Thứ Ba, 3 tháng 9, 2024

Việt nam có một nhân vật lịch sử: tên là "Trật" nhưng thi đâu trúng đó

 

VIỆT NAM CÓ MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ: TÊN LÀ "TRẬT" NHƯNG THI ĐÂU TRÚNG ĐÓ

Thời xưa, dưới triều Hậu Lê, có một sĩ tử học không giỏi, chẳng chủ đích đi thi nhưng thi lần nào cũng đỗ. Sau này, ông còn làm quan trong triều và được dân chúng yêu mến vô cùng.

Ông Nguyễn Trật sinh năm 1573, là người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Tên ông hiện nay nằm trên Bia Tiến Sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Tương truyền, lúc trẻ ông Trật cao lớn khỏe mạnh, hiền lành chăm chỉ, từng đỗ trong kỳ thi Hương nhưng sau đó tự thấy mình học lực hạn chế nên bỏ ngang, không tiếp tục thi Hội nữa. Tuy nhiên, con đường công danh của ông chưa dừng lại tại đó.

Theo sách Tang thương ngẫu lục, không còn vương vấn con đường công danh, khoa cử, nhưng lúc bấy giờ có một thầy địa lý đi chơi qua làng Nguyệt Yên, thấy Nguyễn Trật hiền lành, lễ độ nên đã khuyên ông nên tiếp tục con đường khoa cử.

Dù học không giỏi, nhưng nhờ có bạn bè ở trọ cùng nhà chỉ bài nên Trật lần lượt thi đỗ trường nhất, trường nhì và trường ba trong kỳ thi Hội nhưng đến trường thi thứ tư – trường thi cuối cùng trong kỳ thi Hội, bạn bè của Trật thì rớt hết, chỉ có ông là đậu, và chẳng còn ai chỉ bài cho Trật nữa.

Tuy nhiên Nguyễn Trật lại may mắn một cách thần kỳ. Cũng theo sách Tang thương ngẫu lục, ở trường thi thứ tư, khi đang làm bài, lều bên cạnh Trật có một thí sinh vật vã ôm bụng kêu đau, Trật bỏ thi để cõng thí sinh này đi cấp cứu. Vì bệnh nặng, thí sinh đó qua đời.

Trước khi mất, thí sinh đó lấy quyển thi của mình đang làm gần xong tặng cho Trật: “Đây là bài thi rất đắc ý của tôi nhưng chưa đề tên vào, nay xin tặng ông để đền ơn”.

Nguyễn Trật nhận bài thi của người này, quay lại trường thi. Vì bài thi làm chưa xong nên ông viết thêm phần cuối, ký tên mình vào bài rồi nộp cho quan trường.

Khi chấm thi, thấy bài của Nguyễn Trật phần đầu viết rất hay, nhưng đến phần sau thì câu cú kém hẳn. Tuy vậy, bài thi vẫn được chấm đỗ, Nguyễn Trật cùng 7 người khác vào dự thi Đình.

Tiếp tục thi đỗ và ra làm quan nhờ vận may không ai bằng

Tại kỳ thi Đình, học lực không giỏi, đề thi khó, lại không còn quý nhân phù trợ, Nguyễn Trật nộp quyển thi không có chữ nào. Cho rằng Nguyễn Trật kiêu ngạo nộp giấy trắng, không chịu làm bài, triều đình rất tức giận, dự tính không treo bảng vàng cho ông đậu và xử phạt.

Tuy nhiên vận may cũng Nguyễn Trật tiếp tục phát huy. Thời điểm đó, triều đình đang hỗn loạn khi chúa Trịnh Tùng vừa qua đời. Thế tử Trịnh Tráng dẫn theo vua Lê chạy trốn, trên đường gặp được Trật. Nhờ có công hộ giá, sau khi lên ngôi, chúa Trịnh Tráng đặc cách cho Trật đỗ Tiến sĩ của khoa thi năm đó.

Bia tiến sĩ khoa Quý Hợi (1623) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám chép “Ngày lành tháng tư mùa hạ, Hoàng thượng ngự ở cửa điện Kính Thiên, ra bài văn sách ở sân rồng. Trong khi các sĩ tử làm bài, bỗng có Nguyễn Trật làm văn hơi sai thể thức nên chỉ có 6 quyển được khảo duyệt mà thôi. Các quan hữu ty dâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng ngự lãm, lấy Phùng Thế Trung đỗ đầu, sáu người còn lại đều cho đỗ đồng tiến sĩ xuất thân”.

Sau này Nguyễn Trật ra làm quan đến chức Công khoa Đô cấp Sự trung, nhờ tính tình hiền lành, thương yêu dân chúng nên Trật được triều đình và người đời rất yêu mến đặt cho cái tên Ông Nghè Nguyệt Viên.

Theo: danviet

Hai cô gái vinh dự được kéo lá cờ tổ quốc tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945

  

Cô Lê Thi

HAI CÔ GÁI VINH DỰ ĐƯỢC KÉO LÁ CỜ TỔ QUỐC TẠI QUẢNG TRƯỜNG BA ĐÌNH NGÀY 2-9-1945

– Đúng ngày này của 69 năm về trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bà Lê Thi - một nữ sinh Đồng Khánh đã vinh dự được kéo lá cờ tổ quốc trong giờ phút thiêng liêng ấy.

Câu chuyện cắm cờ ngày Tết độc lập diễn ra cách đây 69 năm, nhưng qua lời kể của bà, cảm xúc tràn về như mới diễn ra ngày hôm qua vậy. Bà Lê Thi bồi hồi nhớ lại: “Việc tôi được chọn kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn Độc lập là hoàn toàn ngẫu nhiên, không hề được báo trước.

Ngày đó, tôi dẫn đầu đoàn Phụ nữ cứu quốc tiến về quảng trường Ba Đình. Một cán bộ trong Ban tổ chức đến thông báo cử người lên kéo cờ. Các chị em đồng thanh “Thi lên đi”. Khi ấy, tôi run lắm nên vẫn đứng yên.

Cô Đàm Thị Loan

Đang lưỡng lự thì trên gọi, dưới thúc, tôi “liều” bước lên”. Khi bà lên đến nơi đã thấy một chị du kích người Tày đại diện cho An toàn khu đứng ở đó, chưa kịp hỏi tên nhau, hai cô gái đã được dẫn đến cột cờ chuẩn bị nghi lễ. Bà Thi cho biết:

“Được chọn lên để kéo cờ là may mắn của tôi. Đây cũng là lần đầu tiên tôi và nhiều người được nhìn thấy Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc. Lúc đó, Người mặc bộ quần áo ka ki, đi dép cao su...”.

Khi đứng trước lá cờ Tổ quốc thiêng liêng, làm một nhiệm vụ trọng đại mà không được tập trước... nên bà rất run. “Tôi lo lắm, mình kéo cờ nhỡ tắc thì sao? Đang miên man trong dòng suy nghĩ thì có tiếng nói cắt ngang:

“Chuẩn bị kéo cờ”. Tôi vội vàng nói với chị du kích người Tày*: Chị thấp chị nâng cao cờ lên, em cao hơn sẽ kéo. Hai chị em thỏa thuận như thế và “nín thở” kéo cờ. Đến

khi lá cờ đã lên cao, tung bay trong bản nhạc Tiến quân ca tôi mới dám thở phào”.

* Cô Đàm Thị Loan

2 bà Lê Thi và Đàm Thị Loan  
 

* Cô Đàm Thị Loan

Ảnh  1. Cô Lê Thi

2. Cô Đàm Thị Loan

3. 2 bà Lê Thi và Đàm Thị Loan   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2024

Điều gì làm thân thể khỏe mạnh

 

 Nội tâm cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn (Ảnh: sharonspano.com)

ĐIỀU GÌ LÀM THÂN THỂ KHỎE MẠNH

Ở một phương diện nào đó, cơ thể con người là một sản vật của tự nhiên, từ tế bào cho đến các kết cấu khác nhau của cơ thể như da, xương, nội tạng, v.v. Mỗi bộ phận, mỗi cơ quan, mỗi tế bào của cơ thể đều biết cần phải làm gì và làm như thế nào để phù hợp với tự nhiên.

Chính vì vậy, cơ thể không khỏe mạnh chính là một biểu hiện của sự mất cân bằng. Bệnh tật chính là biểu hiện bên ngoài của trạng thái mất tự nhiên của cơ thể.

Vậy điều gì dẫn đến sự mất cân bằng, mất tự nhiên của cơ thể? Khi được hỏi, hầu hết mọi người sẽ nói tới các nhân tố như môi trường sống, thức ăn, nước uống, v.v. Nhưng thực ra những nhân tố từ chính nội tâm của bạn cũng có thể gây nên sự mất cân bằng này.

Đơn cử như các nghiên cứu về “Hiệu ứng Placebo” (1) đã cho thấy rằng suy nghĩ và lời nói tác động trực tiếp đến cơ thể con người.

Một số ví dụ về các cặp tác dụng tích cực và tiêu cực sau đây có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên suy ngẫm:

• Tự tin / Kiêu ngạo

• Xây dựng / Phá hủy

• Hiến dâng / Chiếm hữu

• Nhẹ nhàng / Hung dữ

• Đề nghị / Đòi hỏi

• Cho đi / Nhận lại

• Chăm sóc / Làm kiệt quệ

• Cởi mở / che dấu

• Tin tưởng / hoang mang

• v.v.

Những cặp suy nghĩ trên cũng cho chúng ta thấy rằng các suy nghĩ có phần tiêu cực sẽ có tác dụng xấu cho cơ thể. Tuy nhiên, người ta lại không hay để tâm tới những suy nghĩ tiêu cực này và cho chúng là bình thường. Ví dụ như chúng ta thường hay chiếm hữu hơn là dâng hiến, nhẹ nhàng hơn là Hung dữ, đề nghị hơn là đòi hỏi v.v..

Rõ ràng là mỗi một tư tưởng, mỗi một ý nghĩ đều mang trong nó một năng lượng có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể theo một phương thức mà khoa học vẫn chưa thực sự hiểu được.

Ở môt phương diện nào đó, chúng cũng góp phần quan trọng không kém gì chất dinh dưỡng.

Như vậy, sức khỏe thể chất được quyết định bởi hai yếu tố chính: nhân tố bên ngoài (dinh dưỡng, môi trường) và nhân tố bên trong (suy nghĩ, tư tưởng).

Cho nên người lạc quan ít bệnh tật, sức khỏe tốt, khi mắc bệnh dễ đẩy lùi, ngược lại người bi quan dễ bi bệnh tật hành hạ đau yếu. Đây là điều đương nhiên được mọi người chấp nhận.