Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Chồng mê đắm mỹ nữ trong bức tranh

 

CHỒNG MÊ ĐẮM MỸ NỮ TRONG BỨC TRANH KHIẾN CÔ VỢ NỔI MÁU GHEN: ĐI THẨM ĐỊNH TRANH MỚI VỠ LẼ!

Mỹ nhân trong bức họa

Người phụ nữ có tên Trương Lãnh đã tìm đến chương trình kiểm định bảo vật của đài truyền hình tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) để chia sẻ nỗi niềm đau đáu của mình. Chuyện là chồng cô gần đây tham gia một cuộc đấu giá tranh của họa sĩ Dương Chi Quang.

Người chồng đã mua được bức vẽ một người phụ nữ duyên dáng và xinh đẹp, song từ khi mua tranh, anh dường như bị ám ảnh bởi nó, ngày nào cũng mang tranh ra ngắm nghía, không chú tâm vào làm việc gì. Người phụ nữ này sau nhiều lần khuyên nhủ chồng không thành mới nảy ra ý định đi tìm hiểu bức tranh, cô muốn biết điều gì làm chồng cô mê muội tới vậy.

Một ngày khi người chồng đi chơi xa, cô đã bí mật mang bức tranh đến chương trình thẩm định bảo vật để nhờ các chuyên gia kiểm định.

Các chuyên gia cẩn thận xem xét bức tranh của cô. Họ nhận thấy toàn bộ bức họa chỉ tập trung vào một người phụ nữ mang áo choàng, khí chất thanh lịch và trang nghiêm.

Vị chuyên gia cất lời hỏi: "Bạn có biết người phụ nữ trong tranh là ai không?" Cô gái lắc đầu, cô nói mình không biết và cũng không quan tâm đó là ai, cô chỉ muốn hiểu vì sao chồng mình lại say đắm cô gái đó.


Các chuyên gia bật cười: "Người phụ nữ trong tranh này chính là nàng công chúa nổi tiếng trong lịch sử, công chúa Văn Thành."

Đối với người Trung Quốc, công chúa Văn Thành (625 - 680) là một trong những người phụ nữ vĩ đại nhất trong lịch sử, họ coi bà như một nhà ngoại giao đáng nể.

Công chúa là cháu gái của vua Đường Thái Tông nhưng được Đại Đường gả sang xứ Thổ Phồn - một quốc gia hùng mạnh thời nhà Đường, để thúc đẩy mối bang giao giữa hai nước.

Khi được gả sang Thổ Phồn, Văn Thành công chúa đã dạy người dân nơi đây cách gieo trồng nông nghiệp, luyện kim, sản xuất mực...

Chính sự thiện chí và tài ngoại giao của bà đã giúp nhà Đường tránh được mối nguy bị Thổ Phần đánh chiếm. Quốc vương xứ Thổ Phồn, Tùng Cán Bố, cũng rất yêu thương, nể trọng bà, ông còn xây tặng công chúa một cung điện lộng lẫy với phong cách kiến trúc nhà Đường để bà cảm thấy gần gũi như ở quê hương.

Giá trị thực sự của tác phẩm

Theo các chuyên gia kiểm định, giá trị của bức tranh không chỉ nằm ở nhân vật mà còn do người họa sĩ vẽ ra nó. Họa sĩ Dương Chi Quang vốn là bậc thầy thư pháp và hội họa những năm 1960.

Tác giả này nổi tiếng với các tác phẩm khắc họa nhân vật lịch sử Trung Quốc mà bất kỳ nhà sưu tầm nào cũng mong ước được sở hữu.

 Chồng cô đã may mắn mua được một bức tranh Dương Chi Quang, chắc chắn anh phải chờ ít nhất 1 năm để mua tác phẩm này.

Giá trị của tranh trên thị trường hiện nay cũng vào khoảng 60.000 NDT (khoảng hơn 200 triệu đồng). Là một người yêu tranh thì việc người chồng say mê tác phẩm này cũng là điều không có gì khó hiểu.

Sau khi nghe nhận định của chuyên gia, người phụ nữ dường như bừng tỉnh, cô nói mình sẽ không ghen tuông nữa mà nhất định động viên chồng sưu tầm nhiều tác phẩm hơn.

Nguồn: sohu

 

Ảnh: Công chúa Văn Thành được tôn sùng như một nhà ngoại giao xuất chúng. Ảnh: Sohu

Quan niệm của Phật giáo về nhân quả

 

QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ NHÂN QUẢ

Phật giáo là trường phái triết học – tôn giáo điển hình thuộc phái không chính thống và có ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới.

Sự có mặt của Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến phong tục, tập quán và hoàn cảnh lịch sử – chính trị của dân tộc Việt Nam.

Một trong những ảnh hưởng tích cực có giá trị về nhận thức và thực tiễn là quan niệm về mối quan hệ giữa nhân với quả.

 

Theo quan niệm của nhà Phật, thuật ngữ “nhân quả” được hiểu: “Nhân là cái năng sinh, quả là cái sở sinh. Có nhân ắt có quả, có quả ắt có nhân. Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ: “Chuốc quả là nhân, Thu được là quả” Phật giáo chỉ ra rằng: “Nhân lành chẳng chạy hào ly, Muôn việc tóm lại đều quy ở người” Quan niệm về mối quan hệ nhân quả là một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo.

 

Nhà triết học nổi tiếng V.V. Nalimov cũng nhận xét: “Tham vọng làm chủ tự nhiên vô hạn độ đã đẻ ra một loạt hiện tượng tiêu cực ngày càng tăng:

Chỉ trong vài thế kỷ gần đây, sự phát triển công nghiệp đã làm mất đi gần 50% diện tích rừng nhiệt đới (từ 13, 6 triệu km2 xuống còn 7, 8 triệu km2). vô vàn những hậu quả tàn khốc không thể lường hết được.

 

Môi trường bị ô nhiễm, thổ nhưỡng bị phá hủy, khí quyển bị thay đổi, các bệnh tâm thần và mức độ sinh đẻ các trẻ khuyết tật gia tăng. Những vấn đề xã hội – kinh tế của quá khứ hàng thế kỷ nay tác động đến thế giới phương Tây, đã bắt đầu nhường chỗ cho những vấn đề sinh tồn…

Đó là sự từ bỏ khát vọng chiếm lĩnh tự nhiên. Là việc đi tìm những con đường mở ra khả năng tồn tại của con người trong sự hòa hợp với tự nhiên.

 

David Attenborough (sinh năm 1926) là một nhà tự nhiên học người Anh đã mô tả mức độ dân số của con người trên hành tinh là một bội số của tất cả các vấn đề môi trường khác.

Năm 2013, ông mô tả loài người là “một bệnh dịch trên trái đất” cần được kiểm soát bằng cách hạn chế sự gia tăng dân số.

 

Linkola (sinh năm 1932) là nhà sinh thái học sâu sắc và là nhà chính trị học đã coi dân số quá mức là mối đe dọa đối với toàn bộ sinh quyển.

Năm 2017, hơn 15.000 nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra cảnh báo thứ hai cho nhân loại, khẳng định rằng sự gia tăng dân số nhanh chóng của con người là “động lực chính đằng sau nhiều mối đe dọa sinh thái và thậm chí xã hội”.

 

Quan niệm của một số nhà Thiền học Việt Nam về nhân quả

Tiếp thu và thực hành giáo lý “nhân quả” của nhà Phật, các thiền sư nước ta đã có những đóng góp tích cực làm phong phú tư tưởng triết học Phật giáo.

Một trong số đại biểu xuất sắc ấy là Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230-1291). Tuệ Trung là học trò xuất sắc nhất của thiền sư Tiêu Dao – một nhân vật nổi tiếng cuối thời Lý.

