Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

Mô hình tính cách Big Five


MÔ HÌNH TÍNH CÁCH BIG FIVE

 

Tính cách của một cá nhân đề cập đến các kiểu hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của họ. Để có thể nắm bắt được một phần tính cách của con người, các nhà nghiên cứu đã phát triển các mô hình để đo lường những biểu hiện phổ biến nhất của con người.

Nhiều nhà tâm lý học cho rằng bài trắc nghiệm Big Five là có uy tín nhất.

 

Mô hình tính cách Big Five được phát triển lần đầu tiên vào năm 1949 bởi nhà tâm lý học nhân cách DW Fiske. Sau đó, các nhà nghiên cứu khác như Warren T. Norman, Robert McCrae & Paul Costa, Gene M. Smith và Lewis R. Goldberg đã phát triển thêm các lý thuyết và nghiên cứu của Fiske.

 

Theo mô hình Big Five, tất cả các tính cách của con người đều bao gồm 5 yếu tố Cởi mở, Tận tâm, Hướng ngoại, Dễ chịu  Bất ổn cảm xúc này. Mặc dù không phải không có những lời chỉ trích, nhưng hàng thập kỷ nghiên cứu đã xác nhận lý thuyết này.

 

1. Sự cởi mở (Openness)

Cởi mở là yếu tố thể hiện sự tò mò, trí tuệ, trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo và những hiểu biết có giá trị. Đặc điểm này bao gồm suy nghĩ sáng tạo và sẵn sàng học hỏi những điều mới.

 

Những người tính cởi mở cao có xu hướng thích thử những điều mới mẻ, thử thách bản thân với những ý tưởng phức tạp và có nhiều quan điểm, góc nhìn khác nhau. Những người tính cởi mở thấp hơn về tính cởi mở có thể là những người không thích sự thay đổi, không thích những điều mới và không thích các khái niệm trừu tượng.

 

2. Tận tâm (Conscientiousness)

Tận tâm biểu thị tính tổ chức, năng suất, trách nhiệm và kiểm soát xung động. Những người có tính tận tâm cao là người có những hành vi hướng tới mục tiêu. Sự tận tâm đo lường các kỹ năng tổ chức của cá nhân, ví dụ như mức độ cẩn thận, sự cân nhắc và kỷ luật, tính tự giác.

 

Những người đạt điểm cao về sự tận tâm có thể dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho mọi việc, họ chú ý đến từng chi tiết và bám sát một lịch trình cụ thể. Tuy nhiên, những người có điểm số thấp về sự tận tâm có thể là người không thích quy tắc, luật lệ và lịch trình, họ có xu hướng trì hoãn với các nhiệm vụ quan trọng.

 

3. Hướng ngoại (Extroversion)

Hướng ngoại là yếu tố xem xét mức độ hòa đồng và hướng ngoại của một người, cũng như nơi họ cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất.

 

Với người có mức độ hoà đồng cao cho thấy đây là người tràn đầy năng lượng khi được giao tiếp với người khác và phấn khích khi trở thành trung tâm của sự chú ý. Với những người có điểm số thấp thì thường là người dè dặt và thích ở một mình. Người hướng nội không hẳn là không thích các cuộc tụ họp xã hội, tuy nhiên họ có thể dễ cảm thấy mệt mỏi và cần có thời gian ở một mình để nạp lại năng lượng.

 

4. Dễ tính (Agreeableness)

Sự dễ tính được liên kết với các đặc điểm như lòng tốt, tình cảm và sự tin tưởng.

 

Những người dễ tính là những người mạnh mẽ, thích giúp đỡ và đóng góp cho hạnh phúc của người khác. Họ cảm thấy dễ dàng đồng cảm và quan tâm đến những người xung quanh. Họ cũng thích giúp đỡ những người gặp khó khăn. Ngược lại, những người có điểm số thấp thường là người ít quan tâm đến người khác và đề cao chủ nghĩa cá nhân.

 

5. Bất ổn cảm xúc (Neuroticism)

Đây là yếu tố liên quan đến cảm xúc và những nỗi buồn. Vậy nên tính bất ổn cảm xúc cao thường bất lợi.

Những người bất ổn cảm xúc cao thường là người hay lo lắng, dễ cáu kỉnh, có khả năng bộc phát cơn giận dữ và có những thay đổi đáng kể trong tâm trạng. Với những người có điểm số thấp, đây là người bình tĩnh, ổn định và hiếm khi thấy buồn bã hay chán nản.

 

Mô hình Big Five giúp mọi người có thể nhận ra rằng họ thể hiện một số những đặc điểm này tại một số thời điểm nhất định trong cuộc sống.

Những đặc điểm này rất quan trọng vì chúng hữu ích trong việc hiểu các tương tác xã hội của chúng ta với người khác.

Chúng cũng hữu ích trong việc nâng cao nhận thức về bản thân và cách các đặc điểm tính cách của chúng ta có thể tác động đến cách người khác nhìn nhận chúng ta ra sao.

 

Mô hình Big Five đã phát triển theo thời gian, nghiên cứu và công nghệ, ngày nay nó thường xuyên được áp dụng trong các bối cảnh xã hội, học thuật và nghề nghiệp.

Big Five cũng là nền tảng cho các bài kiểm tra tính cách khác đã trở nên phổ biến trong hẹn hò, gia đình và công việc.

 

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

Suy nghẫm những câu nói sâu sắc và thâm thuý của Einstein


SUY NGHẪM NHỮNG CÂU NÓI SÂU SẮC VÀ THÂM THUÝ CỦA EINSTEIN

 

- Chúa luôn chọn cách đơn giản nhất.

- Trước Chúa chúng ta đều thông thái và ngu xuẩn như nhau.

- Cái đẹp nhất, sâu xa nhất mà con người có thể trãi nghiệm được là cảm giác của sự huyền bí. Nó là gốc rễ của tôn giáo cũng như những nổ lực vươn lên trong nghệ thuật và khoa học


- Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.

- Người đọc quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít sẽ rơi vào thói quen suy nghĩ lười biếng.

- Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ.

- “Hầu hết các giáo viên phí hoài thời gian bằng việc đặt những câu hỏi nhằm tìm những điều học sinh không biết, trong khi nghệ thuật đặt câu hỏi chính là để khám phá xem học sinh thực sự biết và có khả năng biết những gì.”

 

- Kẻ ngu xuẩn nào cũng có thể khiến mọi thứ trở nên to hơn, phức tạp hơn và bạo lực hơn. Chỉ bàn tay của thiên tài – và thật nhiều dũng khí – để biến chuyển ngược lại.

- Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích.

 

- Sự tôn sùng quyền thế mà không suy nghĩ chính là kẻ thù lớn nhất của chân lý.”

- Quyền lực luôn luôn thu hút những kẻ không có đạo đức.

- Nỗ lực kết hợp giữa trí tuệ và quyền lực hiếm khi thành công, mà có thành công cũng chỉ trong chốc lát.

- Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn.

- “Chủ nghĩa quốc gia là căn bệnh của trẻ con. Nó là bệnh sởi của loài người.”

- Tôi không tin rằng nhân loại sẽ bị quét sạch trong chiến tranh với bom nguyên tử. Có lẽ chỉ hai phần ba người trên trái đất sẽ bị tiêu diệt. – Albert Einstein

 

- Nhiệm vụ của chúng ta là tự giải phóng bản thân bằng cách làm rộng vòng tròn của lòng trắc ẩn để ôm lấy mọi sinh vật sống và tất cả sắc đẹp của thiên nhiên.

- Tôi sẵn sàng chiến đấu vì hòa bình. Không gì có thể kết thúc chiến tranh nếu bản thân con người không từ chối tham gia chiến tranh.


------------------------------

Albert Einstein Không chỉ để lại cho hậu thế những phát minh khoa học, ông còn để lại nhiều câu nói bất hủ đúng đến tận ngày nay.

Albert Einstein (1879 – 1955) – nhà vật lý lý thuyết người Đức, một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất mọi thời đại. Phát minh của ông đóng góp rất lớn cho nền khoa học chung của thế giới.

 

Làm sao để trở thành một người đáng mến hơn.


LÀM SAO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI ĐÁNG MẾN HƠN.

