NUÔI DẠY CON GÁI KHÁC CON TRAI
Nuôi nấng, dạy dỗ một bé gái, cha mẹ cần cho con tình yêu thương, sự vững tâm, niềm tự hào về gia đình, vừa đủ về vật chất, cho con những tri thức, dạy con biết thế nào là tự lập và niềm kiêu hãnh khi được sống là chính mình, tin tưởng vào chính mình, tự quyết định cuộc đời mình mà không để bị hoàn cảnh nghèo túng chi phối.
Nhưng, những chàng trai sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó thì khác. sẽ vẫn có những người trong quá trình trưởng thành họ bị tha hóa nhân cách, lưu manh hóa… nhưng đa phần, những người đàn ông sinh ra trong gia đình nghèo thường lại rất chịu khó, cần cù và có chí tiến thủ rất cao.
Nếu như, sự nghèo khó tạo cho con gái những yếu điểm thì nó lại trở thành một nguồn động lực rất lớn đối với các chàng trai để khiến họ trở nên mạnh mẽ, quyết liệt, kiên trì, bền bỉ.
Đó chính là khác biệt trong sự phát triển tâm sinh lý giữa con trai và con gái.
Sự khác biệt này ắt sẽ gây khó khăn đối với những gia đình có cả con trai và con gái. Bởi vì, họ phải dạy chúng theo những cách hoàn toàn khác nhau.
Đó cũng chính là một phần lý do tại sao người ta hay nói rằng "những gia đình sinh con một bề" khả năng cao sẽ giàu có hơn những gia đình sinh đủ nếp đủ tẻ. Nói thế đủ để chúng ta nhận thức được, việc nuôi dạy con cái quan trọng đến mức nào.
Thực tế việc nuôi dạy con tại việt nam ra sao?
Việc sinh đẻ, nuôi nấng và dạy dỗ con cái tại Việt Nam lại thường do người mẹ đảm nhận phần nhiều. Tỷ lệ có thể là 70-30, thậm chí 80/90-100 trong trách nhiệm giữa mẹ và bố đối với con cái. Ấy mà, theo như khoa học đã chứng minh: mẹ lại thường bị hút bởi con trai hơn và đẩy con gái. Đó là sinh lý hết sức tự nhiên.
Bởi vậy, chúng ta thường thấy tấm gương những người CHỊ CẢ đảm đang hết lòng hy sinh cho các em.
Trong các ca khúc nổi tiếng như bài CHỊ TÔI mà Quang Linh từng hát cũng khắc họa rõ nét hình ảnh này. Nghe bài hát đó mà tôi cảm thấy xót xa. Ấy là, những bà mẹ Việt Nam của chúng ta cả trong thời đã xa và hiện tại đều có xu hướng nghiêm khắc với con gái và nuông chiều con trai. Không phải họ cố tình làm vậy đâu mà bởi CẢM XÚC của họ cứ bị đi theo chiều hướng như vậy.
Thành ra, con gái thì cứ trở nên rất cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, tự lập từ sớm mà con trai thì cứ nũng nịu mẹ, lớn rồi cũng chẳng chịu buông tay. Có phải rằng: ngoài kia, bạn bắt gặp vô số kể những người đàn ông lười biếng làm việc, yếu kém trong chuyên môn mà vẫn còn phụ thuộc vào bố mẹ khi đã ở vào độ tuổi cần phải tự lập không? Đó chính là sự lệch lạc của cán cân giáo dục giữa hai giới tính.
Đối với những gia đình mà công việc nuôi dạy con cái được chia đều 50-50 cho cả vợ và chồng, gia đình đó lại có cả con trai và con gái thì sự lệch lạc này thực sự không cần quá bận tâm. Bởi tất cả đã vừa đủ, tròn trịa để bù trừ.
Mẹ nghiêm khắc với con gái, nuông chiều con trai. Bố lại nghiêm khắc với con trai, nuông chiều con gái.
Bọn chúng lớn lên vừa được nghiêm khắc, vừa được vỗ về. Ắt đó sẽ là một môi trường tốt hơn cho sự phát triển nhân cách, tính cách.
Vậy cho nên, các bố mẹ à. Hãy cố gắng lên! Dù tôi biết rằng việc phân bổ thời gian, tâm sức sao cho đồng đều trong việc nuôi dạy các con là vô cùng khó khăn, nan giải nhưng vì những thế hệ tương lai hãy cố gắng, cố gắng hơn nữa. Một chút nữa, một chút nữa thôi đôi khi cũng sẽ tạo nên những kết quả khác rồi.
Thêm một điều nữa mà tôi muốn nhấn mạnh:
- Các bà mẹ hãy ngọt ngào và dịu dàng hơn với con gái, nghiêm khắc hơn với con trai.
- Các ông bố hãy nghiêm khắc hơn với con gái và đừng quá khắt khe với con trai.
Cái khó chính là để con gái bạn được lớn lên như một cái cây mọc ở vùng đất phù sa ven sông màu mỡ còn con trai bạn lại như một cây cổ thụ bén rễ đâm sâu vào sỏi đá vươn cành trên núi cao.
Làm cha mẹ không dễ một chút nào. Chúc các bạn thành công