Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

Hiệu ứng khung trong đời sống hằng ngày

 

HIỆU ỨNG KHUNG TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

Một chuyện bực mình ngay khi bắt đầu ngày mới sẽ khiến cả ngày của bạn trở nên "sóng gió" lạ thường. Từ thời tiết, tình hình giao thông, sếp, đồng nghiệp, người thân… tất cả dường như đang chống lại bạn, mọi thứ trở nên "xui xẻo" hơn bao giờ hết.

Nhưng trên thực tế, hình ảnh tối tăm đó chỉ xuất hiện vì bạn đang nhìn cuộc sống qua một "cái khung" màu đen đã được định hình trong tâm trí. Những trục trặc nhỏ vẫn luôn xuất hiện mỗi ngày, nhưng khi đi qua "khung tâm lý", chúng đã biến thành một cơn ác mộng thật sự.

Nhà tâm lý học Daniel Kahneman trong lễ nhận giải Nobel kinh tế 2002. Giáo sư Daniel khẳng định rằng con người luôn nhận thức sự vật thông qua môi trường xung quanh nó, tạo ra hiệu ứng khung trong đời sống hằng ngày.

 

Những "bộ khung" trong đời sống

Hiện tượng đóng khung tâm lý lần đầu được ghi chép cụ thể qua thí nghiệm của Amos Tversky và Daniel Kahneman vào năm 1981.

Một nhóm đối tượng khảo sát buộc phải đưa ra quyết định cho tình huống giả định như sau: Thành phố mà bạn quản lý đã bị tấn công bởi một căn bệnh nguy hiểm, cả 600 cư dân đang đứng trước nguy cơ thiệt mạng.

 

Các nhà khoa học đã đưa ra hai phương pháp chữa trị, Phương án 1 và 2 đều có tỉ lệ cứu sống như nhau, nhưng khi thay đổi từ "cứu" thành "chết", ngay lập tức 78% người tham gia chuyển sang chọn phương án kia, chứng tỏ những từ ngữ khi được sử dụng đúng cách sẽ tạo nên một loại "khung" bao bọc quanh thông tin, giúp người đưa ra sự lựa chọn kiểm soát được cảm xúc và thay đổi quyết định của người tiếp thu.

 

Hiệu ứng khung trong quảng cáo

Trong quảng cáo, bao bì, marketing… nội dung, hình ảnh và từ ngữ luôn được sử dụng để tạo "khung tích cực".

Chẳng hạn như kem đánh răng Colgate được "9/10 bác sĩ nha khoa khuyên dùng", thay vì "1 trên 10 bác sĩ không khuyên dùng".

Ngoài từ ngữ, hình ảnh cũng được sử dụng thường xuyên để "đóng khung" sản phẩm, chẳng hạn như những cánh đồng cỏ xanh, những chú bò vui vẻ… của nhiều nhãn hiệu sữa cũng giúp chúng ta gia tăng niềm tin hơn về sản phẩm.

 

Nhưng hiệu ứng khung nhiều lúc cũng trở thành một "mối họa" với nhãn hiệu. Chẳng hạn như trong cuộc cạnh tranh không có hồi kết giữa Coca-Cola và Pepsi.

Dù qua hàng loạt thí nghiệm, người dùng vẫn đánh giá cả hai có hương vị tương tự nhau, thậm chí Pepsi còn tự hào tung ra một đoạn quảng cáo cho rằng người dùng thích Pepsi hơn khi không biết họ đang uống nhãn hiệu nào.

Nhưng trên thực tế, tư tưởng "Coca-cola ngon hơn Pepsi" đã đi sâu vào tiềm thức của người dùng, khiến họ luôn ưu tiên chọn Coca-cola, mặc cho bao nỗ lực thay đổi của Pepsi.

 

Thương hiệu

Trong kinh tế học hành vi, hiệu ứng đóng khung một lần nữa phát huy hiệu quả của mình. Chẳng hạn như để thuyết phục các nhà đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu theo ý muốn, các nhân viên môi giới sẽ thay đổi nội dung trao đổi để tạo một "bộ khung" hấp dẫn.

Thay vì nói rằng "Cổ phiếu của công ty X có 25% nguy cơ rớt giá", các nhân viên thông minh sẽ thay đổi thành "Cổ phiếu công ty X đang có tỷ lệ sinh lời đến 75%!", ngay lập tức cải thiện hình ảnh của cổ phiếu X trên thị trường.

 

Các thương hiệu còn cố tình sử dụng những người có sức ảnh hưởng để "vực dậy" thương hiệu của mình, chẳng hạn như Viettel đã ký hợp đồng quảng cáo với Sơn Tùng - MTP nhằm quảng cáo các gói hướng đến đối tượng học sinh – sinh viên. Hay Biti's "thay da đổi thịt" khi lần lượt xuất hiện trong những MV của các ca sĩ trẻ trung và nổi tiếng.

 

Với hàng loạt chiến dịch marketing đang ra sức làm "lu mờ" lý trí khách hàng như hiện nay. Một sản phẩm tốt nhưng không có khung vững chắc sẽ nhanh chóng bị "hoà tan" giữa vô vàn đối thủ tương tự, nhưng một sản phẩm bình thường với một cái khung xịn sẽ dễ dàng trở thành thương hiệu được yêu mến, đó chính là sự đáng sợ của "hiệu ứng đóng khung".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét