ĐỂ BỤNG ĐÓI CÓ THỂ KÉO DÀI TUỔI THỌ VÀ ĐẨY LÙI BỆNH TẬT
Trong thời buổi dịch bệnh triền miên như hiện này, nhiều người thường đặt câu hỏi ‘nên ăn gì’ để bồi bổ cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa và chống lại dịch bệnh. Nhưng bạn có biết, đôi khi, không ăn gì lại tốt cho sức khỏe. Vì sao như vậy?
Tiến sĩ Lobsang, người sáng lập Bệnh viện đa khoa cựu chiến binh Đài Bắc, giải thích rằng khi thức ăn dư thừa, con người sẽ làm những việc như phát triển cơ bắp và chất béo, hoặc sinh sản.
Còn khi không có gì để ăn? Nếu không có nguồn dinh dưỡng mới, cơ thể con người sẽ có cơ hội kích hoạt lại cơ chế tái chế và tái sử dụng tài nguyên “autophagy” (cơ chế điều hòa phụ thuộc vào lysosome phân hủy tự nhiên, được bảo tồn của tế bào để loại bỏ các thành phần không cần thiết hoặc rối loạn chức năng).
Một mặt, nó làm sạch các chất ô nhiễm trong các mô. Mặt khác, nó tái sử dụng các tế bào cũ, phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn, sau đó sử dụng các phân tử này để tạo ra các tế bào hoàn toàn mới.
Chính vì cơ chế tái chế tuyệt vời như vậy mà tổ tiên loài người không chỉ sống sót qua thời kỳ đói kém mà còn hoàn thành công trong việc thanh lọc, tái tạo và tự sửa chữa lành cơ thể khi thiếu vắng bàn tay của bác sĩ.
Tạp chí Y học New England đã giới thiệu những lợi ích của việc nhịn ăn. Đối với con người và các loài động vật khác, nhịn ăn không chỉ giảm các gốc tự do phá hủy và giảm cân. Nó còn có ý nghĩa tích cực đối với sức khỏe, bao gồm cải thiện khả năng điều tiết glucose và tăng khả năng chống lại stress, ức chế phản ứng viêm… tất cả đều góp phần tăng cường trí lực, thể chất và khả năng chống lại bệnh tật.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm cho chuột một ngày ăn, một ngày nhịn. Trong khi đó, những con chuột trong nhóm đối chứng có thể ăn tất cả những gì mà chúng thường ăn mỗi ngày. Kết quả là, những con chuột có chế độ ngày ăn ngày nhịn có tuổi thọ được kéo dài lên đến 80%.
Có quá nhiều nghiên cứu kiểu này, mặc dù dữ liệu đưa ra là khác nhau do đối tượng nghiên cứu khác nhau, nhưng chắc chắn rằng việc giảm lượng thức ăn có thể kéo dài tuổi thọ.
Bác sĩ Lobsang cũng nói rằng, cơ thể mỗi người đều có một “đội ngũ y tế” xuất sắc, và chúng ta chỉ cần đảm bảo khả năng hoạt động của “những bác sĩ này” được trơn tru. Giữ sức khỏe tốt, đừng làm những việc không cần thiết, không ăn thêm bữa phụ, và chú ý đến thời gian nhịn ăn chính là lúc những vị bác sĩ giỏi trong cơ thể bạn vào cuộc.
Đối với những gì bạn có thể làm ở nhà, “nhịn ăn 16 tiếng” được bác sĩ Lobsang khuyến khích nhất. Không ăn bất kỳ thức ăn rắn hoặc lỏng nào trong 16 giờ liên tục, nhưng có thể uống nước. Bạn có thể chọn làm một ngày mỗi tuần và làm vào ngày hôm sau, thậm chí nếu bạn muốn làm hàng ngày cũng không có vấn đề gì.
Mặc dù nguy cơ của việc nhịn ăn trong vòng 16 giờ là cực kỳ thấp, nhưng Tiến sĩ Lobsang vẫn phải nhắc nhở: những người ốm yếu suy dinh dưỡng lâu dài, dưới 18 tuổi, những người đang hồi phục sau phẫu thuật, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú và những bệnh nhân tiểu đường đang uống thuốc, hoặc những người cần uống thuốc ngày ba bữa do các bệnh khác, không nên áp dụng phương pháp nhịn ăn.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lobsang cũng nói rằng một số bệnh nhân sẽ hỏi: “Tôi nên làm gì nếu tôi đói trong khi nhịn ăn? Tôi có thể uống trà trân châu không đường không?” Ông nhấn mạnh, tất nhiên là không, chỉ có nước. Mọi người sẽ đói, đó là điều bình thường. Nếu bạn cảm thấy no khi nhịn ăn thì đó là điều không bình thường.
Một phần lớn lý do tại sao mọi người không khỏe mạnh là họ vẫn ăn ba bữa mà không thấy đói, trong khi khoảng thời gian xen giữa các bữa chính lại còn bổ sung thêm bữa phụ.
Họ ăn ngon mỗi ngày và cơ thể họ phải đối mặt với công việc tiêu hóa và trao đổi chất nặng nề. Không có gì lạ khi bạn càng ăn nhiều càng thấy mệt, vì vậy thỉnh thoảng cảm thấy đói không phải là một điều tồi tệ.
theo NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét