Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Trì hoãn kẻ thù thầm lặng

"Căn bệnh" trì hoãn khiến Victor Hugo liên tục chần chừ hoàn thành tác phẩm Thằng gù nhà thờ Đức bà Paris. Ảnh: Medium.

 

Vào mùa hè năm 1830, Victor Hugo đã không thể hoàn thành một cuốn sách đúng thời hạn. Mười hai tháng trước, tác giả nổi tiếng người Pháp đã thỏa thuận với nhà xuất bản rằng ông sẽ viết một cuốn sách mới có tựa đề Thằng gù nhà thờ Đức Bà.

Thay vì viết cuốn sách, Hugo đã dành cả năm sau để theo đuổi các việc khác và trì hoãn công việc sáng tác của mình. Nhà xuất bản của Hugo đã trở nên thất vọng vì sự trì hoãn lặp đi lặp lại của ông và trả lời bằng cách đặt ra một thời hạn. Nhà xuất bản yêu cầu Hugo hoàn thành cuốn sách vào tháng 2 năm 1831 – thời hạn còn lại chưa đến 6 tháng.

Hugo lập ra một kế hoạch nhằm đánh bại sự trì hoãn. Ông thu gom toàn bộ quần áo, đem ra khỏi phòng ngủ, bỏ vào rương và khóa lại. Trên người ông không còn gì khác ngoài một chiếc khăn choàng lớn. Khi không có quần áo phù hợp nào để ra ngoài, Hugo không còn bị cám dỗ bởi việc rời khỏi căn nhà và bị xao nhãng nữa. Lựa chọn duy nhất của ông là ở lại trong nhà và viết lách.

Chiến thuật của ông đã có tác dụng. Hugo vẫn tiếp tục nghiên cứu mỗi ngày và viết điên cuồng trong mùa thu và mùa đông năm 1830. Cuốn Thằng gù nhà thờ Đức Bà được xuất bản sớm hai tuần vào ngày 14 tháng 1 năm 1831.
….

Bộ não của chúng ta thích phần thưởng ngay lập tức hơn là những lợi ích trong tương lai. Nó chỉ đơn giản là một hệ quả của cách tâm trí chúng ta hoạt động. Với xu hướng này, chúng ta thường phải dùng đến những chiến lược điên rồ để hoàn thành công việc - như Victor Hugo khóa tất cả quần áo lại để ông có thể viết một cuốn sách. Cách đó có thể giúp chúng ta tự động hóa hành vi đơn giản hơn là dựa vào sức mạnh ý chí trong thời điểm không thể hòa hoãn đó.

Trong cuộc sống chúng ta thường bắt gặp tính hay trì hoãn công việc từ các em học sinh đến những người từng trãi, cứ nước đến chân mới nhảy.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét