Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

Tình yêu tuổi học trò


TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ

 

Tình yêu tuổi học trò chắc hẳn không phải 1 khái niệm gì xa lạ đối với tôi, với bạn, với mỗi chúng ta. Ai từng ngồi trên ghế nhà trường, ai từng trải qua những năm tháng tuổi thiếu niên mà chẳng có trong tim những rung động với cô nàng hay anh chàng cùng lớp cùng trường. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về tâm lý tình yêu tuổi học trò, và tình cảm ở lứa tuổi này là tốt hay xấu?

 

Để bắt đầu tìm hiểu tâm lý tình yêu tuổi học trò, trước hết ta cần hiểu được tại sao trong giai đoạn “mỗi ngày cắp sách tới trường” này, chúng ta lại có những rung động tình cảm với bạn khác giới.

Đặc biệt, cảm xúc của con người ở độ tuổi này lúc này cực kỳ nhạy bén và dễ thay đổi.

 

Bạn có nhớ lúc mình còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn dễ dàng say nắng 1 chàng trai giỏi đàn ghi ta, hay ngay lập tức thích 1 cô nàng cười có 2 lúm đồng tiền duyên dáng; nhưng ngay ngày hôm sau, bạn đã đổi đối tượng “crush”?

Đó chính là những đặc điểm tâm lý tình yêu tuổi học trò mà ta thường thấy: dễ bắt đầu, cũng dễ thay đổi, dễ tan vỡ.

 

- Điều tốt đẹp đến từ tình yêu học đường

Đa số những bạn trẻ có tình cảm với nhau lúc còn trên ghế nhà trường đều không được thầy cô và gia đình ủng hộ, thậm chí còn bị phản đối gay gắt. Nhưng nếu bạn đã từng có một mối tình thời đi học, bạn sẽ hiểu được tâm lý tình yêu tuổi học trò, bạn sẽ biết rằng:

 

Tình cảm học đường ấy là 1 trong những rung động đầu đời trong sáng, đơn thuần nhất mà những mối tình sau này của bạn chắc chắn không thể đem lại cảm giác tương tự.

Ngày ấy, có cô gái cảm mến 1 chàng trai vì anh chàng học giỏi Toán nhất lớp. Ngày ấy, có chàng trai thầm thương cô bạn lớp trưởng vì cô nàng chu đáo quan tâm các bạn cùng lớp. Ngày ấy, có 2 người ngồi cùng bàn cãi nhau suốt ngày, nhưng rồi lại e thẹn nhìn nhau …

 

Không chỉ vậy, tâm lý tình yêu tuổi học trò là nếu bạn học kém hơn người kia, bạn sẽ mong muốn học thật chăm chỉ để có thể trở thành bạn học ăn ý với “bạn ấy”. Không có một nguồn động lực học tập nào lớn hơn việc có 1 người học cùng mình, và người ấy lại là người mình thích.

 

- Mặt tối phía sau tình yêu học trò

Không thể phủ nhận rằng tình cảm ở tuổi mới lớn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên việc học hành. Ở tuổi mà nhiệm vụ chính của bạn là học tập, rèn luyện và phát triển bản thân mà bạn lại không biết cân bằng nó với chuyện tình cảm thì bạn sẽ rất dễ sa sút kết quả trường lớp.

 

Có những khi, tình yêu học trò đi ra khỏi giới hạn. Khi tình cảm học đường không còn trong sáng như nó vốn nên thế, và nhiều bạn trẻ chưa có đủ nhận thức khi tiến xa trong mối quan hệ, điều này để lại hậu quả rất tiêu cực có thể để lại tổn thương lớn về mặt thể xác hoặc tinh thần, và tác hại không nhỏ lên tương lai của các bạn trẻ

 

Có thể nói, tình cảm học đường chính là 1 trong những tình cảm đẹp đẽ, đơn thuần, trong sáng nhất. Tuy nhiên, điều gì cũng có 2 mặt lợi hại của nó. Và điều quan trọng là các bạn trẻ phải cân bằng được thời gian dành cho học tập cũng như chuyện tình cảm.

 

Hãy để tình yêu dưới mái trường trở thành động lực cho bạn phát triển bản thân hơn, để sau này, khi nhớ về nó, bạn sẽ mỉm cười hạnh phúc, chứ không phải là những thở dài nuối tiếc.

 

Phạm Thúy Nga

Thời trang trong cuộc sống hiện đại

THỜI TRANG TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

 

Chúng ta thường nhắc nhiều về thời trang. Nhiều tín đồ yêu thích thời trang cũng ưu ái mà cho rằng: Có người con người, là có thời trang. Thời trang trở thành một phần quan trọng của cuộc sống.

Du bạn muốn trở thành Quý cô thanh lịch, sang trọng hay cô nàng duyên dáng, nữ tính cho đến những cô gái mạnh mẽ, cá tính… thì thời trang chính là cách để bạn có thể mang đến cho cô nàng bề ngoài ấn tượng nhất.

 

Một trong những lý do khiến thời trang trở thành một phần tất yếu của cuộc sống bởi đây chính là lựa chọn hàng đầu để chúng ta thể hiện ngôn ngữ riêng của chính mình. Do đó, thời trang ngày nay không chỉ với mục đích đơn giản là “mặc”, mà nó còn thể hiện được tính cách cũng như lối sống của người mặc một cách chân thực nhất.

Thời trang cho ta thấy được cá tính, phong cách của mỗi người qua cách mà họ lựa chọn kiểu dáng trang phục cũng như cách phối đồ. Dù rằng, họ có đang ý thức được điều này hay không.

 

- Sự tôn trọng đối với bản thân và người khác

Đúng như trong thời đại phát triển hiện nay, sự kết nối giữa người với người diễn ra nhanh chóng hơn bao giờ hết. Vì vậy, sự chuẩn bị chỉn chu trong từng chi tiết sẽ giúp bạn ghi điểm tốt nhất đối với người xung quanh, mang đến ấn tượng tốt.

Nhiều quan điểm chỉ ra, chúng ta “mặc đẹp” không phải vì bất kỳ ai mà vì chính chúng ta. Điều này hoàn đúng! Vì khi tạo cho chính mình cách thể hiện ra bên ngoài tốt nhất thì cho thấy “bạn yêu thương bản thân và tôn trọng mình”. Đây cũng chính là cách tạo cho người đối diện sự trân trọng của bạn đối với họ.

 

- Thời trang giúp bạn tự tin

Mỗi người sẽ có những đặc điểm khác nhau, có điểm mạnh và những điểm yếu. Để có thể tôn lên được điểm mạnh và hạn chế được những điểm yếu của bản thân mình thì chắc chắn phải nhắc đến vai trò của thời trang.

 

Khi bạn hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như hiểu được thời trang thì chắc chắn bạn sẽ trở thành cô nàng trẻ trung.

 

- Sở thích và đam mê

Với những người quan tâm đến thời trang thì đây cũng trở thành đam mê và sở thích, và cũng không chừng chính thời trang lại mang đến cho bạn những nguồn cảm hứng rất mới trong cuộc sống cũng như công việc.

 

Thời trang cũng mang đến rất nhiều ý nghĩa khác trong cuộc sống con người từ xưa đến nay! Hiểu và trân trọng được điều đó sẽ giúp bạn trở nên ấn tượng, thu hút và luôn ghi điểm với người đối diện.

 

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

Y đức của các bác sĩ ngày nay có gì khác so với trước đây?

Y ĐỨC CỦA CÁC BÁC SĨ NGÀY NAY CÓ GÌ KHÁC SO VỚI TRƯỚC ĐÂY?

- Theo tôi, cần phân tích sự khác biệt về môi trường làm việc của thời bao cấp và thời kinh tế thị trường. Thời bao cấp, người thầy thuốc hành nghề chỉ vì mục đích cứu người, chữa bệnh; Tiêu chí duy nhất để đánh giá y đức của một bác sĩ là sự hy sinh vì sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Tất cả các bác sĩ lúc đó không phải lo lắng về cuộc sống của họ vì Nhà nước bao cấp cho họ. 

Nhưng trong thời buổi thị trường thì khác, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, cứu người bệnh, các bác sĩ còn phải lo cho cuộc sống của chính họ, mà tôi tạm gọi là “đời sống”. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, các bác sĩ cần đặt ra và giải quyết mối quan hệ giữa việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân với vấn đề mưu sinh. Đó là điểm nổi bật nhất, khác biệt lớn nhất khi nói về y đức của hai thời kỳ.

Làm bác sĩ phải đặt “sự hy sinh” lên trước “sự sinh tồn”

Theo GS.TS Phạm Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, điều cốt lõi trong việc rèn luyện y đức của người thầy thuốc hiện nay là cách họ giải quyết mối quan hệ giữa hy sinh và sinh kế. Theo đó, để có y đức cần đặt tính mạng, sức khỏe và quyền lợi của người bệnh lên trên mục đích mưu sinh, kiếm sống của chính người bác sĩ.

 

Theo Nhân Dân Điện Tử 

Ảnh: GS.TS Phạm Mạnh Hùng