Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024

“Hệ thần kinh ruột" được ví như bộ não thứ hai của con người

 

“HỆ THẦN KINH RUỘT" ĐƯỢC VÍ NHƯ BỘ NÃO THỨ HAI CỦA CON NGƯỜI

 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hệ thần kinh ruột được ví như bộ não thứ hai của con người.

Khoảng 600 triệu tế bào thần kinh nằm trong hệ thần kinh ruột có khả năng hoạt động một cách độc lập mà không chịu tác động của não bộ, đôi khi còn yêu cầu hệ thần kinh trung ương phục vụ mình.

Thông qua trục ruột não, cùng với hệ nội tiết, hệ thần kinh ruột còn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, sự thèm ăn và trạng thái hành vi của cá nhân.

 

Từ những năm đầu thế kỷ trước, quyển "mBraining" của tác giả Marvin Oka và Grant Soousalu đã mô tả hệ thần kinh ruột là não bộ thứ hai.

Đến 1998, GS. Michael Gershon, Đại học Columbia, Mỹ công bố ấn phẩm có tên “The Second Brain” sau khi thực hiện nhiều thực nghiệm và phát hiện chất truyền dẫn thần kinh serotonin, một loại nội tiết hạnh phúc, xuất hiện tại đường ruột.

 

Và từ đây, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện và chứng minh hiệu quả của hệ thần kinh ruột trong vai trò chủ động không chỉ điều phối tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần cũng như cảm giác thèm ăn, ngon miệng hay khi bụng có vấn đề thì tinh thần bất ổn và ngược lại.

 

Một điều thú vị khác, các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 90% hormone serotonin được tạo ra trong đường ruột.

Hormone serotonin được biết đến trong việc điều tiết tâm trạng, mang lại cảm giác hạnh phúc và nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Ngoài ra, serotonin còn được biết đến là loại nội tiết điều phối vận động ruột, tâm trạng, cảm giác ngon miệng, giấc ngủ và chức năng của não.

 

Tóm lại, khi có một hệ tiêu hóa hay đường ruột khỏe mạnh là yếu tố tiên quyết để chúng ta có một tinh thần thư thái, vui vẻ.

Vậy làm sao để có một đường ruột khỏe mạnh?

 

Theo chuyên gia, TS – BS Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ:

“Hệ vi sinh đường ruột được tối ưu khi tỉ lệ lợi khuẩn được duy trì ở mức 85% so với 15% hại khuẩn”, nhưng thực tế lại cho thấy, hại khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển nếu quá trình ăn uống thiếu hợp lý, không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như các yếu tố khác,

Trong khi lợi khuẩn theo vòng đời cũng già yếu, chết đi và bị đào thải ra bên ngoài theo đường tiêu hóa, do đó tỉ lệ tối ưu 85%-15% này rất khó duy trì, hệ vi sinh bị rối loạn do hại khuẩn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần.

 

Vì vậy để có một đường ruột khoẻ mạnh với hệ vi sinh đạt tỉ lệ tối ưu cần duy trì bổ sung lợi khuẩn đều đặn mỗi ngày, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe từ đó sức khoẻ tinh thần cũng được cải thiện.

 

Một hệ đường ruột khỏe mạnh có khả năng cho chúng ta một trí óc sắc bén, năng lượng dồi dào và tinh thần thư thái.

Nhưng ngược lại, người ta cũng thấy những tổn hại ở hệ đường ruột có liên quan đến chứng đau nửa đầu, mệt mỏi, tự kỷ và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

 

Chúng ta đã không hiểu rằng căn nguyên của trạng thái lo âu hoặc vui buồn thất thường đó có thể là một vấn đề ở dạ dày - ruột.

Quan tâm đến sức khoẻ đường ruột cũng chính là chăm sóc cho sức khoẻ tinh thần của chúng ta.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là các thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải muối, sữa chua, uống men sống,…

Thực phẩm lên men chứa nhiều lợi khuẩn giúp củng cố hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ chống lại các hại khuẩn, từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.

 

ST

 

 

Mấy triết lý marketing thời nay

 

MẤY TRIẾT LÝ MARKETING THỜI NAY

* Triết lý bán hàng

Triết lý bán hàng dựa trên quan điểm, khách hàng thích các chương trình giảm giá, khuyến mãi, v.v. Triết lý này tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cảm xúc nhất thời của khách hàng, mà không quan tâm đến trải nghiệm mua hàng, hay chất lượng sản phẩm. 

 

Chẳng hạn, khách hàng quyết định mua một sản phẩm A bất kỳ, chỉ vì sản phẩm này mua 1 tặng 1, mà không hề quan tâm đến việc sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của bản thân hay không.

 

Triết lý bán hàng cũng cho rằng, một đội ngũ bán hàng giỏi có thể bán được bất kỳ sản phẩm nào. Có thể nói, triết lý bán hàng đang được thấy rất rõ trên các sàn thương mại điện tử, khi các nhà bán hàng liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích người mua. 

* Triết lý marketing

Đây là triết lý có tư tưởng tiệm cận nhất với marketing hiện đại. Triết lý marketing được hình thành dựa trên quan điểm, khách hàng cần được đặt vào trung tâm trong mọi hoạt động marketing. 

 

Hiện nay, triết lý marketing được áp dụng phổ biến, bởi triết lý này giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo doanh thu và sự phát triển bền vững của mình.

Các hoạt động marketing của doanh nghiệp, trước – trong – sau bán hàng đều hướng đến mục tiêu làm hài lòng khách hàng.

 

* Triết lý marketing xã hội

Triết lý marketing xã hội là gì? Triết lý marketing xã hội đề cập đến việc ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo lợi ích của môi trường xung quanh.

 

Triết lý này đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để thu hút các khách hàng có chung lý tưởng, qua đó gia tăng mức độ gắn kết giữa công chúng và thương hiệu.

Ví dụ về triết lý marketing xã hội có thể kể đến thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon, thương hiệu ống hút cỏ bàng Green Joy, v.v.

 

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2024

Lấy đức báo oán, oán kia tan biến

 

LẤY ĐỨC BÁO OÁN, OÁN KIA TAN BIẾN

Xưa nay, ân oán là chuyện thường xảy ra trong đời sống đầy biến động, có những chuyện nhỏ cá nhân, gia đình vụn vặt nhưng cũng có những chuyện lớn mang tính quốc gia, vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ. Quả báo của chúng ta từ bao kiếp quá khứ đã gây ra.

Thói thường ở đời trong mỗi chúng ta đều có hạt giống của cái ác, mình dở không ưa người hay, mình lười biếng không ưa người chăm chỉ, mình trái không ưa người phải, mình nghèo hèn không ưa người giàu sang, việc nhỏ hóa thành chuyện lớn.

Những cảm xúc gắn liền với sự tức giận, thù hằn có khuynh hướng làm cho người ta lâm vào tình trạng căng thẳng đó là lòng đố kỵ, ganh ghét, tham lam, muốn làm hại người.

Ngược lại chúng ta cũng có con tim hạt giống của cái thiện, nếu có lòng vị tha thì những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ tan biến ngay.

Khi biết chấp nhận một sự thật là không có gì hoàn hảo cả, chúng ta sẽ bỏ bớt thói quen chú ý vào những lỗi lầm của người khác. Cố gắng nhìn vào những mặt tích cực của người khác, thông cảm cho những người khác vì rất có thể người ta vô tình gây ra chuyện làm chúng ta phiền lòng, chúng ta cũng đừng quên tha thứ cho chính mình.

Giải pháp này có thể giúp chúng ta trút bỏ cơn giận, thù hằn, trong lòng sẽ có cảm giác thật dễ chịu hồn nhiên.

Nên nhớ rằng, chúng ta cũng chỉ là con người bình thường và việc phạm lỗi lầm là điều tất nhiên không thể trách khỏi. Hãy biết tha thứ cho người khác và cho chính mình.

Chúng ta tu hạnh Tâm từ bi hỷ xả còn có khả năng trị liệu chuyển hóa tâm ác của người khác trở nên hiền lành, làm tiêu tan cái mầm ác nghiệp.

Đức Phật dạy "Lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan, gieo nhân lành nhất định sẽ gặt quả lành, trồng ác nhân phải gặp ác báo, dẫu trải trăm ngàn kiếp không sai một phân, không thể tính đếm được!

Từ đó Đức Phật dạy cho chúng ta rằng, vận dụng từ bi và trí tuệ đã chuyển hóa người ác trở thành lương thiện, kẻ thù thành bạn tốt để chung sống an hòa.

Nếu người không phải với ta, ta quyết không phải lại với người, thì hai bên có khác gì nhau và cứ thế ân oán cứ liên miên đeo đẳng mãi, ta cũng tổn hại và người cũng tổn hại.

Giữ gìn thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh chuyển hoá, là dinh dưỡng sống để có thể chia sẽ cùng con người, Tâm hồn mới thư thái, an nhiên.

Theo Phật học