 

Thơ văn Lý – Trần viết: “Tuệ Trung tu Phật mà không hề xuất gia, không giữ đúng các phép “tam Quy”, “ngũ Giới”, và có phần chắc vẫn có gia đình như mọi vương hầu khác.

Bằng trí xét đoán sắc sảo của mình, Tuệ Trung đã trở thành nhà Thiền học có bản lĩnh, có lý trí, không câu nệ ở giáo điều sách vở, biết đập vỡ thái độ khư khư bám víu vào khái niệm có sẵn, biết “hòa quang đồng trần”.

 

Tuệ Trung được Trần Thánh Tông (1240 – 1290) rất kính trọng, tôn làm sư huynh, và vua Trần Nhân Tông tôn làm thầy.

Tuệ Trung không những là bậc thầy trong đạo, mà còn là một minh sư xuất sắc, lỗi lạc.

Những lời dạy, những câu thiền của Tuệ Trung đã được Trần Nhân Tông cho khắc, in lại để truyền cho hậu thế. Không những thế, vua Trần Nhân Tông còn cho vẽ chân dung Tuệ Trung để thờ phụng.

 

Quan niệm về nhân quả của Tuệ Trung cũng giống với quan niệm của Trần Thái Tông (1218 – 1277) – người đặt nền móng cho phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Trần Thái Tông cho rằng, không thể có sự tập trung của tâm cao độ nếu thân tâm không trong sạch. Một khi đầu óc còn cháy bỏng bởi những khát vọng, ham muốn, ích kỷ, khi tâm tính mịt mờ bởi sắc đẹp, tình yêu và dục vọng, thì không thể có một quan niệm đúng đắn khách quan về sự vật hiện tượng.

 

Tuệ Trung đã có những đóng góp tích cực giúp vua Trần ổn định trật tự xã hội. Vì vậy, từ thế kỷ thứ X đến nửa đầu thế kỷ XIV, Phật giáo đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam. Và, giai cấp phong kiến Việt Nam đã sử dụng Phật giáo để củng cố địa vị của mình, để thu phục nhân dân và ổn định trật tự xã hội.

\Những quan niệm trên đã có tác dụng tích cực trong giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh nhân loại đang phải đối mặt với những thảm họa về môi trường mà ta đã nói ở trên.

 

Nguồn: PGS TS Triết học Nguyễn Đức Diện - Nghiên cứu Phật học 9/2021

 

 

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

"Thích" hay "Yêu"

 

"THÍCH" HAY "YÊU"

 

Thích là một loại tâm trạng. Yêu là một loại tình cảm.

Thích là một loại trực giác. Yêu là một loại cảm giác.

Thích có thể ngừng. Yêu chẳng bao giờ hết.

 

Việc thích một người có thể xảy đến như một lực hấp dẫn ngay tức thì. Nhưng cảm xúc này có xu hướng thay đổi theo thời gian.

 

Yêu, lại sâu lắng hơn, ý nghĩa hơn và bền lâu hơn. Bạn không thể sống nếu như thiếu vắng người bạn yêu, và được trông thấy người ấy khiến bạn hạnh phúc.

 

"Thích" Và "Yêu" vừa giống và cũng vừa...khác nhau. Điểm giống là cả hai đều hàm chứa sự tương tác và gắn bó giữa hai người.

Tuy nhiên, khi bạn thích một người, bạn thường thích điều gì đó đặc biệt ở người ấy. Đó có thể là ngoại hình, địa vị, trí thông minh hay óc hài hước.

Trong khi đó, tình yêu không cần điều kiện và bạn yêu người đó vì những gì họ là, không phải vì những thứ họ có được.

 

Khi chúng ta nói về yêu thích thì sự yêu thích có thể bắt nguồn từ việc ngưỡng một ai đó, ví dụ như ngưỡng mộ nhân cách, vẻ đẹp, sự duyên dáng, địa vị hay một tố chất đặc biệt nào đó ở người ấy. Nó là một cảm xúc nhẹ nhàng và có thể phai dần theo năm tháng.

