25-8, hơn một triệu quần chúng nội thành và ven đô cùng một số tỉnh lân cận tiến hành mít tinh, tuần hành vũ trang khổng lồ, lật đổ chính quyền phát xít Nhật.

 Sau đó, 13 tỉnh Nam Bộ khởi nghĩa thắng lợi, bao gồm: Chợ Lớn, Gia Định, Sóc Trăng, Châu Đốc, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Tây Ninh, Biên Hòa, Sa Đéc, Kon Tum, Sơn La, Cần Thơ, Rạch Giá, Đồng Nai Thượng, Hà Tiên.


9/14. Tại Thái Nguyên, trong ngày 16-8, đội Việt Nam Giải phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã. Sáng 20-8, đội quân bao vây, tấn công phát xít Nhật, giải phóng thị xã Thái Nguyên. Chiều cùng ngày, tại đây đã diễn ra cuộc mít tinh lớn, Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ bộ máy chính quyền cũ, lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thái Nguyên.


10/13. Tại Hải Phòng, nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 23-8-1945. Trước đó vào ngày 18-8, nhân dân ở 4 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lỵ thành công. Đây là các tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước.


11. Nhân dân Cần Thơ khởi nghĩa giành chính quyền ngày 26-8-1945. Như vậy, chỉ trong hai tuần lễ, tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. Trong hơn 60 tỉnh, thành khởi nghĩa, có 4 tỉnh lỵ dọc biên giới phía Bắc là Hà Giang, Lào Cai, Móng Cái, Lai Châu bị phản động, quân Tưởng rồi sau đó là quân Pháp chiếm đóng nên chưa được giải phóng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.  Ảnh: baotang.thanhhoa.gov.vn


 12/18. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội trước đông đảo nhân dân cả nước.

------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét