Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Nhà khoa học được giải Nobel, tiến sĩ Noyori, nổi giận trước nền giáo dục Nhật Bản

 

Nhà khoa học được giải Nobel, tiến sĩ Noyori, nổi giận trước nền giáo dục Nhật Bản

Trích bài phỏng vấn được đăng trên báo Nhật ngày 25/6/2019 (Link gốc để cuối bài)

“Vai trò tối cao của giáo dục là cống hiến cho sự duy trì văn minh nhân loại. Ngoài ra, nó còn can hệ đến vận mệnh nước ta. Tôi rất tức giận với xã hội và giáo dục hiện tại”. Tiến sĩ Noyori Ryoji, người nhận giải Nobel hóa học năm 2001 và hiện đang là giám đốc Trung tâm chiến lược phát triển nghiên cứu của Cơ quan chấn hưng khoa học kĩ thuật (JST-Japan Science and Technology Agency) đã bày tỏ mối lo ngại trước nguy cơ đặt ra cho Nhật Bản và nền giáo dục trong tương lai.

Giờ đây, khi thời đại Reiwa (thời đại hòa hợp tốt đẹp kể từ 1/5/2019) mới bắt đầu, chủ nhân của giải Nobel sẽ nhìn nhận như thế nào về giáo dục Nhật Bản? Trưởng ban biên tập Kogiso Kosuke báo Giáo dục đã phỏng vấn tiến sĩ Noyori Ryoj

Giáo dục trường học không phải thứ để học sinh trở thành “người nhiều tiền”

Giáo dục Nhật Bản hiện nay đang đón chào thời kì cải cách mạnh mẽ. Kể từ khi thầy đảm nhận là chủ tịch Hội đồng tái sinh giáo dục đã khoảng 12 năm và thời đại Reiwa đã bắt đầu, thầy nhìn nhận giáo dục hiện nay như thế nào?

Tôi không phải chuyên gia giáo dục. Tuy nhiên, tôi có rất nhiều điều muốn nói về tình trạng giáo dục xơ cứng này. Thật sự thì tôi rất tức giận. Về bản chất, tại sao lại cần có giáo dục? Trước tiên, là để từng người có được cuộc đời trăm năm phong phú. Là để đem lại sự sinh tồn độc lập và phồn vinh của đất nước. Ngoài ra việc duy trì văn minh nhân loại cũng là việc tối quan trọng và tôi nghĩ không được phép quên trụ cột đó.

Vấn đề là nếu thế thì cuộc đời, quốc gia và xã hội loài người sẽ như thế nào? Ở đó nếu như không có triết lý hay tư tưởng thì sẽ không thể nào có được giáo dục.
Tôi cho rằng vấn đề cơ bản là Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã học hỏi rất nhiều về dân chủ và nhân quyền từ Âu Mỹ nhưng đáng tiếc là vẫn duy trì nó bằng sự thụ động và không chia sẻ được “tầm nhìn quốc gia” (tiếng Anh gọi là National Vision), do tự mình nghĩ ra.

Giáo dục trường học thì như thế nào ạ?

Giáo dục trường học là thứ vì xã hội. Quyền sống tự do của cá nhân rất quan trọng nhưng giáo dục trường học nhất quyết không thể là thứ để thi đỗ trong kì thi tuyển sinh hay là để người học trở thành người lắm tiền hay người có quyền lực. Giới giáo dục, cho dù là Nhật Bản hay thế giới, đều phải giáo dục nên những người gánh vác xã hội mơ ước. Bởi vì việc tạo ra xã hội lành mạnh sẽ phản ánh hạnh phúc của từng công dân.

Nhật Bản không cần phải xếp hàng với nước khác mà từng bước phải giáo dục chu đáo thế hệ tiếp theo. Cả hành chính và cả hiện trường (chỉ trường học-chú thích của người dịch) đều phải giác ngộ điều đó.
Đồng thời phải xây dựng nên xã hội văn minh tôn trọng văn hóa đa dạng.

Thứ tạo ra thế hệ thanh niên sống vượt thoát thời đại là giáo dục.

Xin thầy nói rõ hơn thế nào là văn hóa đa dạng?
Tôi cho rằng văn hóa được tạo thành từ 4 yếu tố. “Ngôn ngữ”, “Cảm xúc”, “Logic” và “Khoa học”

Ngôn ngữ rất phong phú tùy theo từng khu vực nhưng khoa học chỉ có một mà thôi. Sự đa dạng của cảm xúc, logic nằm giữa ngôn ngữ và khoa học. Cần phải tôn trọng triệt để các yếu tố văn hóa này. Nhất quyết không được phá hủy chúng bằng sức mạnh quân sự hay sức mạnh kinh tế.
.
Tôi là nhà khoa học nhưng khi nghĩ về tương lai tôi cho rằng con người sẽ không thể sống nếu chỉ có tri thức khoa học kĩ thuật. Quả thật là nếu như không có tư tưởng lấy gốc rễ là văn hóa thì việc phác ra tương lai và thực hiện nó là không thể.

Để làm được thì phải giáo dục chăng?
Đúng như thế. Con người sống cùng với thời đại vì thế vấn đề là phải biết thời đại đòi hỏi điều gì. Giáo dục không thể là thứ giáo điều. Chắc chắn là giáo dục trong quá khứ và giáo dục hiện nay là khác nhau vì thế việc tạo ra thế hệ thanh niên sống vượt thoát thời đại bao gồm cả tương lai gần sẽ là vì cá nhân và cũng vì xã hội.

Câu trả lời của tiến sĩ Noyori về “Thứ cần thiết đối với nhà khoa học” là…

Học lực của thanh niên thế hệ tiếp theo thế nào, thưa thầy?
Để nói về chuyện đó thì tôi xin hỏi trước. Anh có hiểu để có được thành công trong tư cách là nhà khoa học thì cần đến những gì không?
Con mắt quan sát và cảm quan (sense) chăng?
Cái đó cũng cần nhưng mà không phải thế. Đó là việc tự mình tìm ra vấn đề hay và trả lời nó đúng đắn. Nó xuyên suốt cả lẽ sống.

Khi nói như vậy thì nhà báo cũng tương tự nhỉ. Việc tự mình tìm ra vấn đề hay là quan trọng số một.

Đương nhiên, đúng là như vậy. Nói về học lực cơ bản của thanh thiếu niên Nhật Bản thì khi nhìn vào kết quả điều tra quốc tế như PISA hay TIMSS thì thấy họ đang rất nỗ lực.
Tuy nhiên, vấn đề là sự học lại là sự tiêu cực. Không có việc đặt ra câu hỏi đối với giả thuyết một cách tích cực. Nếu như sách giáo khoa đã viết thì mọi chuyện dừng lại ở chỗ “A! ra là thế” và không tự mình suy nghĩ “liệu có phải thế không?” để rồi nỗ lực thử thách.

Thứ cần thiết đối với nhà khoa học sáng tạo không phải là sự thông minh mà là “bộ óc mạnh mẽ”. Phải tự mình có thể hỏi và trả lời, phải tự mình có thể tự học tự hành.
Sau đó là tới cảm quan và trí tò mò. Đấy là những thứ không thể thiếu.
Tiếp đó do phải thử thách những thứ mới mẻ cho nên phải là người chống lại quyền lực và quyền uy.

Chuyện lấy lòng người trên hay thầy cô là vô dụng. Thầy cô và xã hội cần phải có cái nhìn ấm áp đối với sự tự do khoáng đạt này của thanh niên.
Vấn đề lớn hiện nay là có trí tò mò, có năng lực tự đặt ra câu hỏi, năng lực tư duy, năng lực trả lời. Những thứ này đang suy giảm. Bởi vì sao? Đó là do hệ quả của chủ nghĩa năng suất, chủ nghĩa kết quả đang bao trùm toàn thể xã hội. Thêm nữa, thực chất người ta không đòi hỏi kết quả thật sự-chế độ chỉ đánh giá hình thức không cho phép làm điều đó. Đánh giá về bản chất là để nâng cao giá trị của con người và vật nhưng nó chưa được như thế. Nếu như thiếu đi quá trình nắm bắt hình ảnh toàn thể của vấn đề, tự mình suy ngẫm và tìm ra câu trả lời thì việc nuôi dưỡng năng lực trí tuệ sẽ không thể nào làm được.
....
Nói thêm thì môi trường của sinh viên đại học trong kì thi vào sau đại học rất tồi tệ. Giáo sư sau đại học lại đánh giá tuyển sinh chính những sinh viên mình đã dạy ở đại học. Chẳng bao giờ có chuyện cạnh tranh với các sinh viên tốt nghiệp các trường khác. Ở đó có sự xung đột về lợi ích. Ở Mĩ và các nước khác thì phần lớn người ta tránh chuyện sinh viên học lên sau đại học ở cùng một đại học đã học nhưng ở đây thì hoàn toàn không nghĩ đến điều đó.

Sinh viên cần phải có lòng can đảm để hoạt động, tu dưỡng như là những võ sĩ.

Tiểu sử
Noryori Ryoji
Sinh tháng 9 năm 1938, tốt nghiệp đại học kyoto, giáo sư Đại học Nagoya, tiến sĩ khoa học kĩ thuật. Năm 2000 nhận huân chương văn hóa, năm 2001 nhận giải Nobel hóa học.

Link bài gốc:
https://headlines.yahoo.co.jp/hl…
Ảnh TS. Noryori Ryoji

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét