Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Lời Phật dạy đạo đức trong kinh doanh


LỜI PHẬT DẠY ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

Kinh doanh là một trong những nghề được nhiều người cho rằng dễ làm giàu. Kinh doanh đã có từ ngàn xưa với hình thức trao đổi vật dụng. Khi xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng nhiều thì hình thức buôn bán càng đa dạng và mở rộng ra nhiều quốc gia.

Đức Phật dạy cách sống “biết đủ”, nghĩa là Ngài khuyên chúng ta một khi đã cố gắng tối đa trong công việc của mình thì nên bằng lòng với kết quả đạt được. Đừng muốn vượt hơn khả năng mình, rồi phải buồn khổ, thất vọng, hay ganh tức, đố kỵ, hãm hại người để tiến thân, chiếm lợi cho mình. Sống biết đủ, thì tinh thần chúng ta được thảnh thơi, an vui, sáng mắt, sáng lòng, dễ thấy được sự thật của cuộc sống. Nếu có đủ tài năng thì nỗ lực phát triển tri thức càng cao càng tốt, nếu có khả năng kinh doanh thì mạnh dạn làm giàu chính đáng, nếu có tâm giúp người thì dang tay nâng đỡ người kém may mắn. Phật pháp bất ly thế gian giác là vậy.

Với giáo pháp lợi lạc cho con người như vậy, đạo Phật đã tồn tại và phát triển qua suốt hơn 25 thế kỷ và càng ngày lời dạy của Đức Phật càng tỏa sáng, chỉ lối đưa đường cho con người sống hạnh phúc, phát triển và hòa bình.

Kinh doanh là đề tài mà Đức Phật đã chỉ dạy hàng cư sĩ Phật tử. Có năm loại hình kinh doanh mà Đức Phật khuyên người cư sĩ không được buôn bán và cũng không nên khuyến khích người khác làm, dù lợi nhuận thu được rất cao.

Trong kinh Tăng chi, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm?

- Không buôn bán vũ khí.
- Không buôn bán người.
- Không buôn bán các chất gây say.
- Không buôn bán thịt.
- Không buôn bán thuốc độc.

Khi kinh doanh, thu được lợi nhuận, Phật cũng dạy chúng ta phải biết sử dụng lợi nhuận có ý nghĩa, bằng cách chia lợi nhuận làm ba phần:

Phần thứ nhất nhập vào vốn cũ.
Phần thứ hai để chi tiêu cho nhu cầu gia đình.

Phần thứ ba dùng làm việc công ích xã hội gồm những việc từ thiện, hay cúng dường Tam bảo, phát triển đạo pháp. Việc này làm lợi ích cho nhiều người và tạo ra phước báo làm hành trang cho cuộc sống giàu có, bền vững trong một đời cho đến nhiều đời.

Đức Phật dạy chúng ta phải có đạo đức và trí tuệ chỉ đạo việc kinh doanh để gặt hái được cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình được bền vững dài lâu.

Tóm lại, cùng với sự suy thoái kinh tế, đạo đức xã hội cũng đã xuống dốc thê thảm. Vì thế, hơn bao giờ hết, lời dạy của Đức Phật gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, khiến cho mọi người sáng suốt, biết vun bồi đạo đức và sống theo lời Phật dạy, để kiếm tiền hợp pháp và tiêu tiền hợp lý. Sống đúng pháp Phật dạy, chắc chắn chúng ta được hạnh phúc, an lành, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và góp phần ổn định xã hội.

HT. Thích Trí Quảng

 

Phật dạy “Đạo đức trong kinh doanh”


PHẬT DẠY “ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH”

 

Khi đạo đức được hiểu là đồng nghĩa với hạnh phúc thì chúng ta sẽ dễ hiểu đạo Phật là đạo hạnh phúc. Vì giáo lý Phật pháp chính là con đường đạo đức giúp con người loại trừ khổ đau để đạt được hạnh phúc.

 

- Hòa thượng Thích Thanh Hùng: Chúng ta cũng biết là đạo Phật được Đức Thích ca mâu ni khai sáng khi ngài đi quá độ truyền đạt 2 lĩnh vực, một là lĩnh vực của hàng xuất gia và thứ 2 là thiền môn hưng thịnh, cũng như là xã hội hưng thịnh.

Đức Phật cũng hướng dẫn cho các vị vua, quan, dù là lãnh đạo cấp nào cũng không rời kinh tế. Khi nói tới đạo đức thì Đức Phật đã xác lập ra đạo đức của người cư sĩ, trong đó có 5 giới, sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, say xỉn là 5 cái đạo đức tương đương với 5 phúc.

Mỗi cái đức là 1 cái phúc. Trở ngại nhất là giới thứ 4, nói dối, mà không nói dối thì kinh doanh không được, đấy là 1 cái sai lầm. Đạo đức tức là chân thật, người có đạo đức là người có chân thật, người buôn ít bán nhiều, bất cứ cái gì cũng là đạo đức, nhưng cái chân thật đó là không có lừa dối, không gạt người ta mà gọi là thuận thời, thuận mua, thuận bán.

Trong kinh doanh, Đức Phật luôn luôn khuyến khích những nhà doanh nghiệp nên thọ giới, giữ giới mà vẫn phát triển kinh tế, vì chân thật bất hư, xây dựng niềm tin không có dễ.

Phát tâm bố thí, giúp người khác thoát nghèo, nhưng Đức Phật khuyến khích không thể thoát nghèo bằng cách cứ cho hoài. Ông bà ta nói rồi, cho cái cần câu chứ không cho con cá.

Nhất là nhà nước ngày nay khuyến khích xóa đói giảm nghèo, tức anh phải có cái lực, muốn nhận được thì phải mua, phải bán, phải làm thì mới xóa được cái đói. Còn nếu chỉ ngồi đấy nhận thì mãi mãi vẫn đói, cái đó là bố thí kiểu nhỏ.

 

Như Đức Phật nói bố thí kiểu Bồ tát là lập doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, sản phẩm, trong khi đó doanh nghiệp lớn tới hàng ngàn công nhân làm ăn ổn định, gia đình ổn định, phát triển xã hội ổn định, đấy là kinh doanh kiểu Bồ tát.

Đừng nói là tôi quy y, tôi về chùa tôi không dám buôn bán, kinh doanh vì kinh doanh là phạm tội, đó là thiếu hiểu biết.

 

Phật luôn từ bi, từ bi nghĩa là yêu thương, Cho nên lãnh đạo doanh nghiệp đối với công nhân phải biết yêu thương, phải coi công nhân như chính mình thì công nhân mới coi lãnh đạo như người thân.

Như vậy, người ta mới dốc tâm cống hiến phát triển doanh nghiệp. Còn lãnh đạo coi công nhân như người làm công trả tiền thì người ta lại coi là làm nhiệm vụ, không có nghĩa tình gì hết, không có đạo đức.

 

Ví dụ: những người Nhật đầu tư ở Việt Nam rất thành công vì họ luôn lắng nghe. Những doanh nghiệp khác có công nhân đi làm trễ hay có chuyện gì đó nên làm việc không tập trung thì sếp thường phê phán, trách móc đủ thứ nhưng lại không tìm hiểu tại sao. Còn người Nhật, họ tìm hiểu, rồi hỗ trợ lại, người làm công khi ấy họ biết ơn, họ nhiệt tình trong công việc thì đấy là đạo đức.

Cho nên, Đức Phật đề xuất là yêu thương, mà yêu thương tức là từ bi, từ bi cần phải có trí tuệ tất cả chúng sinh đều là bạn hữu, lòng yêu thương cần được ví như ánh mặt trời tỏa khắp, không phân biệt người hay vật, thân sơ hay giàu nghèo, đó mới là con của Phật.

 

Đức Phật khuyến khích phải nhận thức phàm làm việc gì phải xét đến hậu quả của nó, mà làm gì là cái nhân, kết quả là hậu quả. Mình chửi người ta nhưng mình xét lại mình chửi người ta có lợi gì, mình ỷ mạnh đánh người ta nhưng phải xét đánh người ta có lợi gì. Cho nên phải dùng trí tuệ, lấy ba cái trụ là Bi, Trí, Dũng, 3 cái đó hợp lực mới tác động được.

Đạo đức của những nhà doanh nghiệp cần có thêm hiểu biết phát triển để lợi mình, lợi người, lợi xã hội. Đừng nói gì lớn lao quá mà phải từ những hành động nhỏ bé.

 

Trong cuộc sống thương trường đầy biến động theo từng cơn lốc xoáy, và cũng thật là mong manh phù du, các doanh nhân hãy tịnh tâm, kiên định để luôn nhìn đến những điều thật ý nghĩa, những giá trị nhân văn giữa trần gian để hướng tới miền ánh sáng tinh thần cao đẹp của Phật pháp và hưởng niềm hạnh phúc vô biên.

Nhân bản, bình đẳng, từ bi, vô ngã là những chân lý Phật giáo rất cần thiết cho mọi người thực hành hàng ngày để tạo hạnh phúc thật sự cho bản thân.

 

Ảnh: Hòa thượng Thích Thanh Hùng thuyết giảng

Trích Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập mạn đàm với Hòa thượng Thích Thanh Hùng - Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử, TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam về chữ phúc và chữ đức.

 

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

Sinh viên cần phải học kỹ năng mềm ngay khi ngồi trên ghế giảng đường

SINH VIÊN CẦN PHẢI HỌC KỸ NĂNG MỀM NGAY KHI NGỒI TRÊN GHẾ GIẢNG ĐƯỜNG

Theo UNESCO, ba thành tố hợp thành năng lực của một con người là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ theo mô hình ASK. Trong ba yếu tố trên thì hai yếu tố sau đều thuộc về kỹ năng và nó có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp và sự thành công của mỗi con người.

Warren Buffett – chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway và cũng là người được mệnh dành là “ông trùm đầu tư” thế giới chia sẻ “Khi còn học phổ thông lẫn đại học, tôi rất sợ phải nói trước đám đông và tôi chưa bao giờ làm được việc đó. 

 

Chứng chỉ Dale Carnegie được tôi đặt trong phòng làm việc thay vì các bằng cấp khác vì nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi”. Warren Buffet tin rằng kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ nâng cao trình độ chuyên nghiệp của một người ngay lập tức.

Đối với ông 3 yếu tố quan trọng để đánh giá một ứng viên tiềm năng là trung thực, trách nhiệm và quản lý được xung đột.

 

Các nhà tuyển dụng cũng chia sẻ các bạn sinh viên hiện nay khi ra trường còn rất yếu về kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày… Điều đó khiến các bạn ấy gặp rất nhiều khó khăn trong chặng đường tìm việc và thích nghi với môi trường làm việc mới.

 

Trong thời đại thế giới phẳng, kho tàng kiến thức mênh mông thì điều tạo nên sự khác biệt và thành công của mỗi cá nhân đó chính là bạn có công cụ, kỹ năng để biến những tri thức khoa học trở thành thực tế.

Rất nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều gặp khó khi xin việc vì thiếu kỹ năng mềm.

 

Trong thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là kiến thức, 75% còn lại quyết định đến sự thành công là ở những kỹ năng mềm của cá nhân.

 

Kỹ năng mềm hay còn được gọi là kỹ năng thực hành xã hội dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng xác định mục tiêu, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Phụ nữ có khí chất, vừa xinh đẹp thông minh vừa tinh tế sắc sảo

 

PHỤ NỮ CÓ KHÍ CHẤT, VỪA XINH ĐẸP THÔNG MINH VỪA TINH TẾ SẮC SẢO

Khí chất tưởng chừng như vô hình, nhưng lại hữu hình. Nó được thể hiện thông qua thái độ của một người đối với cuộc sống cùng với đặc điểm tính cách, lời nói và hành động.

Vẻ đẹp khí chất đầu tiên được thể hiện ở thế giới nội tâm phong phú. Nội tâm trống rỗng nghèo nàn thì không thể sở hữu khí chất đẹp đẽ.

 

Cách hành xử thường ngày, dáng đi, thái độ đối với người khác đều có thể quyết định một người có khí chất hay không.

Vừa mới kết bạn chắc chắn phải có sự đánh giá lẫn nhau, ấn tượng ban đầu đến từ lời nói, tác phong cử chỉ. Nhiệt tình mà không phù phiếm, hào phóng nhưng không kiêu ngạo…

Những điều này thể hiện một loại khí chất thanh lịch. Xốc nổi bốc đồng hoặc tự cho mình là phi phàm tài giỏi chính là biểu hiện khí chất kém cỏi.

 

Sống thông minh, khi bất kỳ vấn đề xảy ra, trước tiên hãy xem lại bản thân vì “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

 

Trên đây chính là vẻ đẹp khí chất thật sự xuất phát từ nội tại, hài hòa và thống nhất.