Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

Ai muốn làm triệu phú

 

AI MUỐN LÀM TRIỆU PHÚ

 

Anh chàng Redmond O’Hanlon đến tù sở cảnh sát New York. Anh là một trong những người chơi đầu tiên của trò chơi truyền hình “Ai muốn làm triệu phú” lúc bấy giờ.

Nhờ trả lời được câu hỏi về văn hào William Shakespeare, anh dành được 16.000$. Trong kỳ phát sóng tuần kế tiếp, anh phải quay trở lại để quyết định trước người dẫn chương trình và khán giả rằng mình có ở lại chơi tiếp hay không, để có cơ hội lấy 32.000$ ở câu hỏi kế tiếp.

 

Nhiều tờ báo và giới truyền thông khắp nước Mỹ liên tục đưa tin và cập nhật hình ảnh về viên cảnh sát O’Hanlon.

Người dân xôn xao bàn tán về anh – người hiện là cha của năm đứa trẻ, sống bằng đồng lương ba cọc ba đồng của nghề cảnh sát. Anh sẽ mất trắng giải thưởng đang có nếu trả lời sai câu hỏi trị giá 32.000$.

Liệu anh ta sẽ chọn phương án an toàn, dừng cuộc chơi và mang về số tiền thưởng 16.000$, hay chơi tiếp để có cơ hội sở hữu 32.000$?

 

Câu chuyện về O’Hanlon đánh động cảm xúc của hơn 30.000.000 người trên toàn nước Mỹ lúc bấy giờ.

Dù mỗi người dân là một cá thể khác nhau, nhưng tất cả họ đều quan tâm đến sự kiện một phần về cảm xúc Bản Thân của họ được đánh động, số khác vì Tiền Bạc, một số người lại quan tâm đến khía cạnh Tình Yêu và gia đình trong câu chuyện, và cũng có nhiều người theo dõi câu chuyện vì Danh Tiếng.

 

Chính những phản ứng đông đảo và mạnh mẽ này khiến cho buổi phát sóng hôm đó của chương trình “Ai muốn làm triệu phú” trở thành chương trình TV có lượt người xem nhiều nhất nước Mỹ lúc bấy giờ.

 

O’Hanlon thừa biết rằng hàng triệu người dân Mỹ đang mong anh ngừng cuộc chơi để bảo toàn số tiền thưởng, còn hàng triệu người khác muốn anh chơi tiếp để có cơ hội giành giải cao hơn. Và anh đã có một câu trả lời khôn ngoan:

”Một mặt, tôi tự nhận mình là một người tự nghiên cứu, học hỏi và hâm mộ Shakespeare. Vì thế, tôi rất háo hức muốn biết cảm giác chiến thắng với giải thưởng lớn hơn như thế nào, và điều này thực sự khiên tôi muốn chơi tiếp.

 

Nhưng mặt khác, tôi chỉ là một viên cảnh sát bình thường, đang sống cùng năm đứa con dễ thương và một người vợ tuyệt vời trong một căn nhà trả góp bằng đồng lương công nhân viên chức.

Vì lý do này, tôi quyết định dừng cuộc chơi tại đây và mang về giải thương 16.000$”

Gần như tất cả mọi người theo dõi chương trình đều ủng hộ quyết định của O’Hanlon, kể cả những người trước đó đã hy vọng anh chơi tiếp!

 

Vài năm sau đó, vào thời kì mà các chương trình trò chơi truyền hình bắt đầu giảm sức hút và lắm tai tiếng có quá nhiều người chơi thắng giải trên 100.000$, câu trả lời chân thành của viên cảnh sát O’Hanlon vẫn được nhớ đến trong tâm trí người dân như một tấm gương lớn về tự trọng!

 

Mỗi người chúng ta là một cá thể khác nhau với những mối quan tâm riêng biệt. Chúng ta có những quan điểm khác nhau về đủ thứ trên đời…

Nhưng dù khác biệt cách mấy, tất cả chúng ta vẫn là con người. Đó chính là nguyên lý cơ bản nhất và là nguồn cội của tử huyệt cảm xúc trong mỗi chúng ta.

 

Những nhu cầu, động lực hay điểm yếu của chúng ta cắm sâu bên trong bản năng của chúng ta đến nỗi chúng ta luôn hành động trước cả khi bộ não kịp suy nghĩ và nhận thức đúng, sai, lợi và hại.

Chỉ cần những ngôn từ và hành động của chúng ta đánh động được cảm xúc của người khác, chúng ta sẽ có cơ hội lý tưởng để thuyết phục họ thuận theo mình, thậm chí khiến họ mở lòng chấp nhận tất tần tật những gì chúng ta nói một cách vô tư không đắn đo.

 

ST

Thành công nhờ nắm bắt được đúng hướng cảm xúc của đối phương

 

THÀNH CÔNG NHỜ NẮM BẮT ĐƯỢC ĐÚNG HƯỚNG CẢM XÚC CỦA ĐỐI PHƯƠNG

 

Trong một khu dân cư ở bang Ohio nước Mỹ, có một cửa hàng bán đồ dùng học tập và văn phòng nọ đã đổi chủ đến bảy lần trong bốn năm.

 

Mỗi một người chủ đó đã đến đây, cố gắng thu hút và giữ chân khách hàng bằng đủ cách: các chương trình khuyến mãi, giảm giá và quà tặng liên tục, trình bày lại các tủ kính và kệ trừng bày thật bắt mắt.

Nhưng tất cả họ vẫn thất bại trong việc tăng doanh số. Khách háng vẫn cứ thích đến mua ở một chuỗi cửa hàng bách hóa cách xa chỗ đó bốn trăm nét.

 

Người chủ thứ tám của cửa hàng học cụ là một đôi vợ chồng. Người chồng là thương binh, gặp khó khăn trong việc giao tiếp.

Người vợ nổi bật với nụ cười tỏa nắng và có khả năng nhớ tên tất cả các khách đến mua hàng bất kể là người mới hay khách quen.

Cũng như những người chủ trước, những ngày đầu bán hàng của đôi vợ chồng này rất vắng khách.

 

Nhưng chính câu chào của bà vợ đã dần dần tạo nên sự khác biệt. Đó không phải là một câu “Chào buổi sáng” vô hồn như chúng ta thường nghe.

Đó là những câu chào khác nhau được dành riêng cho Từng khách như “Xin chào Julie!” hoặc “Buổi sáng tốt lành nhé ông Brown!” Bà ấy cá nhân hóa mối quan hệ của mình với Từng khách hàng và ông chồng bắt chước làm theo.

 

Bất kỳ khách nào đặt chân vào cửa tiệm của ông bà cũng cảm thấy mình được chào đón niềm nở và trở thành người quan trọng, mặc dù có thể họ chỉ đến đó để mua vài thứ đồ lặt vặt hoặc dùng bốt điện thoại. Thế là tiếng lành đồn xa.

 

Owen D. Young Từng khuyên rằng:” Người nào có khả năng đặt mình trong hoàng cảnh người khác, thấu hiểu được những suy nghĩ tâm tư của họ thì không cần phải lo lắng về bất kỳ điều gì của tương lai; vì người đó chắc chắn sẽ thành công.”

 

Lời khuyên này đặc biệt đúng với phụ nữ thời nay – những người được trời ban cho sự nhạy cảm cao độ, đã và đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong công sở cũng như trên thương trường.

 

ST

 

 

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

TP.HCM chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO

 

Từ phải qua: ông Jonathan Wallace Baker - trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, ông Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Nguyễn Thị Lệ - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM, bà Lê Thị Hồng Vân - quyền vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam - trong lễ trao giấy chứng nhận thành phố học tập toàn cầu - Ảnh: HỮU HẠNH

 

TP.HCM CHÍNH THỨC GIA NHẬP MẠNG LƯỚI THÀNH PHỐ HỌC TẬP TOÀN CẦU CỦA UNESCO

 

Tối 30-3, TP.HCM tổ chức lễ vinh danh và đón nhận giấy chứng nhận TP.HCM gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.

 

  

Ông Nguyễn Văn Phúc - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và bà Nguyễn Thị Lệ - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM - nâng cao giấy chứng nhận TP.HCM gia nhập Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu - Ảnh: HỮU HẠNH 


TP.HCM hướng tới mỗi công dân là một công dân số

 

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, quy mô trường lớp ở TP.HCM đã được phủ khắp 21 quận, huyện và TP Thủ Đức với 5.726 cơ sở giáo dục và đào tạo từ mầm non đến đại học.

Phát biểu tại buổi lễ vinh danh, bà Nguyễn Thị Lệ - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM - nói việc TP.HCM được UNESCO công nhận là TP học tập toàn cầu là niềm vinh dự. 

 

Điều này cũng thể hiện sự công nhận của thế giới đối với các chính sách, cam kết, nỗ lực của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng trong việc đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

 

Bà Lệ cũng tin tưởng rằng với sự hợp tác và hỗ trợ từ UNESCO cùng với các thành viên khác trong mạng lưới, TP.HCM sẽ tiếp tục phát triển và vươn lên một cách mạnh mẽ, trở thành một trung tâm giáo dục hàng đầu của khu vực và đạt được uy tín, thứ hạng cao trong đánh giá và nhìn nhận của thế giới.

 

"Với tư cách là thành viên của Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM sẽ nỗ lực không ngừng để đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội học tập và phát triển; cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác.

TP.HCM đã sẵn sàng cho hành trình hướng tới một tương lai mà mỗi công dân đều là một công dân số, một công dân học tập toàn cầu", bà Lệ cam kết.

 

Triển khai chương trình "Thành phố học tập toàn cầu UNESCO giai đoạn 2024 - 2030" tại TP.HCM

 

Có mặt tại buổi lễ, ông Jonathan Wallace Baker - trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam - chia sẻ niềm vui với TP.HCM và khẳng định UNESCO tin tưởng việc TP.HCM trở thành thành viên của mạng lưới này hoàn toàn phù hợp với chủ trương "cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030" của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - khẳng định việc trở thành thành viên chính thức Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO là vinh dự và trách nhiệm chung của quốc gia, cộng đồng, chính quyền các cấp, cơ quan, ban ngành liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các danh hiệu được UNESCO công nhận.

 

Chính vì thế, TP.HCM xác định danh hiệu "Thành phố học tập toàn cầu" được UNESCO công nhận không chỉ là mục tiêu đạt được mà là điểm khởi đầu cho những chương trình hành động tiếp theo.

 

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức đã thay mặt lãnh đạo TP.HCM phát động triển khai thực hiện chương trình hành động xây dựng "Thành phố học tập toàn cầu UNESCO giai đoạn 2024 - 2030" trên địa bàn TP.

 

"Tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng thành phố học tập và xã hội học tập, bảo đảm đến năm 2030 mọi công dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế", ông Đức nhấn mạnh.

 

Nguồn: ttbc-hcm.gov.vn