Tình yêu thì mãnh liệt hơn như thế. Bạn yêu tất cả mọi thứ thuộc về người ấy. Bạn có mong muốn mạnh mẽ để khiến họ hạnh phúc. Thực tế, mỗi người trải nghiệm tình yêu khác nhau nhưng mức độ và sự khái quát của nó không thể diễn tả bằng lời. Chính chiều sâu của tình yêu tạo nên sự tương phản rõ rệt với việc thích một ai.

 

Thường thì cảm giác thích một người sẽ đến khá nhanh chóng. Một tố chất đặc biệt của người đó bỗng dưng sẽ làm bạn choáng váng. Nó thường bị nhầm lẫn là yêu từ cái nhìn đầu tiên.

Nếu bạn thích ai đó chỉ vì những thứ “siêu nhiên” như thông qua gương mặt hay tài năng, vậy thì cảm xúc ấy chưa đủ sâu sắc và bền lâu bởi vì, tình cảm phát triển thành tình yêu là cả một quá trình chậm rãi.

 

Bạn sẽ dần nhận thấy điểm tốt và cả điểm xấu của người ấy. Thế nhưng bạn vẫn chọn để ở bên cạnh họ. Điều đó mới xứng đáng để bạn gọi là tình yêu. Và đây cũng là điểm mấu chốt để phân biệt giữa hai thứ cảm giác này.

Khi bạn thích một người, càng biết thêm về người đó, nét hấp dẫn của họ càng phai mờ đi. Bởi vì sự háo hức khi mới biết và thích họ dần giảm nhiệt, Những cảm xúc trong bạn sẽ dần phai mờ khi bạn ở xa người ấy trong vài khoảng thời gian.

Còn khi bạn yêu một người, cảm xúc sẽ dần lớn lên trong bạn. Càng gần nhau, các bạn càng có cảm tình dành cho nhau.

Sẽ đến lúc bạn không thể chịu đựng được sự xa cách. Khi người yêu không ở cạnh bên, bạn khao khát người ấy, bởi vì “sự trống vắng khiến con tim bồi hồi”. Và khi được ở bên nhau, bạn muốn dành thật nhiều thời gian xứng đáng cho người ấy.

 

Việc thích một ai đó sẽ khiến bạn tận hưởng hiện tại. Bạn thậm chí sẽ bắt đầu mơ mộng, thẩn thơ về họ. Thế nhưng, sự thích thú của việc ở bên người bạn thích sẽ chỉ kéo dài trong hiện tại hoặc một khoảng thời gian ngắn. Cảm giác mộng mơ này không có thật và không bền lâu.

 

Còn khi yêu một người, bạn sẽ nhìn về phía trước. Bạn dự định cho tương lai. Bạn lên kế hoạch và mong cầu một mối quan hệ sâu sắc, một ngôi nhà ấm cúng và dành phần đời còn lại với người bạn yêu. Bạn muốn trải qua mọi vui buồn trong cuộc sống cùng người ấy.

Bạn sẽ trở nên thực tế, thấu đáo hơn và làm việc cật lực để biến những giấc mơ thành sự thực.

 

Thích hay Yêu?

Không có gì sai với việc thích ai đó nhưng bạn cần biết được sự khác biệt giữa thích và yêu. Thích một người là khi bạn đơn giản ngưỡng mộ vài tố chất đặc biệt của họ, nhưng yêu là khi bạn đã sẵn sàng lao vào mọi thử thách cùng họ.

Bạn sẽ có lòng can đảm và sức mạnh để gỡ bỏ mọi chiếc mặt nạ và thật sự là chính bạn. Bạn thậm chí không sợ sự từ chối vì bạn biết rằng tình yêu không phải là sự sở hữu, nó là sự chấp nhận.

Tình yêu là thứ cảm xúc mạnh mẽ nhất thế gian.

 

Theo: Rabiya Ehtasahm