 

Trở thành một người đáng mến hơn không khó như bạn tưởng. Có nhiều hành động bạn có thể làm để thể hiện sự yêu thương, lòng thấu cảm, và sự tử tế trong tương tác hằng ngày với người khác.

 

– Hành xử tử tế.

Trở thành một người đáng mến là bạn hành xử tử tế với mọi người, và nghiên cứu chỉ ra rằng sự tử tế có thể tác động tích cực lên não bộ. Mỗi hành động tử tế của chúng ta sẽ “châm ngòi” phóng thích oxytocin và endorphin, từ đó có thể thúc đẩy hình thành kết nối thần kinh mới.

Tử tế là một hành vi tự củng cố. Chúng ta khao khát cảm giác thoải mái khi tử tế với mọi người, vậy nên một hành động tử tế có thể dễ dàng đưa đến những hành động tương tự.

 

– Đừng quá khắt khe.

Bạn khó mà trở thành người tử tế được khi lúc nào đầu óc cũng toàn những suy nghĩ tiêu cực. Khi thấy mình chỉ trích ai đó, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực hơn. Tự hỏi bản thân làm sao để chỉnh lại góc nhìn và xem xét mọi thứ một cách lạc quan hơn?

Ví dụ, nếu một người đồng nghiệp phạm lỗi, hãy ngừng lại một chút trước khi phê bình những gì đối phương làm. Bạn có thể coi lỗi lầm đó là cơ hội để giúp họ thay vì cảm thấy bực bội với họ vì họ không thể hoàn hảo.

 

– Hãy thành thật.

Thành thật với chính bản thân và những giá trị của chính mình. Bạn vẫn có thể thể hiện cái tôi một cách tử tế mà vẫn chân thành.

Tử tế không có nghĩa là không bao giờ nói “không” hay bạn sẽ làm cả những thứ bạn không muốn làm.

Thiết lập ranh giới rõ ràng và vững chắc thể hiện bạn đang chăm sóc cho chính sức khỏe cảm xúc và tinh thần của bản thân. Việc đối xử tốt với mọi người có lẽ sẽ tự nhiên hơn khi bạn cảm thấy an toàn và được tôn trọng.

 

– Giữ tâm trí rộng mở.

Cuộc sống luôn thay đổi. Khi ta đối mặt với những ý tưởng, tình huống và con người xa lạ, những cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện khiến bạn khó mà giữ được thái độ tử tế.

Giữ tâm trí rộng mở là phẩm chất tối quan trọng trong quá trình học và tiếp thu thông tin một cách vô tư, không phán xét. Giữ đầu óc mở có thể giúp bạn định hướng được những địa hạt vốn không quen thuộc với bản thân mà vẫn giữ được sự bình tĩnh và thoải mái.

Bạn sẽ dễ cư xử tử tế hơn khi bạn cảm thấy an toàn với chính mình và với môi trường xung quanh – ngay cả khi vô vàn đổi thay trong cuộc sống có cuốn bạn đi đâu chăng nữa.

 

Hãy lịch sự.

Lịch sự không chỉ là một khía cạnh trong hành xử tử tế, mà nó còn là một phương thức quan trọng giúp bạn thiết lập một thái độ tích cực trong tương tác xã hội. Hãy nhớ rằng bạn không cứ gì phải buồn phiền với những gì người khác làm.

Nếu họ cư xử thô lỗ hay cộc lốc, phản hồi bằng thái độ lịch sự có thể là một cách giúp đảo chiều tương tác.

 

Trong giao tiếp hằng ngày, những từ ngữ đơn giản như “vui lòng” và “cảm ơn” có thể giúp bạn rất nhiều trong việc thể hiện cho ai đó thấy bạn trân trọng họ.

 

– Tìm cách giúp đỡ người khác.

Hãy nỗ lực giúp đỡ người khác trong cuộc sống hằng ngày với mọi người bằng những những cách nho nhỏ. Từ mỉm cười với người khác ở tiệm tạp hóa đến giúp đỡ đồng nghiệp trong một dự án, giúp đỡ mọi người có thể là một cách tuyệt vời để thực hành sự tử tế mỗi ngày.