Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

Ba loại giấc ngủ khiến cơ thể tổn thương nghiêm trọng

 

BA LOẠI GIẤC NGỦ KHIẾN CƠ THỂ TỔN THƯƠNG NGHIÊM TRỌNG

Ngủ là lúc để cho cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc, nhưng có người càng ngủ nhiều lại càng thấy mệt, đó là do họ đã ngủ không đúng cách.

Một giấc ngủ đủ và đúng là nền tảng căn bản giúp cơ thể khỏe mạnh, thông thường mỗi người đều sẽ dành 30% thời gian cuộc đời để ngủ, chất lượng giấc ngủ quá kém không chỉ làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, mà còn khiến con người trở nên nóng nảy, đồng thời khiến người ta khi về già dễ mắc phải chứng bệnh thần kinh và xuất huyết não vô cùng nguy hiểm.

Người xưa nói rằng, người ngủ theo 3 loại giấc ngủ này, sẽ khiến cơ thể tổn thương nghiêm trọng, khiến mệnh bạc như giấy, đó là: Giấc ngủ lười biếng, giấc ngủ buồn phiền và giấc ngủ ngay sau bữa cơm…

1. Giấc ngủ lười biếng

Rất nhiều người có thói quen vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ sẽ thức rất khuya, đến rạng sáng mới đi ngủ, sau đó ngủ nướng đến giữa trưa mới dậy. Đây cũng chính là loại giấc ngủ lười biếng mà người xưa nói đến.

Trung y cho rằng nằm lâu sẽ khiến nguyên khí bị thương tổn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Buổi sáng sớm là lúc cơ thể sản sinh ra dương khí mạnh mẽ nhất, nếu cứ nằm ì trên giường sẽ khiến dương khí không thể sản sinh được… từ đó ảnh hưởng đến thân thể.

Với học sinh đi học hoặc nhân viên đi làm vốn có thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đến ngày lễ đột nhiên ngủ nướng sẽ khiến cơ thể có cảm giác lười biếng, chây ỳ. Nguyên nhân là bởi đồng hồ sinh học bị thay đổi đột ngột khiến não bộ bị kích thích mạnh, từ đó làm cho hoóc – môn mất cân bằng, khiến người ngủ nướng khi tỉnh dậy tinh thần uể oải, trong người khó chịu dễ nổi nóng, đầu óc choáng váng, đau nhức vô cùng.

Ngủ nướng cũng đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian cơ bắp và tim ở trong trạng thái thả lỏng, dẫn đến việc không loại bỏ kịp thời chất độc trong cơ thể, hậu quả sau khi ngủ dậy là cảm giác toàn thân vô lực, chân tay bủn rủn.

Không chỉ vậy, loại giấc ngủ lười biếng này còn khiến người ngủ lỡ mất thời gian vàng ăn điểm tâm buổi sáng, đến trưa do quá đói lại ăn uống quá no, điều này nếu diễn ra lâu ngày sẽ làm tổn thương chức năng của đường ruột, từ đó dẫn đến các bệnh như viêm dạ dày mãn tính, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra ngủ nướng cũng làm cơ thể gia tăng khả năng mắc phải các chứng bệnh béo phì, ung thư và tiểu đường.

Do đó người xưa khuyên rằng mỗi người nên ngủ sớm dậy sớm, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, từ 23 giờ đêm đến 6 giờ sáng là khoảng thời gian vàng cho một giấc ngủ chất lượng, nếu hôm ấy quá mệt mỏi, cũng có thể thức dậy trễ hơn, nhưng phải trước 8 giờ sáng.

2. Giấc ngủ muộn phiền

Trong cuộc sống vội vã ngày nay, mối quan hệ giữa người với người dường như phức tạp hơn, tâm tình từ đó cũng trở nên rối rắm dị thường, rất nhiều người chỉ cần tức giận sẽ tìm đến giấc ngủ như một cách đề giải tỏa tâm trạng, người xưa gọi đây là loại giấc ngủ muộn phiền.

Loại giấc ngủ này căn bản không thể giúp xoa dịu cảm xúc tiêu cực kia như nhiều người lầm tưởng. Ngược lại, việc đang trong cơn tức giận mà lập tức chìm vào giấc ngủ sẽ khiến ký ức không vui ấy khắc sâu hơn trong tâm trí.

Mặt khác lúc tức giận thì hệ thần kinh cũng bị xung kích, khiến cho người nằm trên giường trằn trọc lật qua lật lại ngủ không yên, dù sau đó có thể ngủ thì cũng sẽ gặp chiêm bao, nằm mộng linh tinh.

Một số người lại có thói quen khi tức giận sẽ che chăn mền lên mặt để ngủ, làm giảm hàm lượng khí oxy hít vào cung cấp cho não bộ, trong khi khí CO2 không thoát ra được vẫn quanh quẩn trong chăn mền, từ đó làm sự trao đổi chất của cơ thể trở nên trì trệ, khiến người ngủ khi tỉnh dậy mắt sưng đỏ, toàn thân mệt mỏi rã rời, nếu trạng thái này diễn ra thường xuyên còn có thể dẫn đến nhiều tình trạng bất lợi khác như mất ngủ, chán ăn, tinh thần kém…

Đặc biệt với những người bị cao huyết áp hoặc các bệnh về tim mạch lại càng phải chú ý hơn, bởi nếu mang theo tâm trạng buồn bực khi ngủ họ sẽ rất dễ mắc phải các bệnh về thần kinh và đau thắt cơ tim.

Vậy nên để bảo đảm cho một cơ thể khỏe, mỗi người trước khi ngủ nên giải quyết triệt để cảm xúc tiêu cực của bản thân, có thể là thổ lộ hết ấm ức với người nhà, dốc bầu tâm sự với bạn thân, viết nỗi muộn phiền vào nhật ký hoặc đi ra ngoài tản bộ, hít thở không khí trong lành…

3. Giấc ngủ ngay sau bữa cơm

Trong dân gian có câu nói “Căng da bụng, chùng da mắt”, tức là sau khi ăn no, mọi người sẽ bị cơn buồn ngủ tập kích. Nguyên nhân là do khi ấy máu phải tập trung dồn về dạ dày để tiếp thêm năng lượng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, lượng máu ở não và các cơ quan khác vì thế mà giảm đi, khiến cơ thể người sinh ra cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

Tuy nhiên sau khi ăn xong mà lập tức lên giường ngủ sẽ gây hại cho dạ dày. Cụ thể, khi con người chìm vào giấc ngủ thì tốc độ tiêu hóa sẽ chậm lại, những đồ ăn chưa được tiêu hóa xong sẽ tích tụ chồng chất trong dạ dày, gia tăng gánh nặng cho dạ dày, thậm chí lâu dần có thể dẫn đến việc bị loét dạ dày hoặc viêm dạ dày.

Dù biết tình trạng buồn ngủ sau khi ăn là không thể tránh khỏi, nhưng ta vẫn có thể làm dịu hoặc quên đi cơn buồn ngủ bằng những mẹo nhỏ như chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no để tránh cho dạ dày làm việc cật lực và chiếm nhiều năng lượng của các cơ quan khác;

Uống một tách trà bạc hà sau bữa ăn khoảng 30 phút, vị the mát của trà bạc hà giúp cơ thể tỉnh táo hơn và nó cũng có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa; hoặc có thể đứng dậy đi loanh quanh vài vòng để cơ thể phân chia lại năng lượng cho các nơi khác trong cơ thể… Và vào buổi tối thì trong khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ, không nên ăn thêm bất kể đồ ăn nào dù nó có ngon đến đâu.

Nếu ban ngày phải làm việc mệt nhọc, mà buổi tối hôm trước ngủ không ngon, không đủ giấc, thì buổi trưa có thể dành ra 30 phút để nghỉ ngơi, nó sẽ giúp cơ thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi.

Theo: aboluowang

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2023

Một ít khoa học làm ta xa rời chúa. nhiều khoa học làm ta quay về với chúa

 

 MỘT ÍT KHOA HỌC LÀM TA XA RỜI CHÚA. NHIỀU KHOA HỌC LÀM TA QUAY VỀ VỚI CHÚA

 

Sinh thời, nhà khoa học này là người có niềm tin mạnh mẽ vào Chúa. Câu nói nổi tiếng của ông về khoa học và tôn giáo cho đến nay vẫn còn vang vọng trong giới chuyên môn: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời... Một ít khoa học sẽ khiến ta gạt bỏ Chúa, nhiều khoa học sẽ khiến ta tin vào Chúa".

 

Song song với câu nói nổi tiếng này còn có câu chuyện được truyền miệng về Louis Pasteur như sau:

 

"Trên tuyến xe lửa, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ già rút trong túi ra một chuỗi hạt và bắt đầu lần tràng hạt cầu nguyện. Người sinh viên tỏ ra khó chịu với hành động ấy của cụ.

Sau một hồi, anh ta quyết định lên tiếng hỏi:

 

- Thưa ông, ông vẫn còn tin vào chuyện nhảm nhí này à?”

Cụ già thản nhiên trả lời:

- Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu không tin sao?

Cậu thanh niên trả lời với vẻ xấc xược:

- Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng giờ thì không, bởi khoa học đã khai sáng cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí.

 

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi cậu sinh viên:

- Cậu vừa đề cập tới những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?

Anh sinh viên tỏ ra hào hứng:

- Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tài liệu tới cho ông, rồi ông sẽ say mê với khoa học cho mà xem.

Cụ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Khi nhìn thấy danh thiếp, cậu ta xấu hổ đến sa sẩm mặt mày và lặng lẽ rời khỏi đến toa khác.

Trên tấm danh thiếp ấy ghi những dòng chữ: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris."

 

Trong một bức thư Pasteur gửi tới em gái, ông nhắc đến Người như sau: "Nếu một ngày em thấy chùn bước trong cuộc hành trình của mình, sẽ luôn có một bàn tay ở đó chìa ra cho em nắm. Đó chính là bàn tay của Chúa. Người sẽ nắm tay em, giúp em hoàn thành nốt công việc của mình". (trích từ cuốn The Life of Louis Pasteur - tạm dịch là Cuộc đời của Louis Pasteur).

 

Louis Pasteur là một người kiệm lời. Nếu phải cất tiếng nói, ông có xu hướng nói khái quát vấn đề hoặc suy nghĩ của bản thân. Để bảo vệ đức tin của mình, nhiều lần Pasteur đã khẳng định ngắn gọn rằng ông tin sự sống được tạo ra bởi Đáng sáng thế, còn "khoa học là con đường giúp nhân loại tìm ra cách thức ấy và vì sao".

 

Dù cho tin tưởng vào Chúa, nhưng Pasteur không bao giờ biến mình thành một kẻ mộ đạo hay cuồng tín. Ông tin vào Người, và cũng tin vào khoa học thực nghiệm, tin vào những gì con người khám phá ra.

---------------

Louis Pasteur (1822-1895) là nhà khoa học nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 19, người được mệnh danh là "cha đẻ của vi sinh vật học" có nhiều đóng góp quan trọng cho nền y học thế giới, đặc biệt phải kể đến các nghiên cứu về nguyên nhân và cách chữa bệnh. Dù chưa bao giờ là một bác sĩ chính thức, nhưng Pasteur vẫn được coi là một thầy thuốc vĩ đại và là "ân nhân của nhân loại".

 

Ngày Pasteur qua đời, chính phủ Pháp đã để quốc tang ông và hàng ngàn người dân đứng dạt hai bên đường tỏ niềm thương tiếc vì sự ra đi của nhà khoa học vĩ đại ở khắp nẻo đường mà linh cữu ông đi qua. Có thể nói, Pasteur là nhà khoa học nổi tiếng nhất của Pháp có sức ảnh hưởng sâu rộng tới y học thế giới.

Hãy quản cho thật tốt cái miệng

HÃY QUẢN CHO THẬT TỐT CÁI MIỆNG

Có câu: “Họa từ miệng mà ra”, một lời nói thiện có thể giúp ai đó cảm thấy được an ủi và cảm nhận được sự ấm áp, một lời nói ác ý có thể vô tình làm cho ai đó tổn thường.

Tâm lý chung của con người chính là thích giữ thể diện, làm người khác mất thể diện, cũng chính là làm tổn thương trái tim của người khác.

Con người sống bằng mặt, cây cối sống bằng da. Đánh người không đánh vào mặt, “vạch” người nhưng đừng vạch khuyết điểm của họ trước mặt nhiều người. Bạn khiến người khác mất mặt, vậy thì người khác nhất định sẽ làm bạn xấu hổ.

Nhiều bạn bè, nhiều con đường để đi. Bởi vậy, hãy quản cho thật tốt cái miệng của bản thân, kết thật nhiều thiện duyên với tất cả mọi người, con đường nhân sinh của bạn mới có thể càng ngày càng rộng mở.

Không nói lời khoe khoang, khoác lác

Nước Triệu có một phương sỹ thường nói những lời phóng đại, khoe khoang. Ông tự tuyên bố mình đã nhìn thấy Phù Thủy, Nữ Oa, Thần Nông, Dao Trì Thánh Mẫu, Nghêu, Thuấn, Vũ,… đã sống hàng nghìn năm.

Một hôm, Triệu Vương bị ngã ngựa, vết thương không hề nhẹ, đại phu nói nói với Triệu Vương rằng, cần phải có máu của người sống trên ngàn năm mới có thể trị khỏi bệnh, do đó Triệu Vương đã hạ lệnh gọi phương giả đến, lấy mạng của ông để lấy máu chữa bệnh.

Phương sỹ nghe xong cảm thấy vô cùng sợ hãi, thanh minh rằng bản thân đang nói khoác lác, nhưng Triệu Vương không tin ông ta, cho rằng ông ta vì để bảo toàn tính mạng mà nói dối, và cuối cùng cũng lấy mạng của ông ta.

Rất nhiều người rất thích khoe khoang, khoắc lác, cứ như thể không nói những lời khoe khoang, phóng đại thì người ta sẽ không biết được bản sự của mình vậy.

Nhưng một khi những người khác cho rằng, những lời khoác lác đó là sự thật, vậy thì họ nhất định phải trả giá rất đắt. Do đó, đừng tùy tiện khoe khoang, khoác lác mà tự chuốc lấy rắc rối.

Không nói những lời vô nghĩa

Con ếch trong ao ngày nào cũng kêu suốt ngày, khiến miệng của nó khô khốc, nhưng cuối cùng cũng không ai chú ý đến những lời nói vô nghĩa của chúng.

Nhưng gà trống chỉ gáy hai ba lần vào lúc tờ mờ sáng, ai nghe thấy tiếng gà trống gáy đều biết trời đã sắp sáng, đều chú ý đến nó.

Trong cuộc sống, những hiểu biết sâu sắc và có ý nghĩa mới được người khác hoan nghênh và đón nhận, những lời nói trống rỗng và nhàm chán thường khiến người khác không muốn nghe.

Thực tiễn chứng minh, những lời nói phù hợp với ngữ cảnh, phù hợp với đạo đức và luân thường đạo lý mới có thể tạo nên sức mạnh, sức hấp dẫn cho chính mình.

Theo: Vạn Điều